Nổi Mề Đay Có Nên Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Tắm?

Nổi mề đay có nên tắm không? Đây là thắc mắc của nhiều bà con khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Thực tế, vệ sinh đúng cách không chỉ giúp làm sạch bụi bẩn, mồ hôi mà còn hỗ trợ làm dịu da, giảm khó chịu. Tuy nhiên, tắm như thế nào để không khiến bệnh nặng hơn thì cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng. Tuấn tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết này.
Bị dị ứng do nổi mề đay có nên tắm không?
Nổi mề đay có nên tắm không? Câu trả lời là CÓ, nhưng bà con cần tắm đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn. Tuấn tôi đã gặp nhiều bệnh nhân lo lắng rằng nước có thể làm mề đay lan rộng, nhưng thực tế bà con nên tắm khi nổi mề đay vì:
- Giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và các tác nhân kích ứng bám trên da, hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
- Nước mát có thể giúp làm dịu cơn ngứa, giảm sưng đỏ hiệu quả.
- Nếu kết hợp tắm với thảo dược như lá khế, lá chè xanh, da sẽ được cung cấp độ ẩm, hạn chế tình trạng khô, bong tróc.
Tìm hiểu thêm: Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Cách tắm đúng khi nổi mề đay
Đúng là nổi mề đay cần phải tắm, nhưng không phải cứ tắm là tốt. Nếu tắm sai cách, bệnh có thể nghiêm trọng hơn.
Bà con cần lưu ý:
- Nhiệt độ nước lý tưởng khoảng 32-36 độ C. Tránh nước quá nóng vì dễ làm khô da, khiến tình trạng ngứa trầm trọng hơn.
- Thời gian tắm chỉ nên kéo dài 10-15 phút để tránh mất độ ẩm trên da. Nếu quá có thể khiến da nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng.
- Hóa chất trong sữa tắm có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ kích ứng hơn. Ưu tiên các sản phẩm không chứa hương liệu, hóa chất mạnh để tránh kích ứng da.
- KHÔNG ĐƯỢC gãi hay kỳ cọ mạnh sẽ làm da tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- KHÔNG chà xát mạnh, chỉ thấm khô bằng khăn mềm để tránh làm tổn thương vùng da bị mề đay.
Xem thêm: Da Khô Ngứa Toàn Thân Là Bệnh Gì? Có Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả?

Lưu ý quan trọng khi tắm rửa cho người bệnh
Ngoài việc tắm rửa đúng cách, bà con cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng mề đay tái phát.
- Lựa chọn trang phục phù hợp sau khi tắm: Bà con nên mặc các loại quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi. Tránh lựa chọn những trang phục bó sát, dễ gây bí bách, cọ xát vào da, làm tăng cảm giác ngứa ngáy.
- Hạn chế tiếp xúc dị nguyên: Tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất, thực phẩm gây dị ứng.
- Giữ vệ sinh cơ thể: Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, thay quần áo thường xuyên, giữ môi trường sống sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da.
- Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, omega-3 để hỗ trợ miễn dịch, giảm nguy cơ bùng phát mề đay.
- Tránh stress, căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể kích thích phản ứng dị ứng, làm tăng nguy cơ bị mề đay.
- Đi khám khi cần thiết: Nếu mề đay kéo dài, xuất hiện triệu chứng khó thở, phù nề nghiêm trọng, bà con nên đi khám bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Tuấn tôi vừa giải đáp thắc mắc bị nổi mề đay có nên tắm không, hy vọng bà con có thêm kiến thức để chăm sóc da đúng cách. Nếu mề đay kéo dài trên 1 tuần hoặc kèm theo sốt, khó thở, mệt mỏi hay sưng phù, bà con nên đi khám ngay để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu bà con muốn tìm giải pháp trị mề đay dứt điểm, an toàn, bền vững, có thể tham khảo bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh. Liên hệ ngay để được thăm khám miễn phí:
- Hotline: 0963 302 349
- Nhắn tin qua fanpage: Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Đến địa chỉ khám trực tiếp: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình.
Bài đọc thêm:
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!