Nước Bọt Có Màu Nâu Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nước bọt có màu nâu bất thường khiến nhiều người lo lắng bản thân đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây chỉ là dấu hiệu của bệnh răng miệng hay đơn giản là màu thức ăn còn sót trong khoang miệng. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Nguyên nhân khiến nước bọt có màu nâu

Ở trạng thái bình thường, nước bọt có màu trong suốt, dạng nhầy, không mùi. Tác dụng chính của hỗn hợp này là làm sạch, loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng. Từ đó phòng tránh các vấn đề răng miệng, hỗ trợ hoạt động tiêu hoá.

Khi nước bọt bất ngờ có màu nâu, không còn ở trạng thái màu sắc bình thường có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:

  • Màu thực phẩm còn sót lại

Nếu sau khi ăn một số thực phẩm có màu nâu như socola, cà phê, kẹo, bánh ngọt… và không vệ sinh lại răng miệng thì sau đó nước bọt sẽ có màu nâu. Một số trường hợp khác khi sử dụng thuốc uống/thuốc ngậm có phần vỏ/lớp bao phim màu nâu thì tình trạng nước bọt có màu nâu là hết sức bình thường. Do vậy, nếu gặp hiện tượng này thì bạn không cần lo lắng.

Nguyên nhân khiến nước bọt có màu nâu
Nước bọt có màu bất thường do thực phẩm gây nên
  • Nước bọt chứa máu hoặc hoạt chất Hemoglobin

Ngoài nguyên nhân do màu thực phẩm, việc nước bọt thay đổi từ trong suốt sang màu nâu cũng có thể do các sợi máu hoặc hoạt chất Hemoglobin. Tình trạng này có thể xuất phát từ việc chảy máu hầu họng, chảy máu lợi do tổn thương, khạc/nhổ mạnh, thậm chí là bệnh lý về rối loạn đông máu gây nên.

  • Các bệnh lý răng miệng

Khi mắc các bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm chân răng, sưng nướu, chảy máu chân răng… thì hiện tượng nước bọt có màu nâu có thể xảy ra. Trong trường hợp này, vấn đề cũng không quá nghiêm trọng, chỉ cần xử lý vấn đề răng miệng thì nước bọt sẽ trở lại trạng thái bình thường.

  • Tư thế ngủ sai

Ngủ không đúng tư thế, đầu gối quá cao, mở miệng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập khoang miệng. Từ đây, chúng hoạt động và sinh sôi mạnh mẽ khiến miệng khô, xuất hiện tình trạng nước bọt màu nâu.

  • Chức năng bài tiết của gan kém

Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc nước bọt bất ngờ chuyển sang màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là chức năng bài tiết của gan suy yếu khiến nước bọt có mùi, màu nâu bất thường, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

nước bọt có màu nâu dấu hiệu chức năng gan bị suy giảm
Chức năng gan suy giảm làm thay đổi màu nước bọt

Nước bọt có màu nâu nên làm gì?

Nếu không xuất phát từ việc thực phẩm còn tồn đọng trong khoang miệng, tuyệt đối không nên xem nhẹ tình trạng nước bọt có màu nâu. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường về răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể.

Khi gặp bất thường này, hãy chủ động làm những việc sau:

Chủ động vệ sinh răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng. Trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy bạn hãy đánh răng thật kỹ. Điều này vừa giúp loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám, vừa ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh, khiến nước bọt có màu nâu.

Ngoài ra, hãy chú ý súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng sau khi đánh răng. Việc làm này sẽ giúp sát khuẩn, hỗ trợ làm sạch khoang miệng vô cùng hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng khi thấy nước bọt có màu nâu
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hạn chế vi khuẩn, mùi hôi

Bên cạnh đó, mỗi người nên làm sạch lưỡi mỗi ngày (dùng cạo lưỡi, chú ý không quá mạnh tay, không chà sâu). Đồng thời hãy uống nhiều nước, kiêng rượu bia, thuốc lá, hạn chế đồ uống lạnh, thực phẩm cay nóng dầu mỡ, đồ uống có gas… Hạn chế vận động mạnh trong vòng 2 tiếng sau khi ăn tối, chú ý giữ ấm hầu họng…

Duy trì tư thế ngủ đúng

Thói quen ngủ mở miệng, kê gối quá cao cũng có thể khiến nước bọt chuyển nâu bất thường. Tư thế này không chỉ gây đau mỏi cổ vai gáy mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng, khiến họng khô, miệng khô, làm gia tăng tình trạng mệt mỏi sau khi thức giấc.

Để khắc phục, bạn nên lựa chọn loại gối kê đầu thấp, nằm ngủ đúng tư thế và chú ý không mở miệng. Duy trì thói quen này một thời gian tình trạng nước bọt sẽ trở lại bình thường.

Thăm khám răng hàm mặt

Nếu đã chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng nhưng tình trạng nước bọt không thay đổi thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lý nha khoa nào đó. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian thăm khám tại chuyên khoa răng hàm mặt để được xác định nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.

Nước bọt có màu nâu cần phải đi thăm khám thường xuyên
Thăm khám chuyên khoa răng hàm mặt giúp phát hiện bất thường

Ngoài ra, đôi khi nước chuyển nâu cũng có thể là triệu chứng bất thường về gan. Bạn cũng nên tới bệnh viện kiểm tra chức năng gan và sức khỏe tổng thể, tránh suy nghĩ sai lầm khiến bệnh diễn biến nặng hơn.

Nước bọt có màu nâu đôi khi chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, do thói quen vệ sinh răng miệng gây nên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh răng miệng hoặc vấn đề sức khỏe nào đó. Do vậy tốt nhất mỗi người nên chủ động thăm khám, tránh vì chủ quan mà bỏ qua giai đoạn vàng điều trị.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Lưỡi trắng và nhạt miệng là hiện tượng ngày càng phổ biến hiện nay

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Nhổ nước bọt có máu: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng

Nhổ nước bọt có máu: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nhiệt Miệng Màu Đen Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nhiệt Miệng Màu Đen Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nhiệt Miệng Màu Đen Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua