Bầu Sổ Mũi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn
Sổ mũi là tình trạng thường gặp khi mang thai, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Vậy bà bầu sổ mũi phải làm sao, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Mẹ bầu bị sổ mũi do đâu?
Khi mang thai cơ thể của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bình thường, do vậy rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Dưới đây là một số nguyên nhân gây sổ mũi ở mẹ bầu bạn cần nắm rõ để phòng tránh:
- Cảm cúm: Mẹ bầu dễ bị nhiễm virus cảm cúm khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Ngoài sổ mũi, mẹ bầu còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hắt hơi, cơ thể đau nhức,…
- Cảm lạnh: Khi thời tiết chuyển mùa phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khí lạnh. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi,… Tình trạng này sẽ diễn ra trong vài ngày gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu.
- Viêm mũi thai kỳ: Bệnh viêm mũi thai kỳ bao gồm các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi,… Triệu chứng này thường kéo dài trên 6 tuần khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Viêm xoang: Thai phụ có tiền sử bị viêm xoang sẽ dễ bị tái phát nhiều lần trong thời kỳ mang thai. Bởi khi mang bầu, hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm, dễ phát sinh các dấu hiệu của bệnh.
- Dị ứng: Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi, trong đó có dị ứng với một số món ăn hoặc một số chất mà trước đây chưa từng bị. Dị ứng có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như sổ mũi, ngứa mũi, ngứa cổ họng, hắt hơi,…
Mẹ bầu sổ mũi ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Sổ mũi khiến việc thở bằng mũi gặp nhiều khó khăn, vì vậy mẹ bầu sẽ phải thở bằng đường miệng nhiều hơn. Điều này khiến khả năng cung cấp oxy cho cơ thể bị kém đi. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu oxy kéo dài và gây ra các biến chứng như:
- Tăng huyết áp thai kỳ.
- Nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn so với người bình thường.
- Hô hấp của mẹ bầu yếu, không cung cấp đủ oxy cho bé dẫn tới thai nhi chậm phát triển.
- Sổ mũi khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng giấc ngủ, dẫn tới suy nhược cơ thể.
Sổ mũi khi mang thai nếu trong thời gian ngắn sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của mẹ suy giảm. Từ đó gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ bầu bị sổ mũi do sốt, cảm cúm thì sẽ làm tăng nguy cơ dị tật cho bé.
Bà bầu sổ mũi phải làm sao? 15 cách chữa hiệu quả tại nhà
Khi bị sổ mũi, thai phụ nên hạn chế việc dùng các loại thuốc tân dược để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đối với những trường hợp bệnh nặng, triệu chứng kéo dài dai dẳng gây khó chịu, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Còn nếu bệnh chỉ ở giai đoạn nhẹ, thai phụ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị tại nhà, vừa an toàn, vừa dễ thực hiện mà hiệu quả mang lại rất cao. Cụ thể như sau:
Xông hơi trị sổ mũi cho mẹ bầu
Phương pháp này vừa đơn giản, vừa hiệu quả nên được rất nhiều phụ nữ mang thai áp dụng. Bạn chỉ cần cho tinh dầu xả vào bát nước nóng để xông mũi trực tiếp. Hơi nước nóng và tinh dầu sẽ nhanh chóng làm giảm triệu chứng sổ mũi. Còn với những trường hợp cảm cúm, mẹ bầu có thể xông hơi bằng cách kết hợp các loại thảo dược như lá sả, hương nhu, lá bưởi, gừng … để làm giảm tình trạng cảm cúm, sổ mũi.
Cải thiện sổ mũi cho mẹ bầu bằng rửa mũi
Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0,9% cũng là một phương pháp đơn giản được đa số người bệnh áp dụng. Dung dịch nước muối có khả năng kháng viêm sát trùng rất tốt, đặc biệt hữu dụng đối với các bệnh xảy ra tại đường hô hấp. Vì vậy dùng nước muối để vệ sinh đường mũi, hốc xoang mũi sẽ mang lại hiệu quả cao đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm đường hô hấp. Mẹ bầu có thể mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà, sau đó rửa mũi mỗi ngày 2-3 lần để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vùng mũi.
Nhỏ nước muối
Nếu bị sổ mũi với tình trạng nhẹ, mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch nước muối để nhỏ trực tiếp vào hốc mũi từ 2 tới 3 lần mỗi ngày. Nhỏ mũi sẽ giúp sát khuẩn đường mũi, từ đó làm thông thông thoáng đường thở và phòng chống viêm nhiễm nặng. Chỉ sau 5 – 10 phút nhỏ mũi bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Súc miệng bằng nước muối hỗ trợ cải thiện sổ mũi
Muối có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả, hơn nữa đây còn là nguyên liệu an toàn không gây bất cứ tác dụng phụ nào đối với thai nhi. Mẹ bầu nên sử dụng nước muối để súc miệng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn từ mũi phát triển xuống cổ họng và gây bệnh.
Bầu sổ mũi nên chườm khăn ấm ở tai
Các mạch máu và các dây thần kinh nhỏ trong tai có chức năng điều tiết lượng máu lưu thông đến mũi. Khi bị sổ mũi, mẹ bầu hãy chườm khăn ấm lên tai, điều này không chỉ giúp thần kinh được thư giãn, mà còn làm giãn nở mạch máu và huyết quản. Từ đó làm thông mũi đồng thời cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi.
Uống nhiều nước ấm cải thiện sổ mũi
Sổ mũi đôi khi là do có nhiều dịch đờm ứ đọng trong mũi. Vì vậy nếu mẹ bầu uống nhiều nước ấm sẽ làm lỏng dịch để chất dịch dễ dàng thoát ra ngoài. Từ đó làm thông phần mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai một cách dễ dàng.
Thai phụ bị sổ mũi điều trị bằng cách bấm huyệt
Bấm huyệt cũng là một trong những phương thức trị sổ mũi cho bà bầu rất hiệu quả và được nhiều chị em truyền tai nhau thực hiện. Cách chữa rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nghinh hương (vị trí bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má) khoảng 5 phút. Bạn có thể ấn lần lượt từng bên hoặc ấn hai bên cùng một lúc. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ khiến chất nhầy ở mũi bị loại bỏ đáng kể, từ đó tình trạng sổ mũi sẽ được cải thiện.
Giữ ấm cho đôi chân
Việc giữ ấm gan bàn chân đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vì vậy, khi bị sổ mũi mẹ bầu có thể mang tất (vớ) khi đi ngủ. Nếu có thể bạn hãy thoa dầu gió hoặc dầu tràm vào gan bàn chân trước khi mang tất. Điều này sẽ giúp làm ấm cơ thể, giảm sổ mũi và hỗ trợ thai phụ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Kê cao gối khi ngủ để chống sổ mũi
Cách làm này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại khá cao. Khi ngủ, mẹ bầu hãy kê gối cao hơn một chút để giữ mũi nằm ở vị trí cao hơn so với tim. Cách làm này sẽ giúp mũi bạn rút hết nước nhầy, không chỉ cải thiện tình trạng sổ mũi mà còn giảm hiện tượng ợ nóng khi mang thai.
Bà bầu sổ mũi nên uống trà gừng
Trong Đông y, gừng là một dược liệu có vị cay, tính ấm mang lại tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu đàm vô cùng hiệu quả. Vì vậy nếu mẹ bầu bị sổ mũi có thể dùng vài lát gừng tươi kết hợp một thìa mật ong nguyên chất sau đó pha với nước ấm để uống. Trà gừng mật ong sẽ giúp làm ấm các cơ quan hệ hô hấp, chống viêm đồng thời cải thiện tình trạng sổ mũi rất tốt.
Bổ sung vitamin C giảm sổ mũi ở mẹ bầu
Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy khi mang thai, mẹ bầu nên nạp thêm vitamin C cho cơ thể thông qua các loại trái cây như bưởi, ổi, cam, quýt, kiwi, chery, cà chua, ớt chuông,…
Mẹ bầu bị sổ mũi nên tập thể dục
Tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng cũng là một trong những phương pháp trị sổ mũi hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Việc tập luyện sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu do sổ mũi gây ra. Đồng thời tăng cường sức đề kháng và có được một sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.
Nên tắm nước ấm
Đây là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tuyệt vời khi mẹ bầu bị sổ mũi. Bởi hơi nước nóng sẽ đi vào đường mũi thông qua việc hít thở. Từ đó làm ẩm và đánh tan chất nhầy ở trong khoang mũi. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tắm với nước ấm, không tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Sử dụng máy phun sương
Nếu bạn đang chưa biết khi mang bầu sổ mũi phải làm sao thì có thể chuẩn bị một chiếc máy phun sương để trong phòng ngủ. Máy phun sương tạo độ ẩm sẽ làm cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng sổ mũi ở mẹ bầu một cách hiệu quả. Đặc biệt nếu trong phòng ngủ cũng duy trì được cảm giác này sẽ giúp các mẹ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Không được ăn đồ ăn cay nóng
Các món ăn có gia vị cay nóng sẽ khiến nước mũi tăng tiết nhiều hơn và làm cho tình trạng sổ mũi thêm trầm trọng. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn, thực phẩm có gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, quế, mù tạt để tình trạng sổ mũi khi mang thai được cải thiện.
Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu bị sổ mũi
Bên cạnh thắc mắc mẹ bầu sổ mũi phải làm sao, dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
- Không tự ý sử dụng thuốc: Tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Sử dụng thuốc xịt mũi phù hợp: Chỉ nên dùng các loại thuốc xịt mũi có nguồn gốc thảo dược, được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, tránh sử dụng bừa bãi ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Khám thai định kỳ thường xuyên: Việc làm này sẽ đảm bảo cho mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ được cải thiện một cách triệt để.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi bầu sổ mũi phải làm sao, cùng với đó là nguyên nhân và cách điều trị đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có thêm được cho mình những kiến thức bổ ích để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Dinh dưỡng
Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?
Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]
Phương Pháp chữa khác
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay
Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em
TOP 6 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Cực Đơn Giản, Hiệu Quả
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!