Thỉnh Thoảng Bị Đau Nhói Ở Tim: Chuyên Gia Cảnh Báo Nguy Hiểm!

Thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim là biểu hiện khiến cho rất nhiều bà con lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là hệ tim mạch. Rất nhiều người đặt câu hỏi về cho blog của tôi để hỏi về việc thi thoảng bị đau nhói ở tim cảnh báo bệnh lý gì, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây, tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn cho bà con về biểu hiện này. 

Thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim là bệnh gì?

Hiện tượng đau nhói ở tim có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang gặp phải các vấn đề ở vùng tim như các tổn thương nhất định. Đau là một cảm nhận tự nhiên của cơ thể khi các dây thần kinh cảm giác bị tác động, kích thích, đặc biệt là phần dây thần kinh ở khu vực tim.

Thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim khiến người bệnh vô cùng lo lắng
Thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim khiến người bệnh vô cùng lo lắng

Mặc dù vậy, có những bà con phản ánh rằng họ bị đau không thường xuyên mà chỉ thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim mà thôi. Tình trạng đau không diễn ra liên tục cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như:

  • Viêm dây thần kinh ở liên sườn, viêm sụn sườn.
  • Bệnh rối loạn thần kinh ở tim.
  • Những bệnh lý nguy hiểm như hẹp van tim, thiếu máu – nhồi máu cơ tim, viêm màng tim,…
  • Bệnh lý vùng phổi có tác động tại vị trí lồng ngực.
  • Viêm dạ dày – thực quản.

Bà con khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể như thi thoảng bị nhói tim thì không nên chủ quan. Bởi đây rất có thể là những dấu hiệu khởi đầu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hại cho sức khỏe về sau. Vì thế, hãy đến những địa chỉ, trung tâm uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị sớm.

Những dấu hiệu đi kèm đau nhói tim cần cảnh giác

Trong trường hợp thi thoảng bị đau nhói ở tim thì bà con không cần quá lo lắng, hãy nghỉ ngơi điều độ và theo dõi thêm tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống đau nhói tim có kèm thêm những biểu hiện riêng biệt khác nữa thì người bệnh không nên chủ quan, đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đã ở mức nghiêm trọng.

Một số dấu hiệu đi kèm mà bà con cần chú ý như sau:

Đau tức ngực

Đau nhức ở ngực không phải là chỉ biểu hiện riêng cho các bệnh về tim mạch mà còn rất nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên nếu người bệnh bị chứng tim mạch có biểu hiện về đau vùng ngực thì bà con sẽ cảm thấy những cơn đau như:

  • Tim bị đau nhói, có cảm giác như bị đè ép ở lồng ngực và bị bóp nghẹt. Nếu sau khoảng 30 phút mà bạn không thấy đỡ thì phải đi bệnh viện kiểm tra ngay bởi đây là dấu hiệu ban đầu của nhồi máu cơ tim.
  • Tình trạng đau do thiếu máu cơ tim thường có biểu hiện lan rộng xuống phần tay trái. Có thể lan sang vùng vai hoặc tay phải nhưng ít hơn, ngoài ra người bệnh còn có thể cảm nhận đau ở lưng, cổ, thượng vị.
  • Đau do bóc tách động mạch chủ rất đặc trưng, chúng thường đau liên tục không ngừng, cơn đau tăng nặng như bị xé rách, đôi khi có thể đau vùng xương ức.
Cảm giác đau tức ngực có thể do bóc tách động mạch vành
Cảm giác đau tức ngực có thể do bóc tách động mạch vành

Trong trường hợp đau ngực dưới đây, bà con không cần quá lo lắng:

  • Đau nhức sau khi ăn uống, đây có thể là do bệnh dạ dày gây ra.
  • Đau nhói đột ngột và cắt nhanh chóng, đây có thể là biểu hiện của viêm màng tim hay viêm phổi.
  • Đau nhanh chỉ dưới 30 giây
  • Đau nhức ở đối tượng người trẻ dưới 30 tuổi, nguy cơ bị tim là không cao.
  • Những vị trí bị đau thay đổi khác nhau, với diện tích vùng bị tác động nhỏ chỉ như 1 điểm.

Khó thở

Bên cạnh biểu hiện đau ngực thì khó thở cũng là một triệu chứng mà bà con cần chú ý. Tình trạng khó thở có thể do tim đang bị ngoại tâm thu, rung nhĩ, do rối loạn nhịp tim, lo lắng quá độ hoặc thậm chí là cường giáp. Những triệu chứng cụ thể mà bà con dễ nhận biết để thăm khám sớm như:

  • Người bệnh bị cảm giác khó thở, khi ngủ cần kê cao gối hơn thông thường để giảm áp lực máu bơm lên tim.
  • Khó thở tăng nặng về đêm, cảm thấy thiếu không khí và tỉnh dậy giữa đêm để thở.
  • Khó thở kèm theo hiện tượng phù chân có thể do suy tim hình thành.
  • Hồi hộp, tim đập nhanh và đánh trống ngực liên tục.

Ngất

Ngất có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là tình trạng huyết áp thay đổi, bệnh tim mạch hay thần kinh. Do đó, việc quan sát chi tiết biểu hiện của người bệnh khi ngất như thế nào sẽ rất có giá trị đối với bác sĩ trong quá trình chẩn đoán nguyên nhân bệnh.

Nếu hiện tượng ngất có kèm thêm đau ngực, khó thở thì khả năng rất cao bệnh là do yếu tố tim mạch gây nên (loạn nhịp). Ngất do yếu tố thần kinh sẽ kèm theo tình trạng đau ở đầu, mất lực tay chân, nói chuyện không kiểm soát,…

Chẩn đoán và điều trị hiện tượng thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim

Tình trạng đau nhói ở vùng tim nếu diễn ra không thường xuyên thì bà con không cần quá lo lắng. Tuy nhiên việc thỉnh thoảng dấu hiệu này thường quay lại với tần suất đều đặn thì người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe của mình.

Thông thường khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khỏe của người bệnh, tiền sử bệnh lý của cá nhân cũng như gia đình để chẩn đoán các khả năng.

Thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim bạn cần thăm khám sớm
Thỉnh thoảng bị đau nhói ở tim bạn cần thăm khám sớm

Sau đó, dựa theo chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để có được kết quả một cách chính xác nhất. Tùy theo tình trạng ban đầu, một số xét nghiệm sẽ được áp dụng như siêu âm tim, xét nghiệm biểu đồ máu, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp (CT Scanner), chụp X – quang,…

Khi đã chẩn đoán được chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra hướng điều trị bệnh hiệu quả. Bà con không nên chủ quan mà cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để đảm bảo kết quả điều trị được tốt nhất.

Hầu hết với các trường hợp bệnh tim mạch gây đau nhói tại tim, bác sĩ sẽ chỉ định cho bà con dùng một số loại thuốc Tây y giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng bệnh và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên những loại thuốc này khá đặc biệt, vì thế bà con không được tự ý sử dụng hay thay đổi liều mà cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng từ phía bác sĩ.

  • Thuốc giãn động mạch vành.
  • Thuốc làm tan huyết khối, chống cục máu đông.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kịp thời xử lý trước khi đến bệnh viện kiểm tra, tôi có một vài lời khuyên cho bà con để phản ứng nhanh khi bị đau nhói ở tim tại nhà:

  • Tạm dừng những hoạt động đang làm, ngồi xuống nghỉ ngơi nhanh chóng, có thể nới lỏng quần áo để dễ thở hơn.
  • Nếu có những loại thuốc giãn mạch mà bác sĩ kê từ trước, hãy lấy để uống ngay. Hầu hết thường là Nitroglycerin dạng ngậm dưới lưỡi hoặc phun sương, tác dụng nhanh chóng.
  • Quan sát các hiện tượng bên trong và bên ngoài cơ thể, nếu bệnh không thấy giảm dần sau khoảng 5 phút thì bạn nên đến bệnh viện để cấp cứu.
  • Nếu tình trạng đau nhói tim là do bệnh nhồi máu cơ tim, viêm ngoài màng tim, bóc tách động mạch chủ,… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và có thể gây nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và kịp thời.

Những chú ý khi đi khám bệnh tim mạch

Thông thường, người bệnh đi khám tim mạch trong trạng thái đau nhức vùng tim ngực, thậm chí là ngất đi nên việc thăm khám bình thường là khó thực hiện. Bởi vậy, người nhà bệnh nhân cần chú ý quan sát các biểu hiện nhỏ của người bệnh để có thể kịp thời cung cấp cho bác sĩ khi cần thiết.

Một số nội dung có thể cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn như sau:

  • Những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải: Cần mô tả đầy đủ, chi tiết các dấu hiệu càng tốt. Những triệu chứng mà bệnh nhân đang bị gần đây, những yếu tố gây khởi phát tình trạng đau nhói ở tim. Một số thực phẩm đã bổ sung vào trong người hay công việc đang làm hiện tại,…
  • Tiền sử bệnh lý: Nếu người bệnh đã từng có dấu hiệu đau ngực trước đó, nguy cơ bị bệnh là rất cao. Nếu biết nguyên nhân cụ thể do tiền sử bệnh lý hay có di truyền từ người thân trong gia đình, bà con nên cung cấp cho bác sĩ để chẩn đoán được nhanh chóng hơn.
  • Những loại thuốc đang sử dụng: Bạn nên học thói quen ghi chép lại hết những loại thuốc mà bản thân mình hay người nhà đang sử dụng. Cố gắng luôn đem theo bên mình phòng khi cần thiết vì rất có thể tình trạng đau nhói tim là do tác dụng phụ hoặc sốc thuốc.
Hãy nhớ liệt kê đầy đủ cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng gần đây
Hãy nhớ liệt kê đầy đủ cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng gần đây

Trên đây là những thông tin về tình trạng thị thoảng bị đau nhói ở tim cần biết dành cho bà con. Bạn cần chú ý rằng, sức khỏe của mình có ổn định và tiến triển theo chiều hướng tốt hay không thì ngoài việc điều trị ra cũng cần kết hợp thêm chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Kiểm soát tốt những thực phẩm đưa vào cơ thể để ngăn ngừa dư Cholesterol và tăng cường vận động để duy trì một sức khỏe tốt.

Trong trường hợp bà con có thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn, có thể để lại câu hỏi cho tôi qua facebook Đỗ Minh Tuấn, gọi đến số di động cầm tay 0984 650 816 hoặc đến trực tiếp nhà thuốc nơi tôi đang công tác tại số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Chúc bà con luôn khỏe!

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Phương Pháp chữa khác

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay

TOP 6 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Cực Đơn Giản, Hiệu Quả

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện những đốm trắng đậm, bám trên mặt lưỡi của bé

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh: Sớm phát hiệu triệu chứng, truy tìm nguyên nhân và xử lí an toàn

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh: Sớm phát hiệu triệu chứng, truy tìm nguyên nhân...

Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng

Lưỡi trắng có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị HIỆU QUẢ

Lưỡi trắng có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị HIỆU QUẢ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Nước cam là một loại thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người

Uống nước cam buổi tối có tốt không? Đâu là thời điểm uống tốt nhất?

Uống nước cam buổi tối có tốt không? Đâu là thời điểm uống tốt nhất?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua