Nhổ nước bọt có máu: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Gần đây trên Blog của tôi nhận được câu hỏi của độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau, già có, trẻ có về hiện tượng nhổ nước bọt có máu. Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, liệu tình trạng này cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không? Tại sao nhổ nước bọt lại có máu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về hiện tượng trong nước bọt có máu.

Nhổ nước bọt ra máu không phải là tình trạng phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp ở nhiều người, hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi vào các khoảng thời gian khác nhau. Máu trong nước bọt có thể chỉ là vài tia đỏ lẫn vào trong nước bọt, cũng có thể nhiều hơn.

Nhiều người khi gặp hiện tượng này thường chủ quan bỏ qua, tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt, đây có thể là cảnh báo cơ thể bạn đang gặp những bất thường về sức khỏe đến từ nhiều căn nguyên khác nhau. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Để làm rõ vấn đề trên, trước hết tôi sẽ giải thích cho bạn đọc một số nguyên nhân dẫn đến nước bọt có máu.

Nhổ nước bọt có máu: Nguyên nhân do đâu?

Sáng ngủ dậy có máu trong miệng là kết quả của những tổn thương ở miệng hoặc cổ họng. Có thể đơn giản do bạn nhai hoặc nuốt phải thứ gì sắc nhọn. Hay là do bạn bị lở miệng, bệnh nướu răng, thậm chí là dùng chỉ nha khoa và đánh răng quá mạnh. Tuy nhiên cũng có nhiều khả năng bắt nguồn từ đường hô hấp hoặc tiêu hóa của bạn. Dưới đây, tôi sẽ phân tích chi tiết từng nguyên nhân dẫn đến sáng ngủ dậy nhổ nước bọt ra máu:

Tổn thương từ miệng hoặc cổ họng

Vết thương ở miệng hoặc cổ họng của bạn có thể xuất hiện khi bạn cắn hoặc nuốt thứ gì đó cứng, ví dụ như xương cá… Một cú đánh mạnh vào vùng miệng hoặc cổ họng như xảy ra ẩu đả, hành hung hoặc bị ngã, tai nạn giao thông, tai nạn trong khi chơi hoặc thi đấu thể thao cũng có thể khiến tổn thương chảy máu ở khoang miệng.

Nước bọt có lẫn máu do dùng chỉ nha khoa sai cách
Sáng ngủ dậy nước bọt có máu do dùng chỉ nha khoa sai cách

Bên cạnh đó, tình trạng này có thể do bạn đang mắc các bệnh như lở miệng, loét miệng, bệnh nướu răng, chảy máu nướu răng hoặc đánh răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa không đúng cách.

Ngoài ra, tổn thương đến từ ngực, khi bạn bất ngờ chịu một cú đánh dữ dội vào vùng ngực hoặc tác động va chạm mạnh vào vị trí này là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu hoặc nước bọt có lẫn trong máu.

Do nhiễm trùng

Khi cơ thể bạn bị các sinh vật lạ như virus hay vi khuẩn xâm nhập vào sẽ gây ra nhiễm trùng. Lúc này, hiện tượng máu trong nước bọt xảy ra là dấu hiệu các bệnh lý. Tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng hơn ở phần sau, mọi người chú ý theo dõi.

Tình trạng ho kéo dài

Chế độ ăn uống đồ nóng, đồ lạnh không hợp lý hay do thay đổi thời tiết cơ thể không được giữ ấm, bạn rất dễ bị ho. Không điều chỉnh hợp lý, tình trạng này kéo dài, lúc đầu nhổ ra chỉ là chất nhầy đặc, sau có thể xảy ra tình trạng nhổ ra nước bọt lẫn cả máu.

Thiếu vitamin C

Con người không thể tự tổng hợp vitamin C như đa số các loài động vật khác. Trong khi đó, vitamin C lại rất cần thiết cho chất collagen trong mô liên kết mạch máu và xương. Chính vì vậy, khi con người không bổ sung đủ vitamin C sẽ rất dễ gây chảy máu, nhất là ở niêm mạc miệng (sưng nướu răng và chảy máu).
Có thể thấy, hiện tượng nước miếng có máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm cả xuất phát từ cơ thể người bệnh và tác động từ bên ngoài. Khi phát hiện bản thân có dấu hiệu này, mọi người không nên làm ngơ mà cần theo dõi kỹ càng, bởi rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm.

Tình trạng nước miếng có máu cảnh báo bệnh gì?

Thông qua các tài liệu y khoa, kết hợp với kinh nghiệm thực tế qua quá trình thăm khám cho nhiều bệnh nhân, tôi mạn phép chỉ ra một số nguy cơ mà người bệnh có thể đối mặt khi gặp phải dấu hiệu nhổ nước bọt ra máu, mời các bạn tham khảo. Cụ thể như sau:

Nguy cơ tổn thương ở phế quản

Trong nhiều trường hợp bệnh nhân do tôi thăm khám và điều trị khi có hiện tượng máu lẫn trong nước bọt thì rất nhiều bệnh nhân là do phế quản bị tổn thương, bị giãn phế quản hoặc viêm phế quản. Vì thế, chảy máu ở nước bọt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở phế quản, cụ thể như:

  • Giãn phế quản: Khi bị nhiễm trùng hoặc viêm mãn tính làm cho các thành của phế quản (đường thở) dày lên và tích tụ chất nhầy, chứng tỏ bạn đã bị giãn phế quản của bệnh giãn phế quản gồm như chất nhầy hoặc ho ra có máu.
  • Viêm phế quản: Không khí từ phổi được vận chuyển từ các ống dẫn phế quản.Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản. Nếu viêm phế quản mãn tính (tình trạng viêm hoặc kích ứng liên tục), bạn có thể bị ho ra đờm có lẫn máu.

Nguy cơ tổn thương ở phổi

Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn là có thể bạn đã mắc các bệnh lý ở phổi vì một trong các dấu hiệu của nó cũng là hiện tượng nhổ ra lẫn máu trong nước bọt. Cụ thể:

Kèm theo việc nhổ nước bọt có máu thì có khả năng bị đau tức ngực
Sáng dậy nhổ nước bọt có máu thì có khả năng bị đau tức ngực
  • Viêm phổi: Viêm phổi, nhiễm trùng phổi sẽ có các biểu hiện như buồn nôn, đau ngực, thở nhanh, nông hoặc khó thở, mệt mỏi và đờm xuất hiện những màu sắc bất thường như xanh, vàng hoặc có lẫn máu.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Đây là một nhóm bệnh phổi bao gồm viêm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Những dấu hiệu thường có như ho liên tục ra đờm màu vàng nhạt khó, tức ngực, khó thở,…
  • Phù phổi: Gây ra bởi chất lỏng dư thừa trong phổi, phù phổi là một cấp cứu y tế thường gây ra bởi các vấn đề về tim. Các triệu chứng bao gồm đờm sủi bọt kèm theo máu, khó thở dữ dội, tim đập nhanh và lo lắng .
  • Thuyên tắc phổi: Điển hình là do cục máu đông gây ra, thuyên tắc phổi là tắc nghẽn động mạch phổi trong phổi của bạn. Các triệu chứng bao gồm đau ngực, khó thở và ho ra máu hoặc chất nhầy có máu.

Viêm amidan, viêm họng, viêm xoang

Tình trạng chảy máu nước bọt cũng có thể cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải một số bất thường về đường hô hấp, cụ thể là các bệnh về tai mũi họng như:

  • Viêm amidan: Mặc dù tình trạng viêm amidan của bạn có thể là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm amidan có thể gây chảy máu. Nếu bác sĩ đề nghị cắt amidan ( cắt bỏ amidan), thì có thể bị chảy máu sau phẫu thuật.
  • Viêm họng: Khi bạn bị viêm họng và ho kéo dài hơn 8 tuần được coi là ho mãn tính. Ho mãn tính có thể gây kích ứng đường hô hấp trên và làm rách các mạch máu dẫn đến ho ra máu hoặc chất nhầy có máu.
  • Viêm xoang: Các chất nhầy từ vùng bị viêm xoang khi chảy xuống phần họng rất dễ gây ra viêm họng và cảm giác đau rát họng. Viêm xoang diễn biến trở nặng sẽ kéo theo những cơn ho dai dẳng, ho ra dịch và có lẫn cả máu trong nước bọt nhổ ra.

Bệnh lao

Bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh lao có thể gây ra các triệu chứng như ho dữ dội và dai dẳng, ho ra máu hoặc đờm có máu, suy nhược, đau ngực, chán ăn, ớn lạnh và sốt.

Bệnh xơ nang

Bệnh xơ nang là một tình trạng di truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp. Các triệu chứng bao gồm khó thở, thở khò khè, thường xuyên bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang thường xuyên và ho dai dẳng với chất nhầy đặc.

U hạt với viêm đa tuyến

Rối loạn hiếm gặp này trước đây được gọi là u hạt của Wegener có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Các triệu chứng bao gồm ho (đôi khi có đờm có máu), nhiễm trùng xoang, chảy mủ như mủ từ mũi, chảy máu cam, mệt mỏi, khó thở, sốt, đau khớp.

Hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là tình trạng van hai lá của tim bị hẹp lại. Các triệu chứng bao gồm khó thở, tức ngực, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh và ho ra máu.

Nguy cơ ung thư

Nước miếng có máu cũng có thể là một cảnh báo đáng báo động của bệnh ung thư. Cụ thể hiện tượng này sẽ xuất hiện khi bạn mắc các bệnh sau:

  • Ung thư miệng: Hay còn được gọi là ung thư khoang miệng và ung thư miệng. Xảy ra ở lưỡi, vòm, sàn miệng và trên lợi.
  • Ung thư vòm họng: Các khối u sẽ xuất hiện và phát triển trong họng, amidan, thanh quản.
  • Ung thư phổi: Các biểu hiện của ung thư phổi bao gồm ho ra máu hoặc đờm có máu, ho dai dẳng, nhiễm trùng, đau ngực, mệt mỏi, khó thở, khàn giọng , chán ăn.
  • Bệnh bạch cầu: Máu và tủy xương sẽ bị ảnh hưởng khi bạn bị căn bệnh này. Sáng ngủ dậy nhổ nước bọt có máu thì bạn nên đi kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.

Điều trị tình trạng máu trong nước bọt

Nước bọt lẫn máu có thể chỉ là hiện tượng bình thường nhưng cũng có khả năng là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến các bác sĩ để được khám và kiểm tra ngay nếu phát hiện thấy có máu trong nước bọt kéo dài hơn 1 tuần. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này lặp lại liên tục, ngày càng nghiêm trọng hơn hay xảy ra cùng lúc với nhiều triệu chứng như đau ngực, xanh xao, sốt cao, đổ mồ hôi đêm, khó thở, đau dai dẳng…. bạn không được chủ quan mà cần thăm khám kịp thời.

Nếu tình trạng nước bọt có máu xảy đến thường xuyên với một lượng máu lớn, việc điều trị đầu tiên là tập trung cầm máu cho người bệnh. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xử lý như sau:

Chảy máu nướu răng cũng có thể làm nước bọt có lẫn máu
Chảy máu nướu răng cũng có thể làm nước bọt có lẫn máu
  • Xác định xem có đúng là máu lẫn trong nước bọt hay không bằng cách làm xét nghiệm tìm hồng cầu trong chất đó khi bạn nhổ ra.
  • Tiếp theo, kiểm tra lượng máu trong 1 lần khạc nhổ để chẩn đoán có phải máu trong nước bọt do ho hay không. Bởi có rất nhiều bệnh nhân ho ra máu nhưng thật ra chỉ là chất nôn do chảy máu từ thực quản hay dạ dày trào theo lên họng rồi được người bệnh khạc ra.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định chụp Xq để chẩn đoán bệnh lao phổi, u phổi… Đây là bước quan trọng giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị lâu dài.

Việc chữa trị hiện tượng nhổ nước bọt ra máu cũng dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh, cụ thể:

  • Điều trị hiện tượng nước bọt có máu do ho nhiều: Dùng thuốc giảm ho khi ho kéo dài,…
  • Chữa chứng nước miếng có máu do nhiễm khuẩn: Dùng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi do vi khuẩn hoặc bệnh lao,…
  • Điều trị hiện tượng máu trong nước bọt do bệnh hô hấp: Dùng thuốc kháng vi-rút để giảm mức độ nghiêm trọng hoặc thời gian nhiễm vi-rút
  • Khắc phục tình trạng máu trong nước bọt do ung thư: Thực hiện hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư phổi,..

Phòng ngừa tình trạng nhổ nước bọt có máu

Tình trạng nhổ nước bọt có máu có thể được ngăn ngừa nếu mọi người rèn luyện thói quen tốt. Điều này giúp hạn chế những tổn thương răng miệng, nướu, lưỡi,… Cụ thể:

Đánh răng đúng cách tránh tình trạng nước bọt có lẫn máu
Đánh răng đúng cách tránh tình trạng nước bọt có lẫn máu
  • Chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày là cách phòng ngừa hiệu quả nhất
  • Dùng bàn chải chải răng đúng cách giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng.
  • Hãy súc miệng bằng nước muối mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Thay vì dùng tăm thì nên làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa được bán ngay tại các hiệu thuốc hoặc siêu thị.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin trong khẩu phần ăn mỗi ngày, bằng cách ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả, các loại thịt đỏ như bò,… Đặc biệt là thực phẩm có nhiều vitamin C tăng độ cứng cáp chắc khỏe, cứng cáp cho răng, nướu.
  • Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là phần tổng hợp những thông tin về nguyên nhân gây ra hiện tượng nhổ nước bọt có máu và hướng dẫn một số biện pháp điều trị hữu ích mà bản thân tôi đúc kết được trong suốt quá trình thăm khám và điều trị. Hiện tượng này có thể tồn tại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, chúng ta nên điều trị càng sớm càng tốt, giúp bạn tránh được những biến chứng.

Nếu các bạn có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe cần tư vấn trực tiếp có thể liên hệ với tôi để nhận tư vấn theo số điện thoại 0984 650 816, qua fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn hoặc đến trực tiếp nhà thuốc nơi tôi công tác tại số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, HN. Chúc các bạn sức khỏe!

Đánh giá bài viết

4.3/5 - (7 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Lưỡi trắng xuất hiện các mảng bám trắng dày là một những biểu hiện cơ bản của tình trạng này

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế...

Lưỡi trắng và nhạt miệng là hiện tượng ngày càng phổ biến hiện nay

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

nước bọt có màu nâu

Nước Bọt Có Màu Nâu Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nước Bọt Có Màu Nâu Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua