Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Tiết mồ hôi là phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ tăng cao nhằm làm mát, loại bỏ các độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thân nhiệt không sốt nhưng toát mồ hôi khiến nhiều người tỏ ra lo lắng. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy cùng Lương Y Đỗ Minh Tuấn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Không sốt nhưng toát mồ hôi do đâu?

Ra mồ hôi là hoạt động bình thường của cơ thể, luôn diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi nhiều nhưng không sốt, thời tiết không nắng nóng, không do hoạt động thể chất… có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bất thường về sức khỏe.

Trong đó, các tình trạng dưới đây có thể gây ra hiện tượng không sốt nhưng toát mồ hôi:

Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật có thể gây tăng tiết mồ hôi bất thường, có liên quan đến yếu tố di truyền. Khu vực thường đổ mồ hôi nhiều nhất là lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, mặt, đầu… Mồ hôi sẽ càng tiết nhiều khi bệnh nhân căng thẳng.

Click Ngay: Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Không sốt nhưng toát mồ hôi do đâu
Hội chứng tăng tiết mồ hôi phổ biến ở nhiều người

Cường giáp

Không sốt nhưng toát mồ hôi cũng được xem là triệu chứng cảnh báo cường giáp là bởi khi hormone tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ kích thích mạnh mẽ tuyến mồ hôi. Việc bạn bị ra mồ hôi kèm với các triệu chứng mất ngủ, lo lắng, nhịp tim nhanh, sút cân, lồi mắt… thì nên chủ động thăm khám để được hỗ trợ, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Hạ đường huyết

Khi lượng đường trong máu hạ thấp sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm tăng tiết adrenaline – loại hormone tham gia vào quá trình điều chỉnh chức năng nội tạng. Từ đó khiến cho tuyến mồ hôi tăng tiết, nhịp tim trở nên nhanh hơn…

Ngoài ra, người bị hạ đường huyết còn có hiện tượng chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Vì vậy, nếu thường xuyên bị hạ đường huyết mỗi người nên mang theo kẹo, bánh, đồ ăn vặt… để khi cơ thể có dấu hiệu bất thường kịp sử dụng ngay, khắc phục những triệu chứng khó chịu.

Rối loạn nội tiết

Tình trạng rối loạn nội tiết có thể gặp ở cả nam và nữ. Việc hormone estrogen và testosterone thiếu hụt có thể khiến quá trình truyền tín hiệu đến não bị sai lệch, làm cho não “hiểu lầm” cơ thể đang nóng lên và lập tức “chỉ đạo” tiết mồ hôi để giải nhiệt.

Không sốt nhưng toát mồ hôi do dối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết cũng có thể khiến tuyến mồ hôi tăng hoạt động

Bệnh lý đái tháo đường

Đồ nhiều mồ hôi khi cơ thể không nóng, sốt là biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân xuất phát từ những rối loạn chuyển hóa đường huyết gây tác động xấu lên hệ thần kinh, kích thích vào hệ thần kinh giao cảm khiến cơ quan này hoạt động sai cách làm phát sinh rối loạn trong hoạt động bài tiết mồ hôi.

Tham Khảo: Mồ Hôi Ra Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế Mồ Hôi

Điều trị không sốt nhưng toát mồ hôi như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi không do thân nhiệt tăng mà phương pháp điều trị phù hợp sẽ được áp dụng. Do đó, để xử lý hiệu quả tình trạng không sốt nhưng toát mồ hôi cần xác định rõ căn nguyên. 

Nếu mồ hôi ra bất thường do bệnh lý cần điều trị dứt điểm bệnh lý. Nếu tăng tiết mồ hôi nguyên phát do tình trạng rối loạn thần kinh thực vật có thể xử lý bằng các giải pháp sau:

Điều trị nội khoa

Trong điều trị nội khoa, bác sĩ thường cân nhắc và cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc bôi ngoài kết hợp thuốc kháng cholinergic đường uống:

  • Thuốc bôi: Là liệu pháp đơn giản nhất giúp xử lý tình trạng đổ nhiều mô hôi. Với thành phần là muối nhôm clorua, thuốc có tác dụng hỗ trợ se khít lỗ chân lông giúp hạn chế việc mồ hôi thoát ra ngoài. Song, đa phần các loại thuốc bôi chỉ có tác dụng tạm thời, phù hợp cho vùng da nhỏ như lòng bàn tay, bàn chân, nách… nên đòi hỏi người bệnh sử dụng mỗi ngày mới có hiệu quả.
  • Thuốc kháng cholinergic: Một số thuốc uống như Glycopyrrolate, Oxybutynin, Propantheline… có tác dụng giảm tiết mồ hôi nhờ khả năng ức chế cơ quan thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, nhóm cholinergic tiềm ẩn một số nguy cơ táo bón, bí tiểu, khô miệng, mờ mắt, rối loạn nhịp tim… Do vậy bệnh nhân nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và uống tại nhà.
Điều trị không sốt nhưng toát mồ hôi như thế nào
Việc sử dụng thuốc nội khoa cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Điện di ion trị không sốt nhưng toát mồ hôi

Điện di ion được sử dụng trong điều trị chứng ra mồ hôi tay, mồ hôi chân. Phương pháp này được thực hiện bằng cách ngâm bàn tay/bàn chân vào dung dịch điện ly có dòng điện với cường độ khoảng 10mA chạy qua trong 20-30 phút. Điều này được thực hiện ít nhất 3 lần/tuần ở tháng đầu tiên, trong các tháng tiếp theo giảm xuống 2-4 lần/tháng.

Thực tiễn, điện di ion trong điều trị ra mồ hôi tương đối an toàn, cho hiệu quả sau 6 tháng điều trị. Tuy nhiên sau đó tình trạng ra mồ hôi vẫn có thể tái phát. Cũng cần chú ý, không sử dụng điện di ion cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân đặt máy tạo nhịp tim, người bệnh động kinh…

Tiêm botox

Bên cạnh việc điều trị nội khoa bằng thuốc và sử dụng điện di ion, tình trạng ra mồ hôi ở tay, chân, nách có thể xử lý bằng cách tiêm botox. Thông qua việc tiêm nhiều mũi botulinum dưới da, quá trình giải phóng chất dẫn truyền thần kinh kích thích tuyến mồ hôi bài tiết bị ức chế. 

Tuy nhiên, tiêm botox cũng tồn tại một số hạn chế như dị ứng, đau đầu, buồn nôn, sụp mí, suy giảm thị lực, tim đập nhanh… Do vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn thủ thuật này.

Tiêm botox không sốt nhưng toát mồ hôi
Tiêm botox cũng luôn tiềm ẩn biến chứng, đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ

Can thiệp phẫu thuật

Khi tất cả các biện pháp trên đều không hiệu quả, cắt đốt hạch giao cảm để can thiệp xử lý tình trạng tăng tiết mồ hôi. Lúc này mồ hôi tay, chân, nách không thể tiết ra nữa nhưng biến chứng “đổ mồ hôi bù trừ” tại những vị trí khác trên cơ thể sẽ xảy ra.

Nhìn chung can thiệp phẫu thuật có thể điều trị hiệu quả tình trạng nách, tay, chân đổ nhiều mồ hôi nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng: Dị ứng thuốc mê, hội chứng Horner gây sụp mí mắt, nhiễm trùng sau mổ… 

Bị ra mồ hôi không sốt, không tăng thân nhiệt nên làm gì?

Khi không sốt nhưng toát mồ hôi bất thường, người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Uống nước ấm hoặc uống một cốc nước gừng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế đồ ngọt, thức ăn dầu mỡ…
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và đúng giờ (ưu tiên mỗi đêm ngủ 7-8 tiếng, nên ngủ trước 11h đêm) để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh tràn đầy năng lượng.
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, lựa chọn các bài tập/bộ môn phù hợp thể trạng để năng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Không sốt nhưng toát mồ hôi bất thường
Mỗi người nên chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng tránh bệnh

Trong trường hợp nhận thấy mồ hôi ra nhiều bất thường mà cơ thể không nóng sốt, không do thời tiết oi bức, vận động thể chất… cần chủ động đến bệnh viện để kiểm tra. Tuyệt đối không nên chủ quan xem nhẹ dấu hiệu này mà gây hại cho sức khỏe.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp chi tiết về tình trạng không sốt nhưng toát mồ hôi cùng một số câu hỏi liên quan như người ra mồ hôi nhiều có tốt không,… Hy vọng với nội dung trên, bạn đọc đã có được thông tin hữu ích để lý giải các vấn đề sức khoẻ còn đang băn khoăn.

Xem Ngay: Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Rốn Bị Ngứa Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Rốn Bị Ngứa Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Rốn Bị Ngứa Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua