Nước Mũi Đặc Màu Vàng: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Biện Pháp Điều Trị

Chảy nước mũi đặc màu vàng là hiện tượng bất thường cho thấy cơ thể đang phản ứng chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn gây hại. Tình trạng này không quá nghiêm trọng tuy nhiên nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới thể trạng và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy việc tìm kiếm các biện pháp điều trị hiệu quả được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết sau sẽ gửi tới bạn những thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

Nước mũi đặc màu vàng là hiện tượng gì?

Nước mũi hay dịch nhầy mũi chính là chất lỏng được tạo ra từ các thành phần như nước, protein, kháng thể, muối. Nước mũi xuất hiện ở vùng khoang mũi và xoang, có tác dụng giữ ấm cho mũi, làm ẩm không khí, bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, bụi bẩn, các chất gây dị ứng…

Nước mũi đặc màu vàng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị cảm lạnh hoặc viêm mũi ở mức độ nghiêm trọng. Trong đó các tế bào bạch cầu đang tập trung ở nơi bị nhiễm khuẩn để chống lại sự viêm nhiễm. Các bạch cầu chết đi cùng xác vi khuẩn, virus chính là yếu tố khiến cho dịch tiết mũi có màu vàng và đặc quanh.

Những dịch nhầy này sẽ dần được đẩy ra ngoài cơ thể theo cơ chế thải lọc tự nhiên của hệ hô hấp. Từ đó xảy ra hiện tượng chảy nước mũi. Người bệnh có thể bị sổ mũi kéo dài từ 10-14 ngày. Vì vậy bệnh nhân cần được điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục lại.

Nước mũi đặc màu vàng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị cảm lạnh
Nước mũi đặc màu vàng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị cảm lạnh

Nguyên nhân khiến người bệnh bị chảy nước mũi đặc màu vàng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước mũi màu vàng. Bao gồm các yếu tố sau:

Cảm cúm cảm lạnh

Cảm cúm cảm lạnh là những căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn và virus. Chất nhầy ứ đọng trong xoang mũi sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Điều này gây ra tình trạng viêm nhiễm và hình thành nước mũi màu vàng xanh, đặc quánh như keo. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần các biện pháp điều trị y tế. Tuy nhiên nếu không dùng thuốc thì bệnh có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều tuần, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng là những nguyên nhân khiến người bệnh bị sổ mũi màu vàng. Nhiễm trùng xoang mũi có thể gây ra tình trạng đau, nghẹt xoang, chảy nước mũi liên tục, nước mũi có màu vàng. Các yếu tố kích hoạt bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang bao gồm: Tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm, bụi bẩn, không khí ô nhiễm,…

Viêm mũi không dị ứng

Viêm mũi không dị ứng là hiện tượng bị chảy nước mũi nhưng cơ thể không có phản ứng dị ứng. Tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Các yếu tố nguy cơ xuất hiện tình trạng này bao gồm thay đổi nội tiết tố, thức ăn cay, mùi hương nồng, thời tiết thay đổi thất thường…

Có dị vật trong mũi

Nếu người bệnh bị chảy nước mũi màu vàng có mùi hôi, nước mũi chỉ chảy ra ở một bên mũi thì có thể người bệnh đang có dị vật nằm trong mũi. Tình trạng này thường xảy ở trẻ nhỏ. Vì vậy cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Khối u xoang

Người bệnh bị ung thư mũi xoang sẽ có triệu chứng chảy nước mũi đặc ở một bên, kèm theo đó là hiện tượng nhức đầu và thường xuyên bị chảy máu cam. Vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Điều trị nước mũi đặc màu vàng

Điều trị hiện tượng nước mũi đặc màu vàng không quá phức tạp. Trước tiên người bệnh cần đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh là gì. Sau đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn bạn cách sử dụng hiệu quả.

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được dùng để điều trị nước mũi đặc màu vàng là các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi. Người bệnh cần dùng thuốc theo sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ, không được tùy tiện mua thuốc về uống hoặc uống đơn thuốc của người khác. Các loại thuốc bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin có tác dụng ngăn chặn những triệu chứng viêm mũi, sổ mũi do dị ứng. Thuốc có tác dụng nhanh tuy nhiên lại gây ra hiện tượng buồn ngủ. Do đó người bệnh nên dùng thuốc vào buổi tối để tránh làm ảnh hưởng đến công việc, học tập. 
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng rất nhiều trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Thuốc giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Người bệnh cần dùng thuốc đủ liều, nếu tự ý thay đổi liều lượng sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc và khó điều trị bệnh.
  • Nhóm thuốc corticoid: Thuốc thường được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi, được dùng cho trường hợp bị viêm mũi, viêm xoang nghiêm trọng. Nhóm thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn để tránh gặp phải tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Nhóm thuốc này giúp giảm đau, hạ sốt, trị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau họng,… cho những trường hợp bị bệnh từ nhẹ đến nặng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và không cần kê đơn. Người bệnh nên uống thuốc theo hướng dẫn từ dược sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả.
Dùng thuốc Tây y để điều trị nước mũi đặc màu vàng
Dùng thuốc Tây y để điều trị nước mũi đặc màu vàng

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần tham khảo thực hiện một số phương pháp sau để bệnh nhanh được cải thiện:

  • Kê cao gối khi ngủ: Kê gối cao khi ngủ sẽ giúp làm giảm hiện tượng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Khi đó dịch mũi sẽ được đẩy ra ngoài một cách tự nhiên, giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Rửa mũi: Những người bị nước mũi đặc màu vàng cần rửa mũi bằng bình có vòi nhỏ hoặc bình neti để làm sạch xoang mũi. Người bệnh sử dụng nước muối loãng hoặc nước cất cho vào bình. Đặt vòi vào một bên mũi, nghiêng đầu để nước chảy vào một bên mũi và thoát qua bên mũi còn lại.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm biện pháp giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tạo điều kiện cho dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng. Phương pháp này còn giúp mang đến cho người bệnh cảm giác thoải mái, thư giãn, làm thông thoáng đường thở.
  • Xông hơi mũi: Người bệnh đun hỗn hợp nước lá tía tô, gừng, chanh, sả sau đó đổ ra một chậu nhỏ. Đưa gương mặt lại gần sát chậu nước vừa đủ để hơi nước bốc lên. Phủ một chiếc khăn bông to, sạch lên đầu. Hít thở từ từ để hơi nóng đi qua mũi. Áp dụng khoảng 15 phút cho đến khi nước nguội. Phương pháp này sẽ giúp dịch mũi loãng ra, dễ dàng đẩy chúng ra khỏi niêm mạc mũi. Đồng thời việc xông hơi cũng giúp người bệnh thư giãn và thoải mái hơn.

Áp dụng mẹo dân gian

Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm một số phương pháp dân gian dưới đây để giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi đặc màu vàng:

  • Trà gừng mật ong: Cả gừng và mật ong đều có tác dụng giúp kháng viêm diệt khuẩn, chống nhiễm trùng hiệu quả. Người bệnh giã nát 1 nhánh gừng tươi, cho vào ấm trà để hãm với 200ml nước sôi. Sau 10 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào, khuấy đều và uống. Mỗi ngày uống 1-2 tách trà gừng sẽ giúp sức khỏe được cải thiện.
  • Lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ có vị chua và hăng cay, tính ấm, giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm cúm, sổ mũi. Người bệnh rửa sạch 5-6 lá hẹ tươi, cắt khúc, đem hấp với mật ong trong vòng 20 phút. Dùng nước cốt để uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi tình trạng sổ mũi được cải thiện.
  • Lá húng chanh: Lá húng chanh có vị cay, tính ấm, mùi thơm, giúp trị cảm cúm, cảm lạnh, sốt, ho khan, ho có đờm. Người bệnh lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày 2 lần. Thực đều đều đặn trong 5-7 ngày cho đến khi hiện tượng chảy nước mũi thuyên giảm.
  • Lá tía tô: Lá tía tô có chất chống viêm tự nhiên, được dùng để cải thiện tình trạng cảm cúm, hen suyễn, sổ mũi, dị ứng, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh đun nước lá tía tô để uống thay nước lọc trong ngày. Khi nước lá tía tô nguội bớt có thể cho thêm vài lát chanh tươi vào để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Nước mũi màu vàng có sao không? Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đa phần hiện tượng nước mũi đặc màu vàng đều không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Bệnh có thể thuyên giảm sau 1-2 tuần điều trị, tùy vào nguyên nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn. Người bệnh chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu dưới đây thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra. 

  • Dịch tiết hô hấp có màu vàng đậm hoặc màu xanh, đặc quánh và không thể làm sạch bằng cách xì mũi, hút mũi, dùng nước muối sinh lý…
  • Người bệnh có hiện tượng sốt cao kéo dài từ 3-4 ngày.
  • Có hiện tượng đau đầu dữ dội, đặc biệt ở sau mắt, mũi, sau gáy, cảm giác đau nhức nhiều hơn khi cúi xuống.
  • Người bệnh cảm thấy khó thở.
  • Tâm trạng thay đổi, thường xuyên cáu gắt, khó chịu, mệt mỏi.
  • Người bệnh buồn nôn và bị nôn mửa liên tục.
  • Bệnh nhân bị sưng viêm tấy đỏ quanh vùng mắt, mắt có xu hướng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Dịch mũi có lẫn máu, xì mũi ra thấy có một mảng hoại tử màu đỏ tía, có mùi hôi tanh.

Những dấu hiệu này có thể cảnh báo cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng sang hai bên tai và não. Chính vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây tác động xấu đến sức khỏe.

Bị chảy nước mũi màu vàng nên ăn gì kiêng gì?

Dưới đây là chế độ ăn uống cho người bệnh bị nước mũi đặc màu vàng, giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện:

Thực phẩm nên ăn:

  • Rau xanh, hoa quả: Nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch để cơ thể nhanh được phục hồi. Người bệnh nên ăn nhiều ớt chuông, cà rốt, bưởi, khế, rau bina, cam, quýt,…
  • Cá biển: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá nục,… rất giàu chất béo omega-3, giúp ngăn ngừa phản ứng sưng viêm tại đường hô hấp. Từ đó cải thiện được tình trạng viêm mũi, viêm xoang.
  • Uống trà: Trà nóng có chứa nhiều chất kháng sinh, chất chống oxy hóa, giúp ngừa viêm, giải cảm, giảm ho và sổ mũi. Người bệnh có thể dùng các loại trà như: Trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng, trà táo đỏ, trà quế,…
  • Súp gà, cháo gà: Các món ăn từ thịt gà sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, cải thiện tình trạng cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Đồng thời những món ăn này còn chứa rất nhiều dưỡng chất giúp cơ thể nhanh được phục hồi.

Thực phẩm không nên ăn: 

  • Thức ăn chứa nhiều đường và muối: Khi bị chảy nước mũi đặc màu vàng nên tránh các thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt vì sẽ gây nóng cho phổi, tăng lượng đờm và dịch nhầy cho mũi, khiến bệnh lâu khỏi. 
  • Các món chiên rán: Sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến lượng đờm và nước mũi tăng lên, làm suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh khó được đẩy lùi.
  • Đồ ăn cay nóng: Các loại gia vị cay nóng sẽ khiến bệnh nhân viêm mũi, ngứa mũi, hắt xì liên tục. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng dễ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày, làm tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa có thể làm tăng chất nhầy trong mũi, gây tắc mũi, cản trở lưu thông không khí trong các rãnh xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn.
Không nên ăn đồ ăn chiên rán để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
Không nên ăn đồ ăn chiên rán để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh

Phòng ngừa hiện tượng chảy nước mũi màu vàng

Chảy nước mũi màu vàng đa phần là do cơ thể bị tấn công bởi virus và virus. Để phòng ngừa hiện tượng này, người bệnh cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp như bụi bẩn, mạt nhà, lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm, nước hoa,…
  • Không tiếp xúc quá gần với người đang bị các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. 
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn cho mọi người.
  • Luôn sử dụng khăn giấy mỗi khi xì mũi và vứt khăn giấy đã dùng đi ngay lập tức, đồng thời rửa tay sau khi xì mũi,
  • Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường để tránh hít phải bụi bẩn, khói xe và các loại vi khuẩn virus bay trong không khí.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu nên tiêm vacxin phòng ngừa cúm hàng năm để làm giảm sự ảnh hưởng của bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, nhất là những bộ phận như ngực, cổ, mũi để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tăng độ ẩm trong phòng ngủ nếu có sử dụng điều hòa. Bởi việc nằm ngủ trong phòng điều hòa quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng, dẫn đến chảy nước mũi.
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Đồng thời tránh sử dụng thực phẩm lạnh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá,…
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với những bộ môn như bơi lội, yoga, đạp xe, chạy bộ, gym,… Việc vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nước mũi đặc màu vàng. Người bệnh cần nắm rõ để có thể kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe của mình. Trường hợp bị sổ mũi vàng kèm theo các dấu hiệu bất thường khác của sức khỏe thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế...

Lưỡi trắng xuất hiện các mảng bám trắng dày là một những biểu hiện cơ bản của tình trạng này

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Nhổ nước bọt có máu: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng

Nhổ nước bọt có máu: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng

Lưỡi trắng và nhạt miệng là hiện tượng ngày càng phổ biến hiện nay

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua