Top 12 Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em Đơn Giản Tại Nhà

Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy thường dễ gặp phải tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi. Những triệu chứng này không chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu, mất ngủ mà còn gây ảnh hưởng tới họng, tai và phổi nếu không chữa trị kịp thời. Dưới đây là 12 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em an toàn, hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng.

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi xảy ra khi các niêm mạc hoặc các mô trong khoang mũi bị kích thích. Từ đó tăng tiết chất nhờn để đào thải những chất lạ gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây bệnh ra ngoài. Khi trẻ bị nghẹt mũi mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất. Các nguyên nhân gây ngạt mũi chủ yếu ở trẻ như:

  • Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi và trở lạnh hoặc đang trong giai đoạn giao mùa, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh gây nghẹt mũi, sổ mũi nhất là lúc trời gần sáng.
  • Mắc bệnh lý đường hô hấp: Trẻ bị cảm cúm, ho, viêm xoang hay viêm phế quản,… cũng đều dẫn đến tình trạng bị ngạt mũi. Khi mắc các bệnh này trẻ sẽ khó thở gây khó chịu khi ngủ.
  • Sức đề kháng kém: Trẻ em có sức đề kháng kém sẽ rất dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản với các triệu chứng như sổ mũi, ho, sốt, ngạt mũi… khi tiếp xúc với mầm bệnh hoặc thời tiết giao mùa.
  • Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch: Có rất nhiều trẻ khi chào đời, do nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch ra khỏi đường hô hấp nên gây ra tình trạng nghẹt mũi. Mặc dù tình trạng này không nghiêm trọng nhưng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu.

Top 12 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều phương pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà, vừa đơn giản mà hiệu quả mang lại cũng rất cao. Từ đó giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, ít quấy khóc và sớm khỏi bệnh.

Massage mũi của bé

Phương pháp này khá đơn giản nên bất kì ai cũng có thể thực hiện được cho bé, hơn nữa lại rất hiệu quả. Khi bé bị nghẹt mũi cha mẹ chỉ cần dùng ngón tay cái và ngón trỏ hoặc dùng hai ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng hai bên cánh mũi của bé liên tục trong khoảng 2 – 5 phút. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn và giảm tình trạng bị ngạt mũi.

Massage mũi của bé
Massage mũi của bé

Đặt bé nằm ngủ ở tư thế phù hợp

Nghẹt mũi về đêm sẽ khiến trẻ khó ngủ hay ngủ không sâu giấc. Vì vậy để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé, cha mẹ nên đặt một chiếc gối mềm và mỏng sao cho phần đầu và vai bé cao hơn phần người. Tư thế này sẽ giúp bé bớt khó chịu do tình trạng nghẹt mũi gây ra đồng thời chất nhầy sẽ nhanh chóng chảy ra khỏi các xoang giúp bé ngủ ngon hơn.

Xem thêm: TOP 4 Cách Chữa Mụn Cóc Bằng Quả Nhàu Hiệu Quả Bất Ngờ

Chườm nước nóng lên tai

Đây cũng là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả bởi nước nóng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Cụ thể, ba mẹ hãy dùng khăn thấm nước nóng rồi đặt ở hai bên tai của bé khoảng 10 phút. Khi đó các dây thần kinh ở tai giúp điều tiết lưu lượng máu ở mũi có thể giãn ra, từ đó giúp mũi trở nên thông thoáng hơn.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng việc thoa dầu vào lòng bàn chân

Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách thoa nhẹ lòng bàn chân cũng được nhiều phụ huynh áp dụng. Ba mẹ có thể dùng dầu tràm để thoa và massage nhẹ nhàng lòng bàn chân của bé, mỗi chân khoảng 5 phút, sau đó mang tất mỏng cho bé để giữ ấm.

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chứa hoạt chất menthol có tác dụng giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn, từ đó cải thiện được tình trạng nghẹt mũi đáng kể. Ba mẹ hãy pha 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà cùng với nước ấm để tắm cho bé. Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng trong việc giảm một số tình trạng về da như: mẩn đỏ, ngứa da, mề đay,…

Sử dụng tinh dầu bạc hà tắm cho trẻ giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả
Sử dụng tinh dầu bạc hà tắm cho trẻ giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng tỏi

Trong thành phần của tỏi có chứa một lượng lớn hai hoạt chất allicin và scordinin có tác dụng giảm viêm, tiết nhầy rất tốt. Vì vậy sử dụng tỏi sẽ giúp mũi bé cảm thấy thông thoáng và giảm nghẹt. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần bóc sạch vỏ vài tép tỏi rồi giã nát, sau đó chắt lấy nước cốt và trộn đều với dầu vừng theo tỉ lệ 1 : 1. Sau đó, dùng bông gòn chấm 1 ít dung dịch thu được rồi nhét vào mũi bé và để khoảng 15 phút.

Dùng gừng và mật ong

Kết hợp gừng và mật ong để pha trà sẽ giúp trị nghẹt mũi cho bé hiệu quả, phương pháp này rất đáng để ba mẹ thử, tuy nhiên chỉ nên áp dụng đối với bé trên 1 tuổi. Cách thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, ba mẹ chỉ cần rửa sạch gừng và cắt thành từng lát mỏng. Sau đó đem giã nát rồi trộn với 1 thìa mật ong, cuối cùng thêm 1 chút nước ấm là có thể cho bé sử dụng. Mỗi ngày bé có thể uống 1 lần, mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng hành hoa

Ngoài tỏi, ba mẹ cũng có thể dùng hành hoa để điều trị nghẹt mũi cho trẻ. Lưu ý nên chọn loại hành có mùi cay hăng để đảm bảo tính hiệu quả cao. Ba mẹ hãy lấy phần lá hành rửa sạch và cắt thành những đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát. Sau đó, dán mặt có chất nhầy của lá hành lên cánh mũi bé, mỗi bên 1 mảnh, để một lúc đến khi nào khô thì thay mảnh khác.

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Dung dịch này có nồng độ thấp, khi nhỏ vào trong mũi bé sẽ giúp làm sạch các chất nhày hiệu quả, từ đó giúp bé hết nghẹt mũi và cảm thấy dễ chịu hơn. Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi, xông hơi cho con. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà chỉ sử dụng một lượng nhỏ nước muối sinh lý trong mỗi lần rửa để tránh gây phản tác dụng khiến niêm mạc mũi của bé bị khô, dễ gây tổn thương.

Dùng nước muối sinh lý cũng là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em
Dùng nước muối sinh lý cũng là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em

Vỗ nhẹ lên lưng trẻ

Theo các nghiên cứu khoa học, vỗ lưng có tính chất cơ học giúp long đờm, dịch tiết, từ đó giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn và giảm khò khè, nôn ói. Cách thực hiện phương pháp này cũng rất đơn giản, ba mẹ hãy đặt trẻ nằm lên đùi và tiến hành vỗ lưng từ từ và nhẹ nhàng.

Xông hơi

Lấy nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông hơi trong một khoảng thời gian ngắn sẽ giúp các chất nhầy trong mũi được nới lỏng, từ đó giảm nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, ba mẹ nên chú ý giữ khoảng cách an toàn và tuyệt đối không để trẻ chạm trực tiếp vào nước vì sẽ bị bỏng.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng dụng cụ hút mũi

Phương pháp này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu nên ba mẹ chỉ nên áp dụng khi khoang mũi của con có quá nhiều dịch nhầy. Ngoài ra, khi thực hiện ba mẹ cần nhỏ vào mũi bé vài giọt nước muối sinh lý, sau đó để bé nằm nghiêng rồi mới tiến hành hút mũi.

Những lưu ý trong quá trình chữa ngạt mũi cho bé

Trẻ có hệ miễn dịch cũng như tiêu hóa còn non yếu nên trong quá trình chữa nghẹt mũi tại nhà, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây để tránh gây ra những tác hại không mong muốn.

  • Ba mẹ không nên cho trẻ uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự pha chế. Bởi hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ rất dễ bị rối loạn dẫn đến đau bụng, đầy hơi.
  • Khi áp dụng các mẹo dân gian trên, ba mẹ không nên lạm dụng mà cần điều chỉnh liều lượng và thời gian hợp lý tránh gây phản tác dụng.
  • Khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ, ba mẹ không tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh, nhất là đối với trẻ sơ sinh.
  • Giữ cho phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thường xuyên lau chùi, quét dọn, giặt chăn màn để loại bỏ bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Thường xuyên giữ ấm, che chắn cẩn thận cho trẻ mỗi khi ra ngoài. Đồng thời đối với trẻ nhỏ nên duy trì cho bé bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng, ba mẹ cần cho con uống nhiều nước ấm. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ trong suốt cả ngày chứ không nên uống nhiều trong một lúc.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Trên đây là những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em tại nhà khá đơn giản, hiệu quả mà cha mẹ nên tham khảo áp dụng. Tuy nhiên nếu tình trạng ngạt mũi của trẻ kéo dài dai dẳng kèm theo hiện tượng sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc, ngủ li bì,… thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Bài đọc thêm: 

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ?

Ăn Gì Nhiều Sữa ?

Ăn Gì Có Nhiều Collagen?

Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng gì

Review

Thuốc Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc

Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé

Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt

Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Top 7 Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt Ngay Tại Nhà Hiệu Quả

Top 7 Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt Ngay Tại Nhà Hiệu Quả

Top 7 Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt Ngay Tại Nhà Hiệu Quả

Top 10 Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Top 10 Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Top 10 Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

8 Mẹo Chữa Cứng Cổ Tại Nhà Đơn Giản Mà Vô Cùng Hiệu Quả

8 Mẹo Chữa Cứng Cổ Tại Nhà Đơn Giản Mà Vô Cùng Hiệu Quả

8 Mẹo Chữa Cứng Cổ Tại Nhà Đơn Giản Mà Vô Cùng Hiệu Quả

16+ Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Người Lớn Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

16+ Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Người Lớn Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

16+ Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Người Lớn Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua