Bé Sổ Mũi Xanh: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bé sổ mũi xanh là một hiện tượng thường gặp mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Không khí ẩm ướt và se lạnh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm và virus phát triển gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bài viết sau đây sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi bé bị chảy nước mũi màu xanh đặc.

Bé sổ mũi xanh là hiện tượng gì?

Thông thường khi trẻ nhỏ bị ngạt mũi, nước mũi chảy ra sẽ có màu trắng trong và loãng như keo. Triệu chứng này sẽ diễn ra trong vòng 1-3 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bước qua giai đoạn này, nước mũi của trẻ sẽ biến đổi thành chất nhầy đặc quánh màu vàng xanh. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang chiến đấu với vi khuẩn, virus để ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng.

Các tế bào bạch cầu khi hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn. Chúng sẽ chết đi và bị loại bỏ trong mũi của trẻ cùng các chất thải khác. Do các tế bào này có chứa một loại enzyme có màu xanh lục nên có thể khiến dịch nhầy chuyển thành màu xanh vàng.

Bé sổ mũi xanh là hiện tượng hệ hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm
Bé sổ mũi xanh là hiện tượng hệ hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm

Vì vậy khi thấy bé sổ mũi xanh đặc, cha mẹ không cần quá lo lắng. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang dần hồi phục và khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên để đảm bảo bệnh tình của trẻ đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi xanh, hầu hết đều là do các bệnh về viêm đường hô hấp gây ra, cụ thể như:

Cảm cúm

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sổ mũi xanh đó là cảm cúm. Cảm cúm xảy ra khi trẻ tiếp xúc với không khí lạnh có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi trẻ khi cảm cúm sẽ có các dấu hiệu như: Ngạt mũi, sổ mũi, ho, ho khan, ho có đờm, sốt, mệt mỏi, nhức mắt, ù tai,… Những trường hợp nặng có thể gặp phải hiện tượng chán ăn, buồn nôn, nôn mửa.

Viêm mũi họng

Khi trẻ bị viêm mũi họng, niêm mạc trong mũi sẽ bị viêm nhiễm, gây ra đau họng và sổ mũi. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ khiến trẻ bị sổ mũi màu xanh vàng, nước mũi đặc quánh. Sau đó bệnh sẽ phát triển dần xuống cùng cổ họng, gây đau rát họng, ho khan, ho có đờm và khàn tiếng.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng trẻ bị viêm nhiễm, phù nề, xung huyết ở niêm mạc trong, khiến cho các dịch tiết có màu xanh. Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng khác đi kèm như nghẹt mũi, đau đầu, đau nhức xung quanh mắt.

Dị ứng

Trẻ có thể bị dị ứng do các tác nhân từ môi trường xung quanh gây ra như: Phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn, thực phẩm, dầu mỡ, lông động vật,… Khi đó trẻ sẽ có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, nước mũi có màu xanh, phát ban, mẩn ngứa toàn thân.

Nghẹt mũi sơ sinh

Nghẹt mũi sơ sinh cũng là nguyên nhân khiến bé sổ mũi xanh đặc. Nguyên nhân là bởi nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch khiến trẻ bị nghẹt mũi từ khi vừa sinh ra. Đây không phải là một vấn đề gây nguy hiểm cho bé. Cha mẹ chỉ cần loại bỏ lượng chất nhầy này ra ngoài thì triệu chứng của trẻ sẽ được thuyên giảm.

Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, dưới đây là các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị bệnh hơn những trẻ khác: 

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch của trẻ suy yếu sẽ khiến trẻ nhạy với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về đường hô hấp, đồng thời cũng khiến bệnh của trẻ kéo dài và lâu khỏi hơn.
  • Điều kiện sống không đảm bảo: Nằm ngủ ở phòng điều hòa quá lâu, môi trường bụi bẩn, không khí ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với các nguồn bệnh,… khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn những trẻ khác.
  • Do ảnh hưởng từ thời tiết: Khi thời tiết chuyển mùa, hầu hết trẻ nhỏ đều dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh về đường hô hấp. Lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa đủ mạnh để chống chọi lại với chúng nên sẽ bị phát bệnh với biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Xem thêm: Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến trẻ dễ bị vi khuẩn virus tấn công
Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến trẻ dễ bị vi khuẩn virus tấn công

Dấu hiệu đi kèm của bệnh

Sổ mũi xanh đặc ở trẻ nhỏ không phải là triệu chứng đơn độc bởi nó thường kèm theo những dấu hiệu khác, bao gồm:

  • Ngạt mũi: Niêm mạc trong mũi bị sung huyết và phù nề sẽ gây ra tình trạng khó thở khiến cho việc thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn.
  • Ho có đờm: Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đang cố gắng loại bỏ các dịch tiết trong cổ họng và mũi. Trẻ sẽ bị ho nhiều hơn khi nằm hoặc khi mới thức dậy vào buổi sáng.
  • Đau đầu: Trẻ có thể bị đau nhức tại khu vực phía sau và xung quanh mắt. Điều này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi uể oải.

Những triệu chứng đi kèm này không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ. Vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó các bác sĩ mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị cho phù hợp.

Nước mũi màu xanh ở trẻ có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bé sổ mũi xanh đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đối với những trẻ có sức đề kháng tốt, được chăm sóc và điều trị cẩn thận thì bệnh sẽ nhanh khỏi. 

Ngược lại nếu chăm sóc và xử lý không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị biến chứng khiến bệnh ở trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi những cơn ho, ngạt mũi, sổ mũi kéo dài sẽ khiến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng.

Trường hợp trẻ bị sổ mũi xanh đặc kéo dài liên tục trong vòng 7 đến 10 ngày kèm theo các hiện tượng như: Nhức đầu xung quanh hốc mắt, nặng đầu, sưng mắt, quầng thâm quanh mắt, nôn ói liên tục, khó chịu, đau ngực, khó thở, sốt cao trên 39 độ C, trẻ quấy khóc bỏ bú hoặc biếng ăn… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra. 

Cha mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống mà chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc không đúng liều lượng có thể khiến trẻ bị kháng thuốc, nhờn thuốc, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.

Bé sổ mũi xanh điều trị như thế nào?

Để đưa ra được phương pháp điều trị phụ hợp cho trẻ, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Khi đã chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ điều trị bệnh cho con theo những cách sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Trường hợp bé bị sổ mũi xanh do vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho bé dùng một số loại thuốc như sau:

  • Clorpheniramin: Đây là thuốc kháng histamin H1 được dùng để điều trị tình trạng ngứa mũi, sổ mũi, nước mũi màu xanh vàng, ho, ngứa cổ họng, nổi mề đay,… Trẻ từ 6-12 tuổi uống mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 1/2 viên. Trẻ dưới 6 tuổi cần được bác sĩ kê đơn dựa trên tình trạng sức khỏe.
  • Hadocolcen: Thuốc Hadocolcen với thành phần chính bao gồm Acetaminophen, Clorpheniramin và Phenylpropanolamine. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, co mạch, giảm hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Trẻ nhỏ uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1/2 viên. 
  • Cottuf: Cottuf được bào chế dưới dạng nước, có tác dụng giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi, chảy dịch. Trẻ từ 3-5 tháng uống 3ml/lần, trẻ từ 6-11 tháng uống 4ml/lần, trẻ từ 1-2 tuổi uống 6ml/lần, trẻ từ 3-6 tuổi uống 8ml/lần. Trẻ uống mỗi ngày < 6 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
  • Cortiphenicol: Cortiphenicol là thuốc nhỏ mũi có tác dụng kháng khuẩn, điều trị viêm mũi, viêm xoang. Trẻ em dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần nhỏ 1 giọt vào bên mũi bị nghẹt.
Sử dụng thuốc Tây y trị sổ mũi cho trẻ
Sử dụng thuốc Tây y trị sổ mũi cho trẻ

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật loại bỏ polyp mũi hoặc chỉnh sửa lại cấu trúc mũi xoang – nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sổ mũi xanh đặc ở trẻ nhỏ.

Áp dụng mẹo dân gian

Điều trị sổ mũi cho trẻ bằng các nguyên liệu dân gian là phương pháp an toàn được rất nhiều cha mẹ tin tưởng áp dụng. Bởi những nguyên liệu được sử dụng đều là các loại rau củ quả tự nhiên như gừng, tỏi, lá hẹ, tía tô,… nên rất lành tính đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Trong trường hợp trẻ bị bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo áp dụng theo các cách sau:

  • Gừng tươi: Gừng có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm diệt khuẩn khác. Vì vậy gừng có thể dùng để cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, ho, sốt, sổ mũi xanh ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy dùng nước cốt gừng pha với nước ấm để tắm cho trẻ. Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng bé bị sổ mũi màu xanh.
  • Lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh cúm, viêm họng. Từ đó làm giảm triệu chứng sổ mũi xanh ở trẻ. Bạn kết hợp lá hẹ với mật ong và cho vào nồi hấp cách thủy 10 phút. Dùng nước cốt thu được cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Không dùng phương pháp này cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
  • Lá tía tô: Lá tía tô thường được dân gian dùng để điều trị cảm mạo, trị ho, hen suyễn, nghẹt mũi, sổ mũi, nôn trớ. Cha mẹ hãy dùng lá tía tô đun lấy nước để cho trẻ xông hơi. Hơi nước nóng bốc lên sẽ giúp làm thông thoáng đường thở, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.
  • Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng cao allicin, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Bạn giã nát tép tỏi rồi cho vào 1 cái lọ thủy tinh, đổ nước sôi vào và chờ khoảng 3 phút. Sau đó cho trẻ ngửi hơi tỏi thông qua một cái phễu. 

Chăm sóc trẻ tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, khi bé sổ mũi xanh đặc, phụ huynh có thể tham khảo một số cách cải thiện bệnh tại nhà cho trẻ như sau:

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Cha mẹ dùng dụng cụ vệ sinh mũi được thiết kế với một đầu vòi dùng để dẫn nước muối sinh lý qua khoang mũi. Từ đó làm loãng dịch nhầy và đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Thao tác này cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và cẩn thận tránh làm tổn thương mũi của trẻ.
  • Giữ ấm cơ thể: Để ngăn ngừa trẻ bị nhiễm lạnh, cha mẹ nên giữ ấm cơ thể của trẻ vào mùa đông, nhất là khu vực cổ họng, mũi, miệng. Đồng thời nên khuyến khích trẻ vận động vừa sức để tăng cường tuần hoàn máu và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
  • Massage bằng dầu tràm: Cha mẹ cởi quần bớt áo của trẻ, thoa 2-3 giọt dầu tràm vào vùng bụng, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ, massage nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể. Từ đó giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện tình trạng cảm lạnh, sổ mũi ở trẻ. Nên chú ý tránh bôi vào mắt, miệng của trẻ.
  • Cho bé uống nhiều nước: Uống nhiều nước ấm là cách giúp làm loãng dịch nhầy ở mũi, giảm nghẹt mũi. Từ đó giúp dịch mũi được loại bỏ ra một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Phòng ngừa trẻ bị sổ mũi xanh, ho có đờm

Phòng ngừa tình trạng sổ mũi xanh đặc ở trẻ là điều không quá khó khăn, cha mẹ chỉ cần chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, không để trẻ ra ngoài vui chơi ở những nơi có gió to, nhiều bụi bẩn để ngăn ngừa các bệnh như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi… 
  • Nếu đưa trẻ ra ngoài, đến những nơi như siêu thị, chợ,… nên cho trẻ mang theo khẩu trang và khăn quàng cổ để tránh tiếp xúc với bụi bẩn và mầm bệnh.
  • Không để trẻ lại gần những người đang bị cảm cúm, cảm lạnh, ho, hen suyễn, hắt hơi,… để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn virus từ những người bệnh.
  • Không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với chó mèo vì lông của chúng có thể khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng, gây ho, sổ mũi, hắt hơi.
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng giúp chống chọi là với vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, cay nóng, chứa nhiều đường. Vì những thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, đồng thời cũng làm cho hệ miễn dịch suy giảm.
  • Vệ sinh phòng ngủ và môi trường sống sạch sẽ bằng cách lau dọn nhà cửa, giặt giũ chăn, màn, gối, ga đệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và mạt nhà.
  • Khi trẻ bị bệnh nên để trẻ được nghỉ ngơi, đồng thời đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống, nhất là các loại thuốc kháng sinh. 
  • Cha mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm và phế cầu cho trẻ để phòng tránh bệnh từ sớm.

Trên đây là những thông tin giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về hiện tượng bé sổ mũi xanh. Đại đa số các trường hợp bị bệnh đều không nghiêm trọng và trẻ sẽ thuyên giảm sau 1 tuần điều trị tích cực. Tuy nhiên ở những trẻ sơ sinh hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh từ sớm và theo dõi sức khỏe của trẻ một cách sát sao để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. 

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Phương Pháp chữa khác

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay

TOP 6 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Cực Đơn Giản, Hiệu Quả

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Móng Chân Có Sọc Đen Là Bệnh Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Và Điều Trị

Móng Chân Có Sọc Đen: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

Móng Chân Có Sọc Đen: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

Nữ Đau Bụng Dưới Bên Trái Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nữ Đau Bụng Dưới Bên Trái Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nữ Đau Bụng Dưới Bên Trái Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế...

Nguyên Nhân Khiến Em Bé Bị Nhiệt Miệng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nguyên Nhân Khiến Em Bé Bị Nhiệt Miệng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nguyên Nhân Khiến Em Bé Bị Nhiệt Miệng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua