Nhiệt Miệng Màu Đen Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nhiệt miệng là các vết loét hình tròn nhỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng. Thông thường chúng sẽ màu trắng hoặc hồng đỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp vết nhiệt miệng lại có màu đen khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Vậy nhiệt miệng màu đen là hiện tượng gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua nội dung sau.
Nguyên nhân, triệu chứng của nhiệt miệng màu đen
Các vết nhiệt miệng thông thường sẽ có màu trắng, hồng, hình tròn nhỏ với kích thước vài mm. Trong khi đó những người bị nhiệt miệng màu đen sẽ xuất hiện của các vết loét có màu đen ở bên trong niêm mạc miệng. Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Bệnh có thể xảy ra do một vài nguyên nhân cơ bản như sau:
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Việc cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như vitamin B2, B3, B12, C, axit folic, sắt, kẽm,… trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng. Bởi các dưỡng chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, duy trì hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy, khi bị thiếu hụt các vi chất này tình trạng nhiệt miệng rất dễ xảy ra.
Xem thêm: Ăn Gì Nhiều Sắt? Top 20+ Thực Phẩm Giàu Fe, Bổ Máu Nhất
Niêm mạc miệng bị tổn thương
Bạn niềng răng, cắn vào lưỡi hoặc đánh răng quá mạnh cũng khiến niêm mạc bị tổn thương và gây ra nhiệt miệng. Ngoài ra sử dụng các loại bàn chải có lông cứng cũng dễ làm xước nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công khiến các vết viêm loét thêm trầm trọng.
Ung thư lưỡi
Nếu các vết nhiệt miệng màu đen xuất hiện ở lưỡi, không gây đau nhưng bệnh lại kéo dài dai dẳng không khỏi thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi. Vì vậy nếu người bệnh nhận thấy các dấu hiệu bất thường của sức khỏe cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Stress, mệt mỏi kéo dài
Làm việc quá sức, nghỉ ngơi không đủ khiến người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng. Điều này khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động kém gây nóng trong, ợ nóng, bốc hỏa dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.
Natri Lauryl Sulfate trong một số sản phẩm
Hoạt chất này thường có trong một số loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng, có tác dụng cao trong việc làm trắng răng đồng thời loại bỏ mùi hôi rất tốt. Tuy nhiên tác dụng phụ ngoài ý muốn của Natri Lauryl Sulfate đó chính là dễ gây các vết viêm loét trong khoang miệng.
Do tác dụng của một số thực phẩm
Các món ăn quá cứng, trái cây quá chua hoặc thực phẩm cay nóng, nhiều muối, nhiều đường… đều có thể dẫn đến tình trạng nóng trong và nhiệt miệng. Ngoài ra sử dụng thuốc lá, cà phê, đồ uống có cồn cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng màu đen.
Một số cách điều trị nhiệt miệng màu đen
Nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng màu đen được loại trừ khả năng bị ung thư, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh.
Áp dụng mẹo dân gian
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số mẹo chữa nhiệt miệng từ nguyên liệu dân gian, vừa an toàn, đơn giản lại giúp tiết kiệm chi phí.
- Mật ong: Mật ong là một trong những dược liệu thiên nhiên có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Ngoài khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm hiệu quả nhờ hoạt chất hydroperoxide, mật ong còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết viêm loét do nhiệt miệng gây ra, vừa giảm đau vừa giúp miệng vết thương nhanh lành. Ngoài ra, pha mật ong với nước ấm dùng để uống hàng ngày cũng đạt được hiệu quả trị bệnh rất cao.
- Nước muối sinh lý: Nước muối cũng có tính kháng khuẩn, khử trùng, làm khô vết loét do nhiệt miệng màu đen gây ra. Khi súc miệng nước có thể bạn cảm thấy xót ở vết loét nhưng ngay sau đó cảm giác đau rát sẽ dịu đi đáng kể và vết thương sẽ được phục hồi nhanh chóng. Bạn có thể mua nước muối sinh lý pha sẵn tại các hiệu thuốc, mỗi ngày súc miệng 2 – 3 lần cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
- Dầu dừa: Acid Lauric – một hoạt chất trong dầu dừa có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả các vết viêm loét do nhiệt miệng gây ra. Hơn nữa dầu dừa rất an toàn và lành tính vì vậy người bệnh có thể thoa trực tiếp lên vết loét nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng nhiệt miệng được cải thiện hoàn toàn.
- Giấm táo: Súc miệng bằng nước pha giấm táo sẽ giúp cải thiện chứng nhiệt miệng một cách đáng kể. Bởi trong thành phần của nó có chứa Axit Axetic giúp tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm vết viêm loét phục hồi nhanh chóng. Khi sử dụng, người bệnh nên pha giấm táo và nước theo tỉ lệ 1: 1 để súc miệng hàng ngày, duy trì đến khi tình trạng bệnh cải thiện.
- Rau diếp cá chữa nhiệt miệng: Lá diếp cá có tính mát, vị cay được sử dụng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời loại rau này còn có tính kháng khuẩn giúp tiêu diệt ký sinh trùng nên được áp dụng phổ biến trong các bài thuốc trị nhiệt miệng. Người bệnh sử dụng khoảng 100g lá diếp cá rửa sạch rồi xay nhuyễn cùng nước. Lấy nước đó uống liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
Uống thuốc Tây y điều trị nhiệt miệng màu đen
Một số loại thuốc Tây y được sử dụng để điều trị nhiệt miệng màu đen bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bị nhiệt miệng trong trường hợp có kèm theo bội nhiễm. Dòng thuốc phổ biến đó là Biseptol chứa hoạt chất Trimethoprim và Sulfamethoxazole. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng do viêm một cách nhanh chóng.
- Thuốc kháng viêm: Colchicine và Prednisone là hai loại thuốc kháng viêm được sử dụng trong điều trị nhiệt miệng màu đen Thuốc giúp giảm tình trạng đau rát, sưng tấy do các vết loét trong khoang miệng gây ra đồng thời hỗ trợ làm lành vết thương một cách nhanh chóng.
- Thuốc kháng nấm: Trong trường hợp các vết viêm loét nhiệt miệng do nấm gây ra, người bệnh cần dùng thuốc kháng nấm để tình trạng bệnh được cải thiện. Những thuốc kháng nấm thường được dùng phổ biến như: itraconazole, fluconazol hay nystatin. Sử dụng đúng liều lượng bác sĩ chỉ định sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
- Thuốc corticosteroid: Corticosteroid được sử dụng khi tình trạng nhiệt miệng đã chuyển nặng, kéo dài và chưa có dấu hiệu lành lại. Nếu để lâu sẽ khiến sức đề kháng của người bệnh suy yếu dẫn đến dễ mắc các bệnh về hệ miễn dịch khác. Tuy nhiên thuốc giúp giảm đau, cải thiện bệnh rất nhanh chóng nhưng cũng vì vậy mà có tác dụng phụ như: rối loạn miễn dịch, loét dạ dày,…
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y để trị nhiệt miệng cần có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tùy tiện mua thuốc về dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ.
Nhiệt miệng màu đen có gây nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhiệt miệng màu đen rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi. Nếu người bệnh quan sát thấy vị trí nhiệt miệng ở dưới lưỡi, cạnh lưỡi, góc phía bên trong lưỡi,… Đồng thời kèm theo những triệu chứng sau đây thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra:
- Các nốt nhiệt miệng màu đen xuất hiện thường xuyên, khó chữa khỏi, bệnh tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn.
- Vị trí bị nhiệt có thể chảy máu hoặc chảy mủ, hơi thở có mùi khó chịu.
- Người bệnh cảm thấy rất vướng víu và khó nuốt.
- Vết loét miệng gây cứng lưỡi, cứng hàm.
- Kích thước vết loét tăng dần, hình thành u cục bám vào niêm mạc lưỡi.
- Người bệnh có hiện tượng đau và nổi hạch dưới góc hàm.
- Bệnh nhân kèm theo các dấu hiệu sốt, uể oải, sụt cân, chán ăn,…
Những lưu ý khi bị nhiệt miệng màu đen
Để tình trạng bệnh của mình được cải thiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị nhiệt miệng màu đen bằng mẹo dân gian hoặc thuốc Tây y, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Nhiệt miệng gây khó khăn trong ăn uống nên người bệnh có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Đồng thời nên ăn cân bằng giữa các chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm mềm, nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Uống nhiều nước khoảng 2 lít mỗi ngày để miệng không bị khô, đồng thời giúp các vết viêm loét dịu đi. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không ăn các thực phẩm quá cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt,… sẽ khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên trầm trọng hơn.
- Không hút thuốc, uống cà phê, các chất có cồn trong khi đang bị nhiệt miệng nếu không sẽ rất khó để lành các vết viêm loét.
- Dù bị nhiệt miệng màu trắng hay đen thì người bệnh đều cần giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Hãy đánh răng và súc miệng ít nhất 2 lần/ ngày. Lưu ý nên dùng bàn chải lông mềm, sử dụng thuốc đánh răng và nước súc miệng phù hợp.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái nhất, tránh căng thẳng lo âu kéo dài.
- Nhiệt miệng màu đen thường đã bước sang giai đoạn nguy hiểm hơn so với nhiệt miệng thông thường. Vì vậy nếu thấy màu đen trên các vết viêm loét kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như sốt cao, phát ban, đau đầu, tiêu chảy, vết loét lan rộng,…. bạn đừng chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nhiệt miệng màu đen, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tại nhà. Hy vọng qua bài viết trên bạn và những người thân yêu đã có những phương pháp cải thiện tình trạng bị nhiệt miệng của mình một cách phù hợp và hiệu quả nhất để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!