Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Vết thương hở kiêng ăn gì là câu hỏi chung của nhiều người khi không may gặp những tổn thương trên cơ thể. Bên cạnh việc vệ sinh đúng cách, chế độ dinh dưỡng cũng chính là yếu tố quyết định thời gian hồi phục cũng như mức độ lành tính của vết thương. Nếu không chăm sóc và kiêng cữ đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ cao bị sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng giúp vết thương nhanh chóng phục hồi mà người bị thương cần lưu ý!

Vết thương hở kiêng ăn gì để tránh tình trạng vết thương nặng hơn là vấn đề được nhiều người quan tâm
Vết thương hở kiêng ăn gì để tránh tình trạng vết thương nặng hơn là vấn đề được nhiều người quan tâm

Vết thương hở là gì? Quá trình lành lại ra sao?

Vết thương hở là những chấn thương có thể thấy được bằng mắt thường như da bị rách, cắt, đâm thủng, trầy xước… Các dấu hiệu của vết thương hở dễ nhận biết là chảy máu, tấy đỏ và sưng vùng xung quanh vết thương. Kèm theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt, khó chịu trên bề mặt da.

Đối với các vết thương hở nhỏ, mọi người hoàn toàn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những vết thương lớn với tổn thương sâu, chảy máu nhiều, người bị thương nên đến trực tiếp bệnh viện, nơi có những bác sĩ chuyên môn để xử lý.

Bạn đọc có thể theo dõi quá trình liền vết thương hở dưới đây để điều chỉnh chế độ ăn uống và cách chăm sóc sao cho phù hợp:

  • Giai đoạn viêm: Các mạch máu tại vị trí vết thương sẽ bắt đầu thắt chặt lại để ngăn ngừa mất máu, tạo thành cục máu đông. Các tế bào bạch cầu dần dần chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và thành phần vi sinh vật khác. Các tế bào da tự động nhân lên và phát triển trên khắp bề mặt vết thương.
  • Giai đoạn nguyên bào sợi: Ở giai đoạn này, Collagen và các sợi protein bắt đầu phát triển bên trong vết thương. Quá trình này kích thích các cạnh của vết thương co vào và đóng lại. 
  • Giai đoạn tái tạo: Lúc này, cơ thể liên tục tự động bổ sung thêm collagen và tinh chỉnh vùng bị thương. Điều này giải thích lý do vì sao vết sẹo sẽ có xu hướng mờ dần theo thời gian.
Tùy theo từng giai đoạn phục hồi của vết thương mà điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp
Tùy theo từng giai đoạn phục hồi của vết thương mà điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp

Tùy theo từng giai đoạn mà mức độ lành tính của sẹo cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh việc chăm sóc khoa học thì chế độ kiêng cữ của của người bị thương cũng đóng vai trò quan trọng. Vì thế, mọi người nên chủ động tìm hiểu để hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo.

Người bị vết thương hở kiêng ăn gì để tránh vết thương nặng thêm

Vết thương hở nếu để nặng có thể gây sẹo hoặc gây nên các biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Sẹo không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn khiến cho người bị thương cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để tránh những bất lợi này, mọi người nên hạn chế tối đa những thực phẩm tôi liệt kê sau đây:

  • Có vết thương hở không nên ăn thịt chó

Thịt chó chứa rất nhiều năng lượng và protein tốt cho cơ thể. Đối với những người bình thường, thịt chó sẽ rất có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những ai đang có vết thương hở, thịt chó sẽ làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi. Bởi theo Đông y, thịt chó có tính nóng, không phù hợp cho vết thương đang trong quá trình phục hồi. Điều này dễ khiến da bị rạn và sần cứng hơn. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn thịt chó khi có vết thương hở.

  • Vết thương hở nên kiêng rau muống

Đây là một trong những “khắc tinh” ngăn chặn quá trình lành vết thương của bạn. Tuy rau muống được sử dụng nhiều trong những bài thuốc dân gian nhưng trong trường hợp này, bạn tuyệt đối nên tránh xa. Bởi rau muống sẽ kích thích sự tăng sinh collagen, dẫn đến quá trình tái sinh tế bào diễn ra quá mức. Điều này chính là nguyên nhân khiến bạn bị sẹo lồi.

  • Người bị vết thương hở nên tránh xa thịt gà
Thịt gà là "khắc tinh" của vết thương hở
Thịt gà là “khắc tinh” của vết thương hở

Khi nói đến những thực phẩm gây sẹo, không thể không nhắc đến thịt gà. Thịt gà có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho những người khỏe mạnh nhưng lại là “kẻ thù” với những người có vết thương chưa lành hoặc đang lên da non. Thịt gà có thể khiến vết thương bị ngứa, khiến bạn muốn gãi, gây trầy xước, thậm chí còn khiến vết thương nặng hơn. Bên cạnh đó, nó còn gây mưng mủ nếu người bị thương tiêu thụ quá nhiều. Vì thế, mọi người chỉ nên ăn món ăn này khi vết thương đã thực sự lành hẳn.

  • Thịt bò dễ gây sẹo thâm ở người có vết thương hở

Thịt bò chứa hàm lượng protein tốt cho sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, người có vết thương hở không nên ăn thịt bò. Bởi thịt bò sẽ khiến vết thương sậm màu hơn và từ đó hình thành nên sẹo thâm. Chính vì thế, khi có vết thương hở, bạn nên kiêng ăn thịt bò hoặc các món làm từ bò như chả bò, giò bò… để tránh để lại sẹo gây mất thẩm mĩ.

  • Vết thương hở kiêng ăn gì? Trứng

Trứng là một loại thức ăn quen thuộc trong nhiều gia đình. Chúng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đây cũng là một nguyên liệu đem đến nhiều lợi ích cho da. Thế nhưng, bị vết thương hở nên kiêng gì thì trứng chính là câu trả lời. Nếu như thịt bò làm sậm màu vết thương thì trứng gà lại làm cho vùng da ấy sẽ trắng hơn hoặc có màu loang lổ như bị lang ben sau khi lành. Do đó, khi vết thương đang trong giai đoạn liền da non, bạn không nên ăn trứng để vùng da mới hình thành có màu giống với các vùng da lân cận.

  • Đồ nếp – thủ phạm gây mưng mủ vết thương hở

Các món ăn được làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng,… thường mang tính nóng. Vì vậy, đồ nếp dễ khiến vết thương của bạn bị mưng mủ, nhiễm trùng. Nếu tiêu thụ thường xuyên có thể gây nên sẹo lồi. Do đó, muốn vết thương nhanh lành và không để lại di chứng mất thẩm mĩ, bạn cần tuyệt đối tránh xa loại thực phẩm này.

  • Vết thương hở nên kiêng hải sản, đồ tanh

Mặc dù hải sản là loại thức ăn cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng khi bị vết thương hở, hải sản lại không tốt cho bạn chút nào. Đây là một loại thức ăn dễ gây dị ứng ở nhiều người bởi nó chứa các loại protein lạ . Bên cạnh đó, hải sản đồ tanh còn gây ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị tổn thương. Vì thế, bạn không nên ăn hải sản và đồ tanh trong khi bị vết thương hở để tránh tình trạng ngứa ngáy và hình thành sẹo lồi.

  • Không nên ăn thịt hun khói và các loại bánh kẹo ngọt

Những món ăn này sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể hao hụt bớt vitamin có lợi và khoáng chất thiết yếu trong quá trình tái tạo và làm mới tế bào. Điều này có thể khiến cho vết thương lâu lành hơn.

Như vậy, tôi đã chỉ ra những thực phẩm dễ gây sẹo lồi và làm chậm quá trình phục hồi vết thương hở. Bên cạnh việc phòng tránh, bạn cũng nên bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu, tốt cho cơ thể, đặc biệt là vết thương hở để giúp nhanh lành và ít để lại di chứng.

Vết thương hở nên ăn gì để nhanh lành vết thương?

Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng tốt cũng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương nói riêng và nâng cao sức kháng cho cơ thể nói chung. Vậy đâu là nhóm chất cần thiết cho quá trình hồi phục? 

  • Protein: Vai trò chính của protein là thúc đẩy tăng sinh collagen, hỗ trợ thay thế và tái tạo lại các mô bị tổn thương. Từ đó, hình thành nên các mạch máu mới và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
  • Nhóm vitamin B, C: Vitamin B cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình tái tạo và giúp vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, Vitamin C lại giúp vết thương hạn chế nhiễm trùng, làm bền thành mạch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Kẽm: Kẽm chính là một trong những khoáng chất vô cùng thiết yếu để hỗ trợ quá trình phân bào. Đồng thời, kẽm còn hỗ trợ ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng ở vết thương hở.

Trên đây là 3 nhóm chất cần thiết trong quá trình làm lành vết thương, khi đã biết được nhóm dưỡng chất cần thiết cho việc điều trị vết thương hở, người bệnh có thể chuẩn bị những loại thực phẩm sau: 

  • Hoa quả
Người bị vết thương hở nên bổ sung nhiều vitamin tự nhiên từ trái cây
Người bị vết thương hở nên bổ sung nhiều vitamin tự nhiên từ trái cây

Dâu tây, cam, quýt, bưởi,… là những loại trái cây cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, những dòng trái cây họ cam chứa rất nhiều vitamin C, có tác dụng ngăn chặn sự nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo thâm. Mọi người nên ăn hoa quả mỗi ngày để bổ sung thêm dinh dưỡng và các vitamin cần thiết khác.

  • Các loại rau cải

Những loại rau xanh vừa phổ biến, vừa ngon lại có tác dụng hỗ trợ quá trình sửa chữa, phục hồi vết thương là các loại họ hàng nhà cải như cải xoong, súp lơ, cải xoăn,…. Những loại rau này có chứa rất nhiều kẽm tốt cho quá trình phân bào và ngăn chặn nhiễm trùng vết thương hở. Vì vậy, bạn nên đưa các loại rau này vào thực đơn hàng ngày.

  • Khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột tốt và rất nhiều vitamin A. Những chất này có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm ở vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, khoai lang còn tốt cho quá trình giảm cân và sức khỏe làn da của bạn.

  • Thịt lợn

Thịt lợn là món ăn chính hàng ngày của nhiều gia đình. Chúng giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt phải kể đến là protein. Nạp đủ lượng protein cần thiết sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo vết xước, hình thành các mạch máu mới cho cơ thể. Vì thế, hãy duy trì món ăn này trong thực đơn hàng ngày của bạn.

  • Nghệ
Nghệ thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp làm đầy vết sẹo lõm và tái tạo da hoàn thiện
Nghệ thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp làm đầy vết sẹo lõm và tái tạo da hoàn thiện

Nghệ là một loại gia vị khá phổ biến. Trong nghệ có chứa một hoạt chất curcumin. Hoạt chất này có chức năng chống oxy hóa, kháng viêm nhiễm vết thương, tương tự như kháng sinh nên có thể sử dụng để ngăn vết thương không bị lan rộng. Ngoài ra, nghệ còn thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp làm đầy vết sẹo lõm và tái tạo da hoàn thiện. Vì vậy, sử dụng nghệ để hồi phục vết trầy xước chính là sự lựa chọn thông minh.

Khi bị thương, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm dễ gây nhiễm trùng, mưng mủ, sẹo lồi như đồ nếp, thịt bò…Đồng thời, bổ sung thêm các nhóm chất và các loại vitamin cần thiết, tốt cho quá trình phục hồi như kẽm, protein… để tăng cường khả năng làm lành vết thương và hạn chế để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hở

Trong quá trình tư vấn cho nhiều bệnh nhân bị vết thương hở, tôi nhận ra mọi người chưa thực sự biết cách chăm sóc để hạn chế tối đa khả năng hình thành sẹo. Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm, mọi người có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây để việc ngăn chặn di chứng sau tổn thương đạt được hiệu quả cao nhất:

  • Giữ vết thương luôn trong trạng thái khô thoáng và sạch sẽ
  • Vệ sinh vết thương đều đặn hàng ngày với nước muối sinh lí để đảm bảo không có vi khuẩn hay ký sinh trùng gây hại tồn tại ở vùng da bị tổn thương. Khi vệ sinh, luôn đảm bảo tay sạch để vi khuẩn không lây lan thêm.
  • Không lạm dụng quá nhiều một loại chất dinh dưỡng trong thời gian dài, dễ dẫn thừa chất, thậm chí còn phản tác dụng 
  • Không tự ý bôi hay kết hợp các thành phần thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn
  • Không chạm tay quá nhiều vào miệng vết thương, tuyệt đối không bóc vảy khiến cho vết thương chảy máu, càng lâu phục hồi
  • Các biện pháp thoa bên ngoài để làm mờ sẹo vết thương chỉ được thực hiện khi đầu vết thương đã se lại, và đang lên da non.
  • Tránh vận động mạnh ở những vùng có vết thương hở. Điều này có thể làm tổn thương rộng hơn, mất thời gian rất lâu để có thể hồi phục. Không chỉ thế, mồ hôi chảy vào vết thương có thể gây xót và khó chịu cho người bị.

Bên cạnh việc chăm sóc khoa học, dinh dưỡng cũng là “chìa khóa” then chốt quyết định đến mức độ lành tính và thời gian hồi phục của bạn. Ngay khi cơ thể bị tổn thương, hãy xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để hạn chế việc hình thành sẹo càng sớm càng tốt. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng vết thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng hoặc lở loét, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, việc chủ động trang bị những kiến thức cần thiết để hạn chế biến chứng của vết thương hở là vô cùng quan trọng.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề người bị vết thương hở kiêng ăn gì. Tôi hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích mọi người trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng trong thời gian bị vết thương hở trên cơ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mọi người có thể gửi tin nhắn đến hòm thư cá nhân của tôi. Trong trường hợp muốn đặt lịch khám trực tiếp hay cần đến sự tư vấn ngay từ chuyên viên, mọi người có thể đến địa chỉ Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội nơi tôi đang công tác.

Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe!

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Phương Pháp chữa khác

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay

TOP 6 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Cực Đơn Giản, Hiệu Quả

Câu hỏi liên quan

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh được WHO liệt vào danh sách nguy hiểm hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ...

Xem chi tiết

Sổ mũi là tình trạng thường gặp khi mang thai, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Vậy bà bầu sổ mũi phải làm sao, nguyên nhân do đâu...

Xem chi tiết

Ra mồ hôi là một trong những hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Nhưng nếu như bạn ra nhiều mồ hôi ngay cả khi thời tiết mát mẻ hoặc không...

Xem chi tiết

Bóc tróc da tay, đặc biệt là đầu ngón tay là hiện tượng phổ biến và lặp lại nhiều lần với nhiều lứa tuổi, cả người trẻ và người già. Đây có thể là dấu...

Xem chi tiết

Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ gửi về Blog cho tôi với mong muốn được giải đáp chi tiết. Mạch...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì đang là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Lưỡi trắng và nhạt miệng là hiện tượng ngày càng phổ biến hiện nay

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua