Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?

“Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì và nên ăn gì?” đang là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu tìm kiếm lời giải đáp. Có rất nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra từ việc người bệnh không kiêng khem ăn uống tốt khi có vết thương hở. Để giúp bạn đọc gỡ rối bị mưng mủ nên ăn gì? sau đây tôi xin đưa ra 1 vài thông tin xung quanh vấn đề này.

Vết thương bị nhiễm trùng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ khác khác trên cơ thể. Nhiều người vẫn chủ quan nghĩ rằng một số vết thương nhỏ không đáng lo ngại nên cứ ăn uống vô tội vạ, không kiêng khem đúng cách. Thực tế, trong quá trình thăm khám cho nhiều người bệnh, tôi đã gặp vô kể trường hợp như thế.

Có thể nói rằng, chế độ ăn uống, kiêng khem giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương, đặc biệt đối với các vết thương đang bị nhiễm trùng, việc này lại càng đáng được quan tâm hơn.

Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì đang là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm
Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì đang là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm

Vết thương nhiễm trùng kiêng ăn gì?

Đối với nhiễm trùng tại vết thương, người bệnh nên có chế độ ăn hợp lý bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Những loại thực phẩm nên tránh khi bị nhiễm trùng vết thương như sau:

  • Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng

Các thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm nhộng tằm, cá đuối, sò và nhiều loại hải sản khác. Khi ăn những loại đồ ăn này, người bệnh rất dễ xuất hiện cảm giác ngứa, rát, tăng kích ứng, thậm chí là lở loét, mưng mủ tại vết thương.

Vốn dĩ vết thương nhiễm trùng đã gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh giờ lại thêm những triệu chứng mà đồ ăn dị ứng gây ra khiến người bệnh cảm giác rất khó chịu. Hiện tượng mưng mủ, lở loét còn khiến cho vết thương lâu liền hơn.

  • Người bị vết thương nhiễm trùng không nên ăn trứng

Trứng là thực phẩm giàu protein, cholesterol,… cung cấp năng lượng lớn cho hoạt động chuyển hóa, tiêu hóa của cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người đang có vết thương nói chung và tổn thương nhiễm trùng nói riêng thì không nên ăn trứng vì có thể gây ra các mảng da trắng sau khi lành. Điều này làm cho da người bệnh loang lổ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

  • Không nên ăn rau muống đối với vết thương hở

“Ăn rau muống dễ bị sẹo lồi” đây là câu nói mà các cụ, ông bà ta thường nói. Hiện nay, vấn đề này còn đang gây ra nhiều tranh cãi vì chưa có nghiên cứu hiện đại nào chứng minh được điều này. Tuy nhiên, theo những kinh nghiệm của bản thân tôi đã từng trải qua thì rau muống gây sẹo lồi, đúng như những gì mà các cụ ta đã dạy. Vì thế, tôi cũng khuyên mọi người nên tránh ăn rau muống khi đang bị những vết thương hở nhiễm trùng.

  • Người bị vết thương nhiễm trùng cần tránh xa thịt bò

Nếu như ăn trứng có thể khiến da bệnh nhân có  những vết loang lổ trắng thì thịt bò lại khiến người bệnh xuất hiện mảng thâm lớn sau khi lành. Để tránh những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ sau tổn thương thì người bệnh cũng nên tạm bỏ qua thịt bò trong thực đơn của mình.

  • Kiêng đồ nếp khi bị vết thương nhiễm trùng

Các thực phẩm làm bằng gạo nếp như xôi, các loại bánh,… tác động lớn đến quá trình lành da ở những người có vết thương nhiễm trùng. Theo kinh nghiệm dân gian, đồ nếp là thực phẩm có tính nóng, khi ăn vào sẽ gây nổi mụn, lở loét, không tốt cho những người nhiễm trùng da. Người bệnh sẽ lâu liền vết thương thậm chí có thể làm tăng vùng bị tổn thương khi dùng thực phẩm này. 

  • Người bị vết thương nhiễm trùng không được ăn thịt gà 

Những lợi ích lớn mà thịt gà mang lại cho cơ thể là điều không thể bàn cãi như cung cấp năng lượng, tốt cho tim, ngăn ngừa loãng xương,… Tuy nhiên khi người có vết thương bị nhiễm trùng thì thịt gà lại là thực phẩm kiêng kị. Thịt gà gây lở loét, làm vết thương lâu lành, mưng mủ, thậm chí còn làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm da của bệnh nhân.

Thịt gà là thực phẩm bệnh nhân nên tránh khi đang có vết thương bị nhiễm trùng
Thịt gà là thực phẩm bệnh nhân nên tránh khi đang có vết thương bị nhiễm trùng

Chế độ ăn uống hợp lý là điều quan trọng trong việc hồi phục và làm lành da ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng. Mọi người cần phải lưu ý hơn về điều này để việc chữa lành vết thương được hiệu quả nhất.

Vết thương nhiễm trùng nên ăn gì để nhanh khỏi

Ngoài những thực phẩm không tốt cho vết thương nhiễm trùng thì người bệnh cũng cần bổ sung những thức ăn tốt cho việc lành vết thương như sau:

  • Các loại thực phẩm giàu chất đạm như cá sông, tôm, lươn giúp cho việc tái tạo da và mô mềm được diễn ra nhanh hơn. 
  • Bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt,… giúp làm vững chắc và bảo vệ các tế bào thành mạch máu, đưa máu đến nuôi dưỡng vết thương nhiều hơn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp nhanh tái tạo da non, liền vết thương và giúp bệnh nhân tránh bị sẹo.
  • Người bệnh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu axid folic, sắt như rau xanh, nội tạng động vật, sữa,… để tăng cường tạo máu, bổ sung cho hoạt động liền vết thương và chống viêm nhiễm của cơ thể.
  • Trong khẩu phần ăn của người bệnh cũng nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin E như giá đỗ, nghệ và các loại dầu thực vật,… Vitamin E là chất dinh dưỡng quan trọng trong cấu tạo của da và sắc tố da, giúp nhanh liền vết thương hơn.

Dinh dưỡng cho người có vết thương bị nhiễm trùng rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn chống viêm của cơ thể. Vì thế, người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm có lợi hơn để đẩy lùi các yếu tố gây hại và thúc đổi quá trình phục hồi của cơ thể.

Người bị vết thương nhiễm trùng nên uống thuốc gì?

Khi có vết thương đang bị nhiễm trùng người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng thuốc. Các thuốc thường được dùng trong trường hợp này là kháng sinh, giảm phù nề, giảm đau, kháng viêm,…

  • Kháng sinh: Kháng sinh là thuốc được dùng trong tất cả các loại nhiễm trùng trong cơ thể. Kháng sinh giúp tiêu diệt hoặc làm kìm sự phát triển của vi khuẩn, giúp da nhanh liền.
  • Thuốc giảm phù nề: Ở những người bị viêm nhiễm, hiện tượng sưng nề, mưng mủ thường xuyên xuất hiện, người bệnh phải sử dụng thêm các dòng thuốc giảm phù nề, tiêu mủ. Hiện nay, dòng thuốc thường được kê nhiều nhất là dòng Alphachoay với nhiều chế phẩm khác nhau.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Sốt và đau là triệu chứng thường xuất hiện và đi kèm với nhau ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn. Paracetamol dạng viên hoặc sủi thường được dùng trong tình trạng này.
  • Thuốc kháng viêm: Trong nhiều trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh phải dùng thêm cả kháng viêm để giảm tình trạng viêm nhiễm gặp phải.
  • Nước muối sinh lý: Thành phần chính của nước muối sinh lý là muối Natri Clorua NaCl. Nước muối dùng để sát trùng vết thương để tránh bụi bẩn và loại bỏ vi khuẩn.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì bệnh nhân cũng cần được khâu, cắt lọc giả mạc tại vùng bị tổn thương.

Tất cả các loại thuốc kể trên đều có thể gây những tác dụng phụ không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, vì thế, khi gặp phải những vết thương hở, mọi người nên thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng. 

Những điều cần chú ý để phòng tránh nhiễm trùng vết thương

Nhiễm trùng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh nắm rõ các phương pháp phòng tránh cơ bản sau:

Bệnh nhân khi bị vết thương sâu, rộng cần được cấp cứu cẩn thận
Bệnh nhân khi bị vết thương sâu, rộng cần được cấp cứu cẩn thận
  • Khi có vết thương hở, cần nhanh chóng rửa vùng tổn thương bằng nước sạch sau đó nhẹ nhàng băng bó lại bằng gạc, bông và băng dính vô trùng.
  • Đối với những vết thương hở sâu ở vùng chân, những nơi ít mạch máu không nên băng kín, ngược lại vết thương vùng mặt thì có thể băng kín lại.
  • Nếu vết thương sâu, rộng, khó cầm máu, sau khi sơ cứu xong thì phải đi đến các cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp cấp cứu cần thiết.
  • Đối với những vết thương do các vật gỉ sét gây ra thì bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván vì loại vi khuẩn này rất hay tồn tại ở thể ẩn trong những vật dụng này.
  • Trong thời gian băng bó vết thương, không nên rửa nhiều lần, hoạt động cẩn thận, tránh những tác động trực tiếp lên đó, đề phòng việc nhiễm khuẩn có thể xảy ra.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tôi khuyên mỗi người trong chúng ta đều có ý thức và thái độ thận trọng với những vết thương hở dù là nhỏ nhất để tránh những hậu quả khôn lường mà bệnh có thể gây ra.

“Vết thương nhiễm trùng không nên ăn gì?” có lẽ câu hỏi này cũng đã được giải mã sau khi quý vị đọc xong bài viết này của tôi. Mỗi vết thương nhỏ đều có thể gây nên ảnh hưởng lớn nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Hi vọng qua bài viết lần này, mọi người sẽ chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn, đặc biệt là biết cách thiết lập, xây dựng chế độ ăn uống khoa học khi bị vết thương nhiễm trùng. 

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ?

Ăn Gì Nhiều Sữa ?

Ăn Gì Có Nhiều Collagen?

Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng gì

Phương Pháp chữa khác

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay

Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc

Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé

Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt

Câu hỏi liên quan

“Lương y Tuấn ơi, hôm trước em đọc được bài trên mạng là viêm xoang có uống nước đá được không? Phía dưới rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, người thì...

Xem chi tiết

“Lương y Tuấn ơi, em bị viêm xoang cũng đã được một thời gian. Theo như em tìm hiểu thì viêm xoang là bệnh lý đường hô hấp và có khả năng lây nhiễm. Em...

Xem chi tiết

Viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc của nhiều bà con. Viêm mũi dị ứng đang ngày càng trở thành vấn đề gây khó chịu cho những người không may mắc phải....

Xem chi tiết

“Lương y Tuấn ơi, em bị dị ứng thời tiết. Mỗi đợt thay đổi thời tiết là em lại mẩn ngứa, nổi đỏ hết lên, khó chịu vô cùng. Em nghe nói dị ứng này...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có cách nào điều trị bệnh an toàn hay không? Làm thế nào để phòng bệnh tái phát hiệu quả? Bài viết dưới đây Tuấn tôi...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

3.5/5 - (8 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ? Top 28 Thực Phẩm Nên Có Trong Bữa Cơm

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ? Top 28 Thực Phẩm Nên Có Trong Bữa Cơm

Ăn Gì Nhiều Sữa? Top 20 Thực Phẩm Lợi Sữa Mẹ Sau Sinh Nên Bổ Sung

Ăn Gì Nhiều Sữa? Top 20 Thực Phẩm Lợi Sữa Mẹ Sau Sinh Nên Bổ...

Ăn Gì Có Nhiều Collagen? Top 18 Loại Thực Phẩm Bạn Nên Dùng

Ăn Gì Có Nhiều Collagen? Top 18+ Loại Thực Phẩm Tốt Cho Da

Ăn Gì Có Nhiều Collagen? Top 18+ Loại Thực Phẩm Tốt Cho Da

Ăn Gì Nhiều Vitamin A? Top 20+ Loại Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe

Ăn Gì Nhiều Vitamin A? Top 20+ Loại Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe

Ăn Gì Nhiều Vitamin A? Top 20+ Loại Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua