Chia Sẻ 13+ Mẹo Chữa Rát Lưỡi Hiệu Quả Tại Nhà Bạn Nên Biết
Đau rát lưỡi hay những tổn thương ở lưỡi sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, ăn uống không ngon miệng, khó nói chuyện. Từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng khó chịu do rát lưỡi gây ra? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo các mẹo chữa rát lưỡi hiệu quả tại nhà dưới đây.
Rát lưỡi là gì? Nguyên nhân do đâu?
Đau rát lưỡi là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải, thông thường nó sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. Mặc dù rát lưỡi không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Các nguyên nhân gây rát lưỡi chủ yếu như sau:
- Va chạm, cắn vào lưỡi hoặc chấn thương: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, các cử động ăn nhai, cười nói sẽ dẫn đến sự va chạm trong khoang miệng hay cắn vào lưỡi. Ngoài ra, khi bạn ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh hay các tai nạn ngoài ý muốn như vấp ngã, tai nạn giao thông,…cũng có thể gây tổn thương dẫn đến đau rát lưỡi. Tất cả các nguyên nhân trên sẽ gây ra các cơn đau rát vùng niêm mạc, tuy nhiên tình trạng này không gây nguy hiểm và có thể tự hết trong khoảng 1 tuần.
- Nấm miệng: Thông thường hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giúp chúng ta kiểm soát và phòng ngừa sự viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Vì vậy nấm miệng thường xuất hiện ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 1 và 2 hay HIV/AIDS. Khi đó, nấm Candida – một loại nấm sống ở khoang miệng, vùng hầu họng và hệ tiêu hóa của con người sẽ phát triển và lây lan nhanh gây nên tình trạng nấm miệng khiến người bệnh thấy đau rát lưỡi và có thể hôi miệng.
- Loét miệng: Lở loét vùng miệng hay còn gọi là bị nhiệt miệng thường xuất hiện ở các vị trí như trên hoặc dưới lưỡi; môi hoặc má bên trong niêm mạng miệng. Điều này dẫn đến tình trạng đau rát lưỡi cũng như khoang miệng vô cùng khó chịu. Khi đó sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ có hình tròn với đáy trắng và viền đỏ gây đau, xót khi ăn uống. Các dấu hiệu của việc loát việc thường xuất hiện ở người hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích hoặc ăn thực phẩm cay nóng trong thời gian dài.
- U lưỡi: Đây là một nguyên nhân gây đau rát lưỡi mang tính chất nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. Khối u có thể là một nốt cứng hoặc cũng có thể là một số mảng trắng, đỏ trên lưỡi và đều không thể tự hết sau một thời gian dài. Khi đó người bệnh không chỉ cảm thấy rát lưỡi mà còn thấy đau khi nuốt, tê cứng lưỡi thậm chí là chảy máu lưỡi mà không rõ nguyên nhân. Khối u có thể lành hoặc ác tính, vì vậy khi gặp tình trạng này bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau rát lưỡi thông thường thì không cần quá lo lắng, nó có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên nếu tình trạng trên dai dẳng kèm theo các dấu hiệu khác như khối u hoặc chảy máu lưỡi thì bạn bắt buộc phải đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Top 13 mẹo chữa rát lưỡi hiệu quả tại nhà
Trong dân gian truyền lại rất nhiều phương pháp chữa rát lưỡi hiệu quả ngay tại nhà, vừa đơn giản lại hiệu quả và chúng vẫn được áp dụng đến ngày nay. Dưới đây là 13 mẹo chữa rát lưỡi bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Rửa hoặc chườm lưỡi bằng nước đá lạnh
Trong quá trình ăn uống, cười nói, chơi thể thao hay gặp va chạm dẫn đến tổn thương lưỡi điều đầu tiên bạn cần làm đó là rửa sạch lưỡi bằng nước lọc. Việc làm này sẽ giúp lưỡi không bị nhiễm trùng từ đồ ăn thức uống, chất bẩn của đồ vật va chạm, dịch nhầy và máu. Tiếp theo đó, bạn có thể sử dụng 1 – 2 viên đá lạnh để lăn nhẹ trên lưỡi hoặc ngậm trực tiếp sẽ giúp lưỡi bớt sưng và đau rát. Trong trường hợp tổn thương vào lưỡi quá sâu và chườm lạnh không giảm bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.
Dùng nước muối ấm súc miệng chữa rát lưỡi rất tốt
Mẹo này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao, ngoài việc khử trùng cho lưỡi còn giúp làm dịu cổ họng đáng kể. Bởi nước muối có khả năng làm sạch và kháng khuẩn tốt, từ đó giúp ức chế sự sinh sôi cũng như phát triển của các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng hay hầu họng. Cách thực hiện:
- Pha 6g muối cùng 100ml nước ấm và thực hiện súc miệng nhiều lần.
- Khi súc miệng cần ngửa đầu ra phía sau vừa sạch lưỡi lại giúp làm dịu cổ họng hiệu quả.
- Lưu ý không được uống nước muối khi thực hiện quá trình này.
Mẹo chữa rát lưỡi bằng cách uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng là một trong các cách giúp giảm tình trạng đau rát lưỡi, đồng thời còn giảm khô miệng, rửa trôi đi vi khuẩn trong khoang miệng một cách an toàn và hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2,5 lít nước. Ngoài nước lọc bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước có lợi cho sức khỏe giúp quá trình chữa đau rát lưỡi được nhanh hơn như:
- Nước tinh khiết có tác dụng giữ ẩm cho khoang miệng.
- Sinh tố hoa quả hay nước ép trái cây không chỉ giúp bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp vết thương hở trên khoang miệng nhanh lành.
- Nên uống các loại đồ uống mát, không dùng nước nóng như cà phê hay trà sẽ khiến tình trạng lưỡi trở nên nghiêm trọng hơn.
Ăn thực phẩm mềm giúp giảm rát lưỡi
Khi bị đau rát lưỡi việc ăn uống của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy hãy sử dụng thức ăn được chế biến mềm, lỏng sẽ làm giảm áp lực cho khoang miệng cũng như giảm đau rát lưỡi một cách hiệu quả. Cháo đặc, canh, súp, nước mát, sinh tố, sữa chua, hay các loại trái cây mềm như chuối sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân giúp làm dịu tình trạng rát lưỡi rất tốt.
Không sử dụng bất cứ thứ gì gây ra cơn đau rát lưỡi
Đây là phương pháp bạn nên áp dụng mỗi ngày. Việc hạn chế đồ ăn cứng, đồ ăn quá lạnh cũng như các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, gia vị, axit, quế, bạc hà,… sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị đau rát lưỡi. Ngoài ra, nói không với cà phê, rượu, bia, thuốc lá cũng sẽ giúp vết thương nhanh lành và tình trạng đau rát lưỡi được cải thiện tốt hơn.
Mẹo chữa rát lưỡi bằng mật ong nguyên chất
Như bạn đã biết, mật ong có tính kháng khuẩn chống viêm rất tốt, ngoài ra nó còn giúp làm dịu cơn đau rất hiệu quả. Vì vậy nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau rát lưỡi hãy ngậm một thìa mật ong nguyên chất khoảng 10-15 phút. Việc làm này sẽ giúp cơn đau giảm xuống đáng kể.
Lưu ý: Không sử dụng mẹo này đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi vì rất dễ gây ra ngộ độc. Trong thành phần của mật ong có chứa bào tử vi khuẩn mà cơ thể của trẻ sơ sinh còn non nớt chưa có đủ sức đề kháng và khả năng tự đào thải độc tố nên sẽ rất nguy hiểm khi trẻ sử dụng.
Bài đọc thêm: Top 21 Mẹo Chữa Buồn Tiểu Nhiều Lần Đơn Giản Hiệu Quả Nhất
Nha đam giúp trị rát lưỡi
Nha đam hay còn gọi là lô hội, đây cũng là một trong những thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất cao. Ngoài ra, gel nha đam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mang lại cảm giác thanh mát từ đó giúp làm dịu cảm giác rát lưỡi hiệu quả. Cách thực hiện:
- Tách phần gel trắng bên trong nha đam rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Vớt ra rửa lại bằng nước sạch rồi bôi vào vùng lưỡi bị tổn thương.
- Để nguyên như vậy khoảng 20 phút rồi súc miệng lại bằng nước mát.
- Bạn cũng có thể ủ lạnh phần gel nha đam trước khi thoa.
- Lặp đi lặp lại phương pháp này nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau rát lưỡi của bạn.
Uống sữa giảm rát lưỡi
Sữa hay các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa trái cây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị rát lưỡi. Bởi chúng không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe mà còn có tác dụng kháng viêm, giúp bao phủ và làm mát lưỡi. Vì vậy hãy bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tình trạng rát lưỡi của bạn cải thiện rõ rệt.
Mẹo trị rát lưỡi bằng tỏi
Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt chúng ta, nó giống như một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả. Nếu bạn bị đau, rát lưỡi hãy nhai liên tục 2-3 tép tỏi tươi hoặc ép lấy nước tỏi nguyên chất và thoa lên vùng lưỡi bị tổn thương. Cách làm này sẽ mang lại cho bạn hiệu quả bất ngờ.
Baking soda giúp giảm rát lưỡi
Baking soda (NaHCO3) là chất bột có tính kiềm, giúp trung hòa và cân bằng độ pH trong khoang miệng. Đồng thời chúng cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cơn đau rát rất hiệu quả. Vì vậy đây cũng là một trong những mẹo hay được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần hòa bột baking soda vào nước lọc và thực hiện súc miệng đều đặn hàng ngày. Hoặc pha thêm với một chút nước để tạo thành dung dịch đặc bôi trực tiếp lên vùng lưỡi bị tổn thương.
Mẹo chữa rát lưỡi bằng rau húng quế
Rau húng quế là một loại rau gia vị quen thuộc và rất phổ biến đối với dân gian ta. Trong thành phần của loại rau này có hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng hiệu quả. Bạn chỉ cần nhai trực tiếp 3-4 lá rau húng quế, mỗi ngày khoảng 3 lần giảm cảm giác đau rát lưỡi sẽ thuyên giảm đáng kể.
Tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu tràm trị rát lưỡi
Hai loại tinh dầu trên thường được sử dụng để sát khuẩn và làm dịu vết thương. Khi bị rát lưỡi bạn chỉ cần pha 3 – 4 giọt tinh dầu trong nước 100ml nước ấm. Dùng nước này để súc miệng và thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Cách làm này còn giúp bạn tránh được tình trạng hôi miệng, giữ cho khoang miệng luôn thơm mát. Thời điểm súc miệng bằng tinh dầu tốt nhất là sau mỗi bữa ăn, buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng và ngừng cạo lưỡi
Ngày đăng răng 2 lần bằng kem đánh răng thảo mộc cũng sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu do đau rát lưỡi gây ra. Bên cạnh đó hãy dừng việc chải lưỡi cho đến khi lưỡi lành lại để tránh lưỡi bị kích ứng hay khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý khi thực hiện các mẹo chữa rát lưỡi?
Như đã liệt kê ở trên, rát lưỡi có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng hầu hết tình trạng này không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng cũng là biểu hiện của bệnh lý nào đó nên chúng ta không được chủ quen. Ngoài việc áp dụng các mẹo chữa rát lưỡi ngay tại nhà bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Đánh răng đúng cách với lực vừa phải, ít nhất mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 phút để khoang miệng luôn được sạch sẽ, tránh vi khuẩn tấn công.
- Lấy cao răng tại các cơ sở y tế uy tín 6 tháng một lần.
- Không đẩy lưỡi, nghiến răng hoặc ăn uống quá nhanh.
- Không ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá lạnh hoặc có chứa nhiều đường.
- Không sử dụng cồn cũng như chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá, thuốc lào,…
- Không ăn thực phẩm có gai nhỏ như dứa hoặc mía.
- Nên chọn kem đánh răng bằng thảo mộc hoặc ít thành phần bạc hà tránh gây cảm giác rát lưỡi.
- Tránh tình trạng căng thẳng, stress để hệ thống miễn dịch được tốt nhất.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học bằng việc bổ sung vào thực đơn những dưỡng chất cần thiết như vitamin, sắt, kẽm,… Chúng vừa giúp chống nhiễm trùng, vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.
- Nếu tình trạng rát lưỡi kéo dài mặc dù đã thực hiện các mẹo trên bạn nên đến cơ sở ý tế chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị.
Trên đây là những thông tin về bệnh rát lưỡi cũng như các mẹo chữa rát lưỡi hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng qua bài viết bạn đã lựa chọn được cho mình và người thân những phương pháp phù hợp để có được kết quả tốt nhất.
Tìm hiểu ngay:
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!