Bệnh Viêm Xoang Mũi

Viêm xoang mũi là bệnh lý rất dễ gặp ở hệ hô hấp và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh sẽ gây nên nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập cũng như mức độ tập trung trong công việc. Nếu bà con không tiến hành chữa trị nhanh chóng và kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về viêm xoang mũi, nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết dưới đây do chính bản thân Tuấn tôi biên soạn. 

Bệnh viêm xoang mũi là gì?

Theo kiến thức chuyên môn của tôi, Viêm xoang mũi là một trong số những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến hiện nay, bệnh có nguy cơ rất cao chuyển sang mãn tính nếu không được kiểm soát kịp thời. Theo thống kê của Bộ y tế, với quy mô dân số như hiện nay ở Việt Nam thì số người mắc phải căn bệnh này chiếm đến 15%. Với thời tiết, khí hậu và môi trường nhiều biến đổi như hiện nay, tỷ lệ này còn có thể gia tăng hơn nữa.

Viêm xoang mũi là bệnh hô hấp thường gặp phổ biến
Viêm xoang mũi là bệnh hô hấp thường gặp phổ biến

Viêm xoang mũi là tình trạng vi khuẩn, virus hay những tác nhân gây hại tấn công vào lớp niêm mạc lót ở xoang mũi, từ đó khiến cho vùng xoang tại đây bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động thông thường tại xoang. Dịch nhầy ứ đọng trong hốc xoang lâu ngày không được giải thoát gây ra hiện tượng tắc nghẽn, nghẹt thở.

Bệnh viêm mũi xoang thường xảy ra ở thời điểm giao mùa, lúc này thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi. Viêm xoang mũi là bệnh dễ tái phát, thời gian điều trị thường kéo dài và có nguy cơ chuyển sang mãn tính cao.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi

Theo các tài liệu y khoa tôi nghiên cứu, bệnh viêm xoang mũi được hình thành do nhiều tác nhân khác nhau. Cụ thể đó là:

  • Ảnh hưởng của vi khuẩn trong mũi: Những vi khuẩn có trong khoang mũi sẽ gây nên hiện tượng viêm nhiễm tại mũi, dịch mủ dần hình thành và bắt đầu ứ đọng. Vi khuẩn cùng dịch mũi tích tụ ngày càng nhiều có thể gây nên sự cản trở của không khí trong mũi, sau đó bệnh sẽ dẫn đến viêm xoang.
  • Sức đề kháng suy giảm: Cơ thể của bà con không đảm bảo sức đề kháng khi đứng trước những tác nhân tấn công từ bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh. Điều này sẽ gây tổn thương đến lớp niêm mạc bên trong mũi, gây nhiều bệnh lý đường hô hấp trong đó có viêm mũi xoang.
  • Niêm mạc tổn thương do chấn thương: Mũi bị tổn thương sau quá trình vận động, tập luyện thể thao, vẹo lệch vách ngăn,…. là những nguyên nhân chính khiến cho bà con bị viêm mũi xoang.
  • Dị ứng với những tác nhân gây hại: Những tác nhân gây hại cho đường hô hấp nói chung như là phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, thực phẩm dễ gây kích ứng sẽ khiến cho lớp lót niêm mạc bị kích ứng, phù nề dẫn đến bít tắc mũi. Dịch nhầy khó thoát ra ngoài và khiến ứ đọng trong mũi gây nên bệnh viêm xoang mũi.
  • Người thường xuyên bị cảm cúm, cảm lạnh: Cảm cúm, cảm lạnh thường xuyên khiến cho bà con luôn trong tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nhiều dịch. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và gây nên viêm xoang.

Ngoài ra, bà con bị viêm xoang mũi cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích, sống trong môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất,…

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh

Để bà con nhận biết rõ hơn rằng bản thân mình có đang bị mắc viêm mũi xoang hay không, tôi sẽ đưa ra một số biểu hiện thường gặp của bệnh. Hầu hết những dấu hiệu này rất phổ biến, đôi khi chúng không rõ ràng và khiến ta nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh chỉ trở nên ẽo ràng hơn ở giai đoạn trở nặng.

Đau nhức mặt, chảy nước mũi, hắt hơi,... là những dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Đau nhức mặt, chảy nước mũi, hắt hơi,… là những dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Một số dấu hiệu dễ nhận thấy ở viêm xoang mũi như sau:

  • Đau và nhức vùng mũi và xoang trán: Khi bị viêm xoang mũi, bà con có thể cảm thấy bị đau nhức ở vùng mũi, đau có thể lan sang trán, mặt, giữa 2 mắt,… Tình trạng đau nhức này tăng lên nhanh chóng nhất là khi trở chuyển lạnh.
  • Nghẹt mũi: Khi xoang mũi bị tổn thương và viêm nhiễm, bạn có thể bị nghẹt mũi. Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả 2 bên mũi, gây sự khó chịu trong việc thở cũng như gây ứ đọng dịch trong xoang.
  • Chảy dịch mũi: Dịch mũi xuất hiện là một phần chắc chắn không thể thiếu khi bà con bị viêm xoang mũi. Dịch mũi ban đầu ở dạng lỏng, sau một thời gian mắc bệnh sẽ chuyển sang dạng đặc hơn, bắt đầu có mùi hôi tanh và chuyển màu trắng đục hoặc vàng nhạt.
  • Điếc mũi tạm thời: Viêm xoang mũi sẽ gây ảnh hưởng đến phần mũi và có thể gây nên hiện tượng điếc mũi do việc xì mũi quá nhiều gây tổn thương lên niêm mạc, khiến chúng sưng lên, ảnh hưởng đến dây thần kinh khứu giác và không cảm nhận được mùi.

Viêm xoang mũi có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Có rất nhiều bà con thắc mắc rằng viêm xoang mũi là bệnh lý có nguy hiểm hay không? Tiện đây tôi cũng giải thích rõ hơn cho mọi người về vấn đề này. Viêm xoang mũi là bệnh lý khá phổ biến, không ít người mắc phải căn bệnh này và phải chịu sự phiền toái mà chúng mang lại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và làm việc.

Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên nếu chúng không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì có thể biến chứng sang những bệnh lý khác của đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, viêm họng mãn tính, viêm tai giữa, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt bệnh có thể gây viêm nhiễm dây thần kinh thị giác, thậm chí là viêm sang não bộ.

Viêm xoang mũi hoàn toàn có thể biến chứng nguy hiểm sang mắt và não bộ
Viêm xoang mũi hoàn toàn có thể biến chứng nguy hiểm sang mắt và não bộ

Bệnh viêm xoang có chữa khỏi được không? Thực chất viêm xoang mũi không thể điều trị được nhanh chóng hay dứt điểm nếu như bà con chỉ chữa trị qua loa không đúng phương pháp hoặc không kiên trì. Bởi viêm xoang xảy ra do rất nhiều yếu tố, bởi vậy việc điều trị muốn tốt và dứt điểm không tái phát cần người bệnh kết hợp nhiều phương pháp.

Song song với đó, bệnh lý đường hô hấp có nhiều căn bệnh không thể điều trị dứt điểm được bởi nó liên quan đến phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân khác. Vì thế viêm mũi xoang hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại mỗi khi bà con bị sổ mũi, hắt hơi dài ngày. Vì thế song song với việc điều trị, bà con cần kết hợp thêm các biện pháp phòng bệnh để giảm khả năng tái phát lên mức tối đa.

Vậy khi nào bà con cần thăm khám tình trạng viêm xoang mũi? Ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể nghi ngờ là do viêm xoang tại mũi gây ra, tôi khuyên bà con cần nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm.

Cụ thể các dấu hiệu đó là:

  • Hắt hơi liên tục mỗi khi thức dậy, hít phải khói bụi hoặc mùi lạ.
  • Nước mũi bắt đầu chảy liên tục và không hết sau nửa hoặc cả ngày.
  • Đi kèm theo đó là tình trạng nghẹt mũi, khó thở, nhức đầu,…
  • Chán ăn và sụt cân nhanh chóng.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tay chân mất lực trở nên bủn rủn.

Trong trường hợp bà con cần tôi tư vấn và hướng dẫn trực tiếp về tình trạng viêm xoang mũi của mình, có thể nhấc điện thoại và gọi đến số 0984 650 816, tôi sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc của mọi người xung quanh vấn đề này.

Cách điều trị tình trạng bệnh hiệu quả

Để điều trị căn bệnh này, bà con sẽ cần được tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi nhận phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay theo như tôi thấy có 3 cách trị viêm mũi xoang được bà con tin tưởng áp dụng nhiều nhất đó là Tây y, Đông y và mẹo chữa tại nhà.

Hướng điều trị bằng Tây y

Những loại thuốc Tây y điều trị bệnh viêm xoang mũi có khả năng kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh và làm giảm những cảm giác khó chịu do viêm xoang mũi gây ra. Có 3 loại thuốc Tây y thường được dùng nhất đó là:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Chúng sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy tại mũi, gây phù nề và sản sinh dịch trong mũi. Một số loại thuốc phổ biến đó là Cetirizine, Loratadin,…
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp viêm xoang mũi bị dị ứng do vi khuẩn gây nên. Những loại thuốc phổ biến đó là amoxicillin, moxifloxacin,…
  • Thuốc xịt mũi: Như Coldi – B, Otrivin, Avamys,… đều giúp giảm nhanh tình trạng căng mũi, khó thở, đau nhức mũi, sưng phù và hạn chế tiết dịch nhầy.

Theo tôi, những loại thuốc Tây y dễ dàng sử dụng, cho tác dụng nhanh chóng nhưng chúng có thể gây nên những biến chứng như nhờn thuốc, kháng thuốc trong trường hợp bà con sử dụng sai liều. Lúc này, tình trạng viêm mũi xoang sẽ trở nên phức tạp và việc điều trị sẽ khó khăn hơn thông thường.

Chú ý khi dùng thuốc Tây điều trị bệnh để đảm bảo hiệu quả
Chú ý khi dùng thuốc Tây điều trị bệnh để đảm bảo hiệu quả

Ngoài ra, thuốc Tây khi sử dụng còn có thể gây nên hiện tượng ngộ độc gan thận, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày,… khi dùng quá liều hoặc dùng thuốc trong thời gian dài. Do đó người bệnh nên tuân thủ theo đúng liều lượng thuốc được cung cấp bởi chuyên gia, nếu muốn thay đổi cần có sự tư vấn từ phía bác sĩ.

Nếu bà con bị dịch mũi chảy ra nhiều, đặc quánh kèm theo mủ thì có thể tiến hành thủ thuật Proetz để đẩy dịch mũi ra ngoài. Hoặc phẫu thuật đặt ống dẫn lưu xoang với tình huống có cấu trúc mũi bất thường.

Cách chữa bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để trị bệnh, bà con cũng có thể tìm hiểu thêm một số mẹo chữa tại nhà để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có khả năng giảm triệu chứng bệnh và phù hợp với trường hợp bệnh còn nhẹ, không thể thay thế cách điều trị chính nên bà con không nên quá lạm dụng.

Mẹo dân gian trị viêm xoang mũi tại nhà an toàn và hiệu quả
Mẹo dân gian trị viêm xoang mũi tại nhà an toàn và hiệu quả

Theo kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về nam dược, tôi nhận thấy một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng có khả năng điều trị bệnh viêm xoang mũi rất tốt. Bà con có thể tham khảo sau đây:

  • Tỏi trị viêm xoang mũi: Có rất nhiều bài viết đề cập đến công dụng của tỏi trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp nói chung và đặc biệt là viêm xoang mũi. Hoạt chất allicin có trong tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt hết vi khuẩn, đồng thời kháng viêm và làm ấm đường thở. Ngoài ra việc bổ sung tỏi còn giúp cho bà con nâng cao được sức đề kháng cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Bạn có thể thêm tỏi vào trong các món ăn hàng ngày hoặc dùng 2 – 3 tép tỏi để ăn sống mỗi ngày.
  • Bài thuốc với hoa ngũ sắc: Hoa ngũ sắc sẽ giúp bạn loại bỏ hết dịch viêm nhiễm ra ngoài, đồng thời giảm tình trạng sưng viêm một cách nhanh chóng. Bà con chỉ cần sử dụng 1 nắm lá cây ngũ sắc tươi, sau đó xay/ giã nhuyễn chắt lấy phần nước cốt. Dùng tăm bông thấm một ít dung dịch và thoa vào trong lòng mũi. Sau khoảng 15 phút bạn bắt đầu xì nhẹ để dịch dễ dàng thoát ra ngoài tốt hơn.
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi: Một phương pháp khá đơn giản, không tốn kém hay cầu kỳ nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất tốt đó là sử dụng nước muối loãng để vệ sinh mũi. Bà con có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% mua tại hiệu thuốc để dùng hoặc pha loãng muối hạt tại nhà để sử dụng đều được. Nghiêng một bên đầu, sau đó tiến hành đổ nước muối vào lỗ mũi từ bên cao để nước tự chảy sang bên thấp ra ngoài.

Những mẹo chữa trị bệnh tại nhà tuy đơn giản và hiệu quả nhưng người bệnh nên thực hiện đúng theo hướng dẫn và liều lượng để đảm bảo an toàn nhất. Trong trường hợp muốn dùng kết hợp các phương pháp, hãy trao đổi thêm với bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sức khỏe.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi