Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?
Nước mũi chuyển sang màu xanh là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp trên đã bị nhiễm khuẩn. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng mũi,… Vậy tình trạng sổ mũi xanh đặc ở người lớn nguyên nhân do đâu? Cách chữa và biện pháp phòng tránh như thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Tình trạng sổ mũi xanh đặc ở người lớn do đâu?
Nước mũi đóng vai trò quan trọng trong việc lọc không khí. Từ đó giúp làm ẩm và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài tấn công vào sâu trong mũi. Khi khoang mũi bị kích thích hoặc bị viêm, lượng dịch trong mũi sẽ được tăng dần lên. Đây là hiện tượng bình thường nhằm loại trừ các chất gây hại ra khỏi cơ thể.
Nếu bạn bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm xoang mũi thì ban đầu nước mũi sẽ trong suốt và không có màu. Sau đó nước mũi sẽ có màu trắng, đặc hơn một chút và sẽ hết sau khoảng 5 – 7 ngày khi bạn có phương pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, nếu thời gian bị bệnh kéo dài, hệ thống miễn dịch sẽ phải hoạt động mạnh hơn để chống lại các vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. Lúc này nước mũi có thể chuyển sang màu màu xanh đặc quánh và kèm theo mùi hôi tanh.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nước mũi màu xanh là triệu chứng của tình trạng nhiễm khuẩn bệnh lý do nhóm vi khuẩn hiếu khí Serratia marcescens, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae hay Moraxella catarrhalis gây ra. Chúng tấn công gây nhiễm trùng khoang mũi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh viêm phổi.
Vì vậy nếu bạn có dấu hiệu nước mũi màu xanh đặc quánh, hôi, tanh kéo dài trong nhiều ngày thì nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị.
Sổ mũi xanh đặc ở người lớn là biểu hiện của những bệnh nào?
Người bệnh có dấu hiệu sổ mũi xanh đặc nên đi khám bác sĩ bởi đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như sau:
Viêm xoang
Nước mũi có màu xanh là do xác của các tế bào bạch cầu bị chết cùng với sự bài viết của vi khuẩn và virus tạo thành. Tình trạng này nếu không được điều tri kịp thời, sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, viêm não…
Viêm mũi
Viêm mũi sẽ dẫn đến niêm mạc mũi bị viêm, sưng tấy, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Có 2 dạng viêm mũi là viêm mũi dị ứng và viêm mũi cấp tính.
- Viêm mũi dị ứng: Đây là tình trạng khoang mũi bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân như phấn hoa, lông động vật, khói bụi… Chúng gây ra các phản ứng như viêm, nhiễm trùng mũi, nước mũi có màu xanh.
- Viêm mũi cấp tính: Do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng khoang mũi. Khi đó khoang mũi sẽ tiết ra nước mũi màu xanh với số lượng khá nhiều.
Viêm họng
Khi bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào trong họng cũng sẽ dẫn tới sự lây lan sang các vùng kế bên như vùng mũi hoặc tai. Lúc này một lượng lớn chất bài tiết màu xanh trong mũi sẽ được hình thành và gây ra tình trạng chảy nước mũi màu xanh.
Các bệnh lý nhiễm khuẩn khác
Các bệnh do vi khuẩn gây nên khác như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra nước mũi màu xanh. Đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng như thở khò khè, khó thở… thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đường hô hấp và viêm phổi.
Cách điều trị sổ mũi xanh ở người lớn
Một số phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng thực hiện ngay tại nhà dưới đây sẽ phần nào giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng nước mũi màu xanh ở người lớn hiệu quả.
Dùng thuốc Tây y chữa sổ mũi
Sổ mũi xanh đặc chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Vì vậy bác sĩ sẽ kê cho người bệnh những loại thuốc kháng sinh nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Một số loại thuốc Tây y được dùng phổ biến như:
Clorpheniramin 4mg
Đây là một dòng thuốc kháng sinh histamin H1, được bào chế dưới dạng viên nén nên rất tiện lợi khi sử dụng. Thành phần chính của thuốc chính là Clorpheniramin maleat 4mg được dùng để điều trị các bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, ngứa họng, ngứa mũi,… Người bệnh uống Clorpheniramin mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 viên.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc như: Khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt,… Trong trường hợp dùng quá liều còn có thể bị động kinh, rối loạn tâm thần, co giật,… Không dùng Clorpheniramin 4mg cho người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc thuốc kháng histamin H1, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị hen cấp, tăng nhãn áp góc đóng hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Hadocolcen
Hadocolcen có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn, cũng được bào chế dưới dạng viên nén tiện lợi. Thuốc được dùng trong các trường hợp đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm, sốt, viêm mũi dị ứng, ho,….
Thành phần chủ yếu bao gồm: Acetaminophen, Clorpheniramin, Phenylpropanolamine, có tác dụng chống mệt mỏi đồng thời giúp hạ sốt, giảm đau đầu, cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, làm co mạch máu, giảm chảy nước mũi. Người bệnh dùng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.-Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, phát ban. Không dùng cho người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, người suy gan nặng, suy thận, tiểu đường, tim mạch, huyết áp.
Việc điều trị sổ mũi xanh đặc ở người lớn bằng thuốc Tây y cần có sự thăm khám và kê đơn từ bác sĩ. Người bệnh không nên tùy ý mua thuốc về dùng để tránh gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các mẹo trị sổ mũi xanh đặc ở người lớn bằng mẹo dân gian
Từ xa xưa cha ông ta đã lưu truyền rất nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh cảm cúm, ho, sốt,… sổ mũi và đều mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị tại nhà phổ biến:
Tắm nước gừng
Phương pháp này không chỉ hiệu quả với trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng mang lại tác dụng ngoài mong đợi. Việc tắm nước gừng ấm sẽ giúp giữ ấm cơ thể, lưu thông máu tốt, từ đó phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt, sổ mũi và nước mũi màu xanh.
Người bệnh pha nước cốt gừng vào chậu nước ấm để tắm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể, giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, nước mũi màu xanh.
Uống nước lá húng quế và tỏi
Trong thành phần của lá húng quế có chứa nhiều tinh dầu như cineol, linalool hay estragol methyl. Chúng có tác dụng chống lại các tác nhân gây hại, điều trị sổ mũi rất nhanh và hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp cùng tỏi sẽ nhân đôi hiệu quả điều trị, bởi tỏi vẫn được ví như một chất kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
Người bênh dùng nửa củ tỏi bóc vỏ rồi đem nướng, sau đó đem nát tỏi cùng lá húng quế. Cho thêm khoảng 1 thìa cà phê nước lọc vào chắt lấy nước cốt và uống. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Xông mũi bằng lá tía tô
Xông mũi bằng lá tía tô là phương pháp được dân gian lưu truyền từ xa xưa. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá tía tô rửa sạch cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó trùm chăn qua đầu để xông mũi. Hơi nước nóng bốc lên sẽ giúp mũi của bạn thông thoáng. Ngoài lá tía tô bạn cũng có thể xông hơi bằng một số loại tinh dầu được bày bán sẵn trên thị trường như tinh dầu sả, bạc hà,…
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Phương pháp này khá đơn giản, nhưng hiệu quả khá cao nên được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bình nước muối sinh lý, rồi nghiêng đầu 45 độ rồi dùng bình xịt nước muối sinh lý vào mũi để rửa. Thực hiện mỗi bên mũi từ 3 – 5 lần, mỗi ngày 4 – 5 lần để giúp khoang mũi thông thoáng, sạch dịch mũi, từ đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Massage mũi
Khi bạn bị sổ mũi, hãy dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, tác dụng lực nhẹ trong khoảng vài giây, ngày thực hiện 3-4 lần, sẽ thấy nhanh chóng thấy được hiệu quả. Hoặc khi bị nghẹt mũi, khó thở, hãy dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi, lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi ngày sẽ giúp bạn thể thở dễ dàng.
Các biện pháp phòng chống sổ mũi xanh đặc ở người lớn
Để phòng tránh tình trạng sổ mũi xanh xảy ra gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Luôn giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh sạch sẽ như phòng ngủ, phòng làm việc, quần áo, chăn, ga, gối,…
- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh bị các tác nhân gây hại xâm nhập. Tốt hơn hết bạn nên tránh xa những nơi ô nhiễm, khói bụi, hóa chất.
- Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng, uống nhiều nước ấm.
- Không ăn đồ lạnh, các món cay, nóng hay nhiều dầu mỡ.
- Không hút thuốc, uống rượu bia khi đang bị sổ mũi.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng sổ mũi xanh đặc ở người lớn. Dù ở độ tuổi nào bạn cũng không nên chủ quan về bệnh tình của mình. Tốt hơn hết hãy tự phòng tránh và chăm sóc tốt cho bản thân. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ một phần nào đó giúp bạn có được một sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm: Trẻ Sổ Mũi Lâu Ngày Không Khỏi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!