Bé Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? 10 Loại Thuốc Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị sổ mũi, nghẹt mũi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Để cải thiện tình trạng khó chịu này cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc do bác sĩ kê đơn, nhằm làm dịu cơn dị ứng và giúp làm sạch xoang mũi. Vậy bé sổ mũi uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng. 

Bé sổ mũi uống thuốc gì?

Sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ là một hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
  • Trẻ hít phải khói thuốc lá của người lớn.
  • Hệ hô hấp của trẻ còn non yếu, nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các chất gây dị ứng.
  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm.
  • Trẻ đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, cảm cúm, cảm lạnh…

Mặc dù sổ mũi không phải triệu chứng nguy hiểm và bệnh có thể tự khỏi ngay cả khi không cần điều trị. Tuy nhiên do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, chưa hoàn thiện nên bệnh có xu hướng kéo dài dai dẳng, gây mệt mỏi khó chịu cho trẻ. Vậy bé sổ mũi uống thuốc gì?

Bé sổ mũi uống thuốc gì là thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm
Bé sổ mũi uống thuốc gì là thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm

Trước tiên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ là gì. Dựa vào đó, bác sĩ mới có thể kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số loại thuốc trị sổ mũi được nhiều bác sĩ khuyên dùng.

Siro Decolgen United

Siro Decolgen United được dùng để điều trị các triệu chứng cảm cho trẻ em. Sản phẩm có chứa thành phần chính là Paracetamol, Phenylephrine và Chlorpheniramine, giúp cải thiện nhanh tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi ở trẻ nhỏ. Siro dùng dưới dạng đường uống, liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thành phần: Paracetamol 100mg, Phenylephrine 2.5mg, Chlorpheniramine 0.33mg. Tá dược: Sucrose, Trisodium Citrate Dihydrate, Saccharin Sodium, Sorbitol Solution, Glycerin, Propylene Glycol, Citric Acid Anhydrous, Tutti-Frutti Flavor, D&C Yellow # 10, nước tinh khiết.

Công dụng: 

  • Giảm đau nhức đầu, sốt.
  • Giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Giảm hắt hơi và dị ứng đường hô hấp.
  • Điều trị cảm cúm, cảm lạnh.
  • Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm màng nhầy xuất tiết do cúm, viêm xoang.

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em từ 2-6 tuổi uống từ 5-10ml/lần.
  • Trẻ em từ 7-12 tuổi uống 15ml/lần.
  • Mỗi ngày uống từ 3-4 lần.

Tác dụng phụ: Sẩn ngứa, nổi mề đay, kích thích thần kinh trung ương.

Giá bán: 21.000 đồng/chai.

Siro Tiffy Thai Nakorn Patana

Siro Tiffy Thai Nakorn Patana là sản phẩm đến từ thương hiệu Thai Nakorn Patana do Việt Nam sản xuất. Thành phần chính của siro bao gồm Clorpheniramin, Paracetamol và Phenylephrin, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng,… Sản phẩm này dùng được cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.

Thành phần: Paracetamol 120mg, Chlorpheniramine 1mg, Phenylephrine 5mg. Tá dược: Glycerin, natri saccharin, magnesi nhôm silicat, màu đỏ số 40, xanthan gum, màu vàng chanh, hương cam, sorbitol, polyethylen glycol 1500, natri cyclamat, methylparaben, propylparaben, propylene glycol, acid phosphoric, nước tinh khiết.

Công dụng: 

  • Làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng.
  • Hạ sốt, giảm đau.
  • Chống sung huyết, cải thiện tình trạng dị ứng.

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi uống mỗi lần khoảng 5ml.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi uống mỗi lần 5-10ml.
  • Nên dùng mỗi ngày 4 lần.
  • Dùng sau khi ăn.
  • Không dùng Siro Tiffy Thai Nakorn Patana quá 7 ngày.

Tác dụng phụ: Ngủ gật, an thần, khô miệng, phát ban, buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, chóng mặt, đau vùng thượng vị, run, trụy hô hấp, xanh xao, nhợt nhạt, buồn nôn, nôn.

Giá bán: 16.000 đồng/chai 30ml.

Deslotid OPV

Deslotid OPV được bào chế dưới dạng dung dung dịch uống với thành phần chính là Desloratadine 5mg. Sản phẩm thuộc nhóm thuốc kháng histamin, được chỉ định trong những trường hợp bị viêm mũi dị ứng, ngứa mũi, ngứa họng do cảm cúm, cảm lạnh gây ra. Sau khi uống, Deslotid OPV sẽ giúp làm giảm đáng kể triệu chứng khó chịu ở mũi và mắt. Từ đó giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn.

Deslotid OPV giúp cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ
Deslotid OPV giúp cải thiện tình trạng sổ mũi ở trẻ

Thành phần chính: Desloratadine 15mg và tá dược vừa đủ 1 viên.

Công dụng:

  • Giảm tình trạng viêm mũi vị ứng theo mùa hoặc viêm mũi mãn tính.
  • Loại bỏ các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, chảy nước mắt.
  • Cải thiện tình trạng ngứa da, phát ban, nổi mề đay.

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em trên 12 tuổi uống mỗi lần từ 10ml.
  • Trẻ em từ 6 – 11 tuổi uống mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em từ 1 – 5 tuổi uống mỗi lần 2,5ml.
  • Trẻ em từ 6 – 11 tháng uống mỗi lần 2ml.
  • Uống Deslotid OPV sau khi ăn khoảng 30 phút.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, nhức đầu, viêm họng, mệt mỏi, đau cơ, khô miệng, khó tiêu,  buồn nôn.

Giá bán: 45.000 đồng/chai 30ml.

Hapacol 150 Flu DHG

Nếu cha mẹ đang lo lắng không biết bé bị chảy nước mũi uống thuốc gì thì có thể cho con uống Hapacol 150 Flu DHG. Hapacol 150 Flu DHG là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng do Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang (Việt Nam) sản xuất. Hapacol 150 Flu được bào chế dưới dạng viên sủi tiện lợi, dễ sử dụng, giúp trẻ cải thiện nhanh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi…

Thành phần: Paracetamol 150mg, Clorpheniramin maleat 1mg, Tá dược: Manitol, acid citric khan, aspartam, PVP K30, màu quinoline, natri hydrocarbonat, đường trắng, bột hương cam.

Công dụng: 

  • Làm giảm các triệu chứng như cảm, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi.
  • Cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang.
  • Giảm đau nhức đầu, đau cơ bắp, đau xương khớp do cảm cúm hoặc do dị ứng thời tiết.

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ em từ 6-11 tháng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 gói.
  • Trẻ em từ 1-2 tuổi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ từ 2-3 tuổi uống mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Uống cách nhau từ 4-6 giờ. 
  • Không uống quá 5 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Khô miệng, rối loạn điều tiết, bí tiểu, vã mồ hôi, buồn ngủ, ban da, nôn, buồn nôn, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, bệnh thận, suy gan.

Giá bán: 38.000 đồng/hộp 24 gói.

Hadocolcen

Thuốc Hadocolcen được bào chế dưới dạng viên nén có chứa các thành phần chính là Cetaminophen, Chlorpheniramine và Phenylpropanolamine. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt, dùng cho những trường hợp bị cảm cúm, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi ở cả trẻ em và người lớn. Vì vậy nếu cha mẹ còn băn khoăn không biết bé sổ mũi uống thuốc gì thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc này.

Thành phần: Paracetamol, Chlopheniramine maleate, Pseudoephedrine hydrochloride và các tá dược vừa đủ.

Công dụng:

  • Giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa, có thể dùng để thay thế aspirin.
  • Co mạch, giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Cải thiện tình trạng ho, đau nhức cơ khớp, viêm mũi dị ứng,…

Cách sử dụng:

  • Uống mỗi ngày 2-3 lần.
  • Mỗi lần 0,5 viên.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, khô họng, phát ban.

Giá bán: Đang cập nhật.

Clorpheniramin 4mg

Clorpheniramin 4mg là thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp trẻ bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng gây ra. Hoạt chất Clorpheniramin maleat 4mg trong thuốc có tác dụng giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi một cách hiệu quả. Tuy nhiên do thuốc có dược tính mạnh nên trước khi sử dụng cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kỹ càng trước khi kê đơn.

Clorpheniramin 4mg được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng
Clorpheniramin 4mg được chỉ định cho trường hợp trẻ bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng

Thành phần: Clorpheniramin maleat 4mg, Tá dược: Màu quinolin, lactose, tinh bột sắn, aerosil, magnesi stearat, talc, gelatin vừa đủ 1 viên.

Công dụng:

  • Dùng cho trường hợp bị viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi.
  • Điều trị các triệu chứng khác như nổi mề đay, viêm da, côn trùng cắn, viêm kết mạc do dị ứng….

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em từ 1-2 tháng tuổi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1mg.
  • Trẻ em từ 2-6 tuổi dùng mỗi lần 1mg, cách nhau từ 4-6 giờ, tối đa 6mg/ngày.
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi dùng mỗi lần 2mng, cách nhau 4-6 giờ, tối đa 12mg/ngày.
  • Trẻ em từ 12-18 tuổi dùng mỗi lần 4mg, cách nhau 4-6 giờ, tối đa 24mg/ngày.
  • Không uống quá 6 viên/ngày.

Tác dụng phụ: Ngủ gà, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, nhìn mờ, bí tiểu tiện, táo bón, trào ngược dạ dày, đờm đặc.

Giá bán: 20.000 đồng/hộp 200 viên.

Loratadin

Loratadin là thuốc nhóm kháng histamin, được dùng để điều trị các trường hợp dị ứng thời tiết với biểu hiện như chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa ngáy…. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang dùng cho trẻ trên 6 tuổi. Còn thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc viên nhai thì được chỉ định cho trẻ trên 2 tuổi. 

Thành phần: Loratadin 10mg, Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Cellactose, Natri starch glycolat, Magnesi stearat, Colloidal anhydrous silica.

Công dụng:

  • Điều trị viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, sổ mũi.
  • Điều trị viêm kết mạc dị ứng, ngứa, nổi mề đay liên quan đến histamin.

Cách sử dụng:

  • Trẻ em trên 12 tuổi uống 10 mg/lần/ngày.
  • Trẻ em từ 2-12 tuổi uống từ 5-10mg/lần/ngày tùy theo cân nặng cơ thể.
  • Không dùng Loratadin cho trẻ dưới 2 tuổi.

Tác dụng phụ: Đau đầu, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc, trầm cảm, loạn nhịp nhanh trên thất, tim đập nhanh, đánh trống ngực,…

Giá bán: 16.800 đồng/hộp 20 viên.

Fexofenadin

Fexofenadin là thuốc kháng histamin được dùng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, phát ban, ngứa ngáy. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn histamin gây phản ứng dị ứng cho cơ thể. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ nên trước khi dùng cho trẻ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Thành phần: Hoạt chất chính Fexofenadine hydrochloride 60mg. Tá dược: Tinh bột ngô, Povidone, Natri croscarmellose, Magnesi stearat, Talc, Lactose monohydrate, Microcrystalline Cellulose, Hydroxypropylmethyl cellulose, Titan dioxyd, Polyethylen glycol 6000, Colloidal silicon dioxyd, Màu Sunset yellow.

Công dụng: 

  • Điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa hầu họng.
  • Điều trị mề đay, ngứa ngáy.

Cách dùng: 

  • Uống mỗi ngày 1 lần.
  • Mỗi lần 1 viên.
  • Uống nhiều với nước.
  • Dùng trước hoặc sau bữa ăn.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chuột rút, đau lưng, chóng mặt, khó tiêu, ho, sốt, viêm xoang….

Giá bán: 800-1300 đồng/viên.

Siro Cottu F Syrup

Siro Cottu F Syrup là sản phẩm do hãng Kolon Pharmaceutical của Hàn Quốc sản xuất. Sản phẩm được bào chế dưới dạng siro, giúp cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi cấp, viêm họng cho cả người lớn và trẻ em. 

Siro Cottu F Syrup dùng cho trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi
Siro Cottu F Syrup dùng cho trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi

Thành phần: Dipotassium Glycyrrhizinate 41.67mg, Chlopheniramine 8.33mg, DI-Methylephedrine hydrochloride 62.5mg, Anhydrous caffeine 31.25mg, Tá dược: D-sorbitol, sodium citrate, sucrose, acid citric, propyl parahydroxybenzoat, methyl parahydroxybenzoat, nước cất, màu đỏ số 40, hương dâu.

Công dụng: 

  • Làm giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau đầu gây ra do viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng,…
  • Cải thiện tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban ở trẻ em.

Cách sử dụng:

  • Trẻ từ 3-5 tháng tuổi: Dùng 3ml/lần.
  • Trẻ từ 6-11 tháng tuổi: Dùng 4ml/lần.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: Dùng từ 6ml/lần.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: Dùng từ 8ml/lần.

Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, khô miệng, táo bón, chán ăn, nổi mề đay, phù, mặt tái, chân tay lạnh, toát mồ hôi lạnh, thở gấp, nổi ban, đi tiểu ít.

Giá bán: 22.000 đồng/hộp 100 viên.

Desloratadin

Desloratadin được bào chế dưới dạng dung dịch uống có chứa thành phần chính là A.T Desloratadine 2.5mg, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu An Thiên Pharma (Việt Nam). Desloratadin được đánh giá là khá lành tính, ít tác dụng phụ, dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Thành phần: Desloratadin 2.5mg, Tá dược: Sucrose, Sucralose, Acid citric, Sorbitol 70%, Methyl paraben, Propyl paraben, Propylen glycol, Đỏ erythrosin, Hương dâu, Nước tinh khiết.

Công dụng:

  • Làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phát ban và nổi mề đay.

Cách sử dụng:

Thuốc bào chế dưới dạng ống uống:

  • Trẻ em trên 12 tuổi sử dụng mỗi ngày 2 ống.
  • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi sử dụng mỗi ngày 1 ống.
  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi sử dụng mỗi ngày 1/2 ống.

Thuốc bào chế dưới dạng chai:

  • Trẻ em trên 12 tuổi sử dụng mỗi ngày 10ml.
  • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi sử dụng mỗi ngày 5ml.
  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi sử dụng mỗi ngày 2.5ml.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, sốt, mất ngủ, đau đầu.

Giá bán: 112.000 đồng/hộp 30 ống.

Lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc sổ mũi cho bé

Để quá trình sử dụng thuốc trị sổ mũi cho bé đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, cha mẹ cũng cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng các loại thuốc kháng histamin dài ngày cho trẻ. Đặc biệt không dùng thuốc cho những trường hợp bé bị ho có đờm, hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.
  • Không dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ.
  • Nếu sau khoảng 5-7 ngày dùng thuốc mà tình trạng sổ mũi của trẻ vẫn không thuyên giảm thì nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị theo đúng phác đồ.
  • Nếu trong quá trình sử dụng nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của việc bị dị ứng thuốc thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
  • Kết hợp với việc rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hút dịch mũi và massage mũi để giúp bé dễ cảm thấy thở hơn.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bé sổ mũi uống thuốc gì? Tuy nhiên cha mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết hấp dẫn:

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em

Câu hỏi liên quan

Bé thở khò khè có tiêm phòng được không là thắc mắc được không ít bậc phụ huynh quan tâm. Bởi nhiều cha mẹ lo ngại rằng việc tiêm phòng khi sức khỏe của trẻ...

Xem chi tiết

Sổ mũi ra máu là hiện tượng trong nước mũi có lẫn dịch máu. Hầu hết các trường hợp này đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên người bệnh vẫn không nên chủ quan bởi...

Xem chi tiết

Sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà rất có thể đây còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Vậy bé bị sổ mũi kéo...

Xem chi tiết

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị sổ mũi, nghẹt mũi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Để cải thiện...

Xem chi tiết

Sổ mũi là một trong những biểu hiện thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi khó...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế...

Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Bé Sổ Mũi Có Tự Khỏi Được Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Bầu Sổ Mũi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Bầu Sổ Mũi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Bầu Sổ Mũi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua