Nguyễn Thị Mơ (52 tuổi, Vĩnh Phúc)
Người Bị Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng gì Tốt Nhất [Đọc Ngay]
Chào lương y, tôi 52 tuổi, bị viêm khớp đã 2 năm nay rồi. Mặc dù điều trị qua nhiều phương pháp nhưng đến nay bệnh tình cũng chỉ thuyên giảm bớt chứ không dứt điểm được, cứ mỗi độ trái gió trở trời hay làm việc nặng lại đau mỏi khó chịu. Đặc biệt, dạo gần đây, con trai tôi gửi từ quê ra 1 ít hải sản, tôi có ăn thường xuyên thì thấy tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên hơn, đau nhiều về đêm và sáng sớm. Tôi không rõ có phải do chế độ ăn uống của bản thân khiến cho tình trạng bệnh xấu đi không, mong lương y giải đáp giúp tôi và đưa ra lời khuyên chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, tôi nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Tôi xin cảm ơn.
Yếu tố dinh dưỡng có vai trò gì trong việc điều trị xương khớp?
Trong khi khám chữa cho nhiều người bệnh, tôi gặp không ít người vì thiếu kiến thức về sức khỏe mà vô tình ăn phải những thực phẩm nên kiêng, một số khác thì chủ quan mà ăn uống vô tội vạ dẫn đến bệnh nặng hơn… Vẫn còn rất nhiều bà con giữ suy nghĩ rằng bác sĩ và thuốc sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị của mình, vì thế nên không biết bị viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì. Nhưng xin thưa rằng, tất cả những gì chúng ta ăn vào cơ thể cũng là một phần làm nên hiệu quả chữa bệnh viêm khớp của mọi người.
Chính vì lý do đó, nếu bà con ăn uống lành mạnh, duy trì được chế độ dinh dưỡng khoa học thì hệ xương khớp sẽ dẻo dai, khỏe khoắn hơn, giúp cơ thể hấp thu thuốc tốt hơn. Đồng thời, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể cũng được tăng cao, hỗ trợ cho quá trình chữa bệnh xương khớp.
Ngược lại, nếu mọi người ăn uống sai cách, thừa chất này, thiếu chất kia sẽ làm cho xương khớp bị suy yếu, dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp. Đồng thời, việc ăn uống sai cũng vô tình khiến cơ thể dung nạp thêm những chất không tốt, làm gia tăng tình trạng bệnh, đẩy lùi hệ miễn dịch, khiến sức khỏe suy sút.
Bà con thấy đấy, từ xưa ông bà ta đã bảo “họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào” vậy nên chúng ta ăn uống cái gì cũng đều có ảnh hưởng đến sức khỏe cả. Thế nên, bà con nhớ lưu ý về những thực phẩm nên bổ sung và cần tránh khi điều trị bệnh xương khớp.
Người bệnh bị viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng thật sự rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là người bệnh. Vậy nên, đối với bệnh nhân viêm khớp, tôi khuyên mọi người hãy cố gắng tuân thủ theo chế độ dưới đây.
Đau xương khớp nên ăn gì – Những thực phẩm cần bổ sung
Trong quá trình tìm hiểu về đề tài này, tôi tìm thấy một số nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu của Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học và Khớp học lâm sàng (tên tiếng anh National Academy of Sciences and Clinical Rheumatology). Nghiên cứu này cho rằng một số chất chống oxy hóa từ thực phẩm hàng ngày có thể khiến cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra chậm hơn, ức chế sự phát triển của viêm khớp. Thế nên, bà con nào bị viêm khớp nên chú ý bổ sung một số thực phẩm có chất chống oxy hóa như:
- Bệnh viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì – Vitamin C
Vitamin C được xem là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa cao có ích cho sự phát triển của sụn khớp. Nếu thiếu chất này, chất lượng sụn khớp có thể bị suy giảm khiến người bệnh gia tăng các triệu chứng khó chịu của viêm khớp. Thế nên, bà con nhớ bổ sung vào tủ lạnh nhà mình những loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, ổi, cam, cà chua, súp lơ, cải xanh, ớt chuông, wiki, đu đủ…
Tuy nhiên, ăn bao nhiêu vitamin C cho đủ? Nếu mọi người bổ sung quá nhiều hoặc quá ít cũng không tốt. Tôi khuyên bà con nên chỉ ăn khoảng 75 miligam mỗi ngày (đối với nữ giới), và 90 miligam mỗi ngày với nam giới. Hàm lượng này có thể tương đương với khoảng 80 – 100g trái cây tùy loại.
- Thực phẩm chứa Vitamin D
Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nghe nói vitamin D rất tốt cho hệ xương khớp, vậy nên người lớn thường cho trẻ sơ sinh tắm nắng vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D. Biện pháp này cũng rất tốt đối với người bệnh viêm khớp bởi vitamin D có trong ánh nắng mặt trời (khoảng trước 8h sáng) có khả năng ngăn ngừa sự phá vỡ sụn khớp và làm giảm nguy cơ bị thu hẹp không gian khớp. Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung thêm một số thực phẩm khác nữa như cá hồi, tôm, trứng, cá mòi, sữa chua, đậu hũ,…
- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin K
Vitamin K rất tốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt với người bệnh xương khớp. Hoạt chất này góp phần vào quá trình xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó, vitamin K cũng rất tốt cho người bị bệnh gan, người hấp thụ kém, bệnh nhân sỏi thận,…
Bà con có thể bổ sung vitamin K vào bữa ăn hàng ngày của mình bằng những loại thực phẩm như rau cải bó xôi, húng quế, cải xoăn, bắp cải, mù tạt, mùi tây, măng tây, cần tây, xà lách, cà rốt, trứng, đinh hương…Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh dưới 18 tuổi chỉ nên bổ sung vitamin K là 75 microgram/ ngày, bệnh nhân trên 19 tuổi là 120 microgram/ ngày.
- Beta carotene – Câu trả lời cho bệnh viêm đau khớp nên ăn gì, kiêng gì
Nếu nói về nhóm thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa mạnh thì thực phẩm giàu Beta carotene được xếp vào danh sách top đầu. Những loại thực phẩm này giúp ức chế, ngăn chặn những gốc tự do gây nên tổn thương ở khớp, từ đó hỗ trợ quá trình chữa bệnh của bà con.
Mọi người có thể bổ sung thực phẩm giàu Beta carotene như các loại rau họ nhà cải (rau cải, rau cải mù tạt, cải brussels,…), rau bina, khoai lang, cà chua, quả mơ, măng tây, cà rốt, lá bạc hà,…
- Người bệnh viêm đau khớp nên ăn gì – thực phẩm giàu axit omega 3
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chất béo không bão hòa này cho tác dụng ngăn ngừa cơ thể sản xuất cytokine và enzyme – những chất phá vỡ sụn. Từ đó, hỗ trợ cơ thể tự ức chế viêm khớp và làm dịu đi những cơn đau khớp. Muốn bổ sung chất béo omega 3 này vào cơ thể, mọi người có thể thêm vào thực đơn hàng ngày những món ăn được chế biến từ cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, hàu, các loại hạt khô…
Tuy nhiên, bà con cũng lưu ý chỉ nên ăn 2 phần cá hồi (85g – 1 lạng mỗi tuần, đây là khẩu phần đúng tiêu chuẩn để giúp tái tạo sụn khớp), không nên bổ sung quá nhiều, đồng thời cũng chế biến linh hoạt các món ăn từ cá để tránh nhàm chán.
- Người đau khớp nên ăn gì – Thực phẩm chứa Curcumin
Sau khi các nhà khoa học nghiên cứu về tính an toàn của Curcumin – Phosphatidylcholine khi sử dụng cho người bệnh viêm khớp đã nhận thấy chất này giúp làm giảm đau và hỗ trợ cải thiện chức năng khớp với người bệnh. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí NCBI vào năm 2010.
Bởi thế, tôi khuyên mọi người nên bổ sung dưỡng chất này vào bữa ăn hàng ngày của mình. Bà con không cần tìm kiếm đâu xa, củ nghệ chính là thực phẩm dồi dào Curcumin nhất trong tất cả các loại thực phẩm ở gian bếp. Mọi người có thể thêm nghệ tươi làm gia vị cho các món ăn hoặc xay nghệ uống hàng ngày.
- Bổ sung thêm đậu nành – người bệnh viêm đau khớp nên ăn
Như mọi người biết đấy, đậu nành có ít chất béo nhưng lại giàu protein và chất xơ, đây là thực phẩm rất tốt cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là hệ tim mạch và xương khớp. Nếu bà con nào không thích ăn nhiều cá thì có thể thay thế bằng món đậu nành lược hoặc đậu hũ để cơ thể có đầy đủ omega 3 thiết yếu.
Tuy nhiên, Tuấn tôi khuyên mọi người nên ăn 1 – 2 lần các món ăn từ đậu trong 1 tuần là đủ. Nếu trong tuần mà bà con không ăn đủ đậu thì có thể bổ sung cá để tăng hàm lượng omega 3 cần thiết cho cơ thể.
- Hạnh nhân và quả óc chó
Ít ai biết rằng hạnh nhân và quả óc chó chứa nhiều chất béo đơn thể lành mạnh giúp chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, những loại quả này chứa nhiều nguyên tố magie – đây là nguyên tố vi lượng rất có ích cho hệ xương khớp của chúng ta. Thế nhưng, bà con lưu ý không ăn quá nhiều 2 loại hạt này mỗi ngày (chỉ nên ăn khoảng 6 – 7 hạt trong ngày là đủ), tuyệt đối không nên ăn quá 9 hạt óc chó trong ngày bởi sẽ làm gia tăng lượng chất béo và calo cho cơ thể.
Mọi người có thể lựa chọn ăn quả óc chó và hạnh nhân trực tiếp, hay xay sữa uống, trộn salad hay rang bơ để tạo kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.
- Bị đau khớp nên ăn gì – Tỏi và hành
Nhóm thực phẩm tiếp theo tôi khuyên mọi người nên thêm vào trong bữa ăn hàng ngày của mình là tỏi và hành. Những loại gia vị này tưởng chừng chỉ có tác dụng gia tăng vị giác, kích thích chúng ta ăn ngon miệng hơn, thế nhưng chúng lại có công dụng chữa bệnh ít người ngờ đến. 2 loại gia vị này chứa Diallyl Disulfide – hợp chất giúp cải thiện chức năng xương khớp, hỗ trợ giảm đau nhức do viêm khớp gây ra, kháng viêm, giảm sưng.
Ngoài ra, tỏi cũng là một thực phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, huyết áp…
Trong bất kỳ món ăn nào, bà con cũng có thể nêm nếm thêm hành và tỏi cho món ăn dậy hương, nhưng chỉ nên dùng khoảng 3- 4 tép tỏi và 1 củ hành (khoảng 4- 5g hành) vừa đủ. Nếu trong trường hợp mọi người sử dụng tỏi làm gia vị, bà con chú ý luôn giã nát tỏi và để bên ngoài khoảng 10 phút trước khi cho vào món ăn để các hoạt chất allicin có ở tỏi được giải phóng hết.
- Bổ sung các loại quả mọng cho bệnh nhân viêm khớp
Hầu như chúng ta đều biết rằng các loại quả mọng đều chứa nhiều vitamin rất có lợi cho sức khỏe, làm tăng hệ miễn dịch và cải thiện sức đề kháng cho bà con. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những loại quả mọng như dâu tằm, anh đào, việt quất, dâu tây,… cũng chứa nhiều rutin và quercetin. Các hợp chất này có tác dụng ức chế sự hình thành viêm khớp ở người bệnh, ngăn ngừa bệnh phát triển.
Khi ăn, tôi thấy nhiều người có thói quen bóc vỏ rồi vứt đi, thế nhưng phần dinh dưỡng nhiều nhất lại nằm ở vỏ quả. Vì thế, tôi khuyên bà con ăn cả phần vỏ quả, nhưng lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ quả, lựa chọn những địa chỉ bán uy tín, hoa quả có nguồn gốc rõ ràng.
- Bệnh nhân xương khớp nên ăn dầu oliu
Dầu oliu là một trong những loại chất béo lành mạnh cho tác dụng chống viêm, giảm sưng khớp và làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp. Đồng thời, dưỡng chất này cũng làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể con người. Vì thế, thay vì sử dụng các loại dầu ăn, mỡ động vật như bình thường, bà con có thể sử dụng dầu oliu để chế biến hoặc nấu món ăn.
Khi sử dụng, bạn đọc cũng cần lưu ý một số điều, thực chất dầu oliu cũng là một loại chất béo nên có thể gây tăng cân, mỗi ngày, mọi người không nên ăn quá 3 thìa. Bên cạnh đó, nên chọn loại dầu tinh khiết, không bảo quản dầu trong tủ lạnh và không nên đun nấu dầu oliu ở nhiệt độ cao. Tốt nhất, mọi người nên thêm dầu oliu vào khi món ăn đã gần chín.
- Thực phẩm giàu canxi nên bổ sung cho bệnh nhân viêm khớp
Canxi là một thành phần rất quan trọng trong hệ xương khớp của chúng ta, thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân khiến bà con mắc phải các bệnh về xương khớp như viêm khớp hay thoái hóa, thoát vị, đau mỏi,…
Bởi thế, khi cơ thể mọi người được bổ sung canxi sẽ làm giảm sự nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh, tái tạo sụn khớp, khắc phục những tổn thương do viêm khớp gây ra.
Nguồn canxi dồi dào mọi người cần bổ sung trong bữa ăn từ các loại thực phẩm như các loại hạt (hướng dương, đậu xanh, đậu nành, hạt chia, đậu đen,…), sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, khoai lang, động vật thân mềm,…
Người bệnh viêm đau khớp nên kiêng gì?
Bên cạnh nhóm thực phẩm cần bổ sung, bạn đọc cũng chú ý tránh ăn hoặc hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị như.
- Muối – Thực phẩm người viêm khớp nên kiêng
Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của dân mình, thế nhưng ăn nhiều muối không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với bà con bị bệnh viêm đau khớp. Hàm lượng natri có trong muối có thể khiến cho các tế bào viêm trong khớp sưng lên do tích nước. Điều này không những khiến cho viêm khớp lâu lành mà còn làm tăng nguy cơ bị loãng xương, suy giảm chức năng của thận, cao huyết áp,…
Vậy ăn bao nhiêu lượng muối là đủ? Tôi khuyên bà con nên chỉ dùng tối đa khoảng 6 gram muối mỗi ngày (tức là khoảng 1 thìa cà phê). Đối với người bệnh viêm khớp hoặc tim mạch thì nên ăn ít hơn lượng muối này.
- Người bị đau nhức xương khớp kiêng ăn gì – đồ chiên rán
Nhiều tổ chức Y tế, điển hình như Tổ chức về Viêm khớp (tên tiếng anh là The Arthritis Foundation) đã nhận định những loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như khoai tây chiên, cánh già chiên, bánh rán,… sẽ làm tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Ngoài ra, các loại dầu thường được sử dụng để chiên rán thực phẩm này có thể làm tăng lượng cholesterol khiến cho các mô cử động ở phần đầu xương khớp có thể bị bào mòn.
Do đó, khi mắc viêm khớp hay các bệnh về xương nói chung, tôi khuyên bà con nên thay đổi thói quen ăn uống, chuyển dần những món chiên rán sang món luộc, hấp.
- Thực phẩm nhiều đường – “Khắc tinh” của bệnh viêm khớp
Tôi biết rằng, nhiều người có sở thích ăn đồ ngọt, thậm chí trong túi lúc nào cũng phải có một ít bánh kẹo để phòng khi đói. Đặc biệt nhiều anh chị thanh niên, dân văn phòng thường “trữ” bánh ngọt để bổ sung năng lượng cuối ngày làm việc. Thế nhưng, mọi người nên biết rằng, các loại bánh kẹo, đồ ngọt như bánh quy, bánh bông lan, bánh kem,… có thể khiến phản ứng miễn dịch với bệnh tật của cơ thể thay đổi. Từ đó, tình trạng viêm sưng ở các khớp dần tồi tệ hơn.
Nếu cảm thấy việc thay đổi này khá khó khăn, mọi người có thể dần dần thích nghi bằng cách thay đồ ngọt thường ăn bằng mật ong, siro trái cây để xoa dịu cơn thèm.
- Người viêm khớp kiêng ăn nhiều axit omega 6
Cũng là chất béo bão hòa nhưng omega 3 thì tốt cho người bệnh viêm khớp còn omega 6 thì không như vậy. Dưỡng chất này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp và các chứng bệnh liên quan đến xương (Theo một công bố từ Trường đại học Y Harvard). Bởi thế, người bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm giàu axit béo omega 6 như thịt bò, thịt ngựa, thịt dê, thịt cừu, lòng đỏ trứng,…
- Rượu, bia, thuốc lá – Người bệnh viêm khớp cần tránh
Mọi người biết đấy, thuốc lá, rượu bia hay những chất kích thích đều gây tác động tiêu cực đến sức khỏe chúng ta, đặc biệt là với người bệnh xương khớp như thoát vị, thoái hóa, viêm khớp, bệnh đau nhức xương khớp…. Nếu hút thuốc thường xuyên, có thể bạn sẽ phải đối mặt với bệnh viêm khớp dạng thấp, còn nếu uống rượu nhiều thì khả năng mắc bệnh gout cao.
Nhiều chuyên gia cho biết rằng, những chất độc hại có trong rượu và thuốc lá sẽ làm gia tăng tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn. Đây cũng là nguyên nhân phá hủy nhiều bộ phận khác và làm ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Vậy nên, trong số những thực phẩm nên kiêng đối với bệnh nhân viêm khớp, tôi vẫn khuyên mọi người bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá thì hơn.
Người bị viêm đau khớp nên nên ăn gì, kiêng gì: Những quan niệm sai lầm
Khi tìm kiếm các thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp trên mạng, Tuấn tôi bắt gặp rất nhiều luồng ý kiến trái chiều. Thậm chí, thực tế người bệnh khi đến khám trực tiếp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường tôi cũng không ít người có suy nghĩ sai lầm về những thực phẩm nên ăn, không nên ăn khi bị bệnh, ví dụ như:
- Người viêm khớp không được ăn thịt gà
Thực chất, những bệnh nhân về xương khớp vẫn có thể ăn thịt gà những chỉ nên ăn ở phần thịt nạc (chỗ ức và đùi gà) chứ không nên ăn da. Đồng thời, người bệnh viêm khớp nên ăn gà luộc hoặc hấp là tốt nhất và mỗi ngày, người bệnh không nên ăn quá 150mg thịt gà.
- Bệnh nhân viêm khớp ăn được rau muống không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người bệnh đã hỏi tôi, trên mạng xã hội, tôi cũng thấy mọi người đưa ra nhiều ý kiến bàn tán xoay quanh vấn đề này. Nói về vấn đến này, Tuấn tôi xin thưa rằng bà con nên hạn chế ăn rau muống, không phải kiêng hoàn toàn nhưng phải hạn chế số lượng rau muống vào cơ thể trong tuần (mỗi tuần nên ăn 1 bữa thôi). Trong rau muống có chứa nhiều chất purin sẽ gây nên phản ứng viêm ở cơ thể, vì thế, bệnh nhân xương khớp sẽ cảm thấy đau nhiều hơn khi ăn rau muống.
- Ăn chuối giúp chữa viêm khớp?
Ăn chuối liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp hay không? và ăn bao nhiêu là đủ? Đây là một trong nhiều câu hỏi tôi vừa nhận được từ bệnh nhân nhắn tin đến blog tuần trước. Tiện đây, tôi cũng xin giải thích luôn cho bà con cùng hiểu, trong chuối có nhiều magie, kali hỗ trợ làm tăng mật độ xương, cũng như làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp. Đây cũng có thể được xem là một vị thuốc đơn giản mọi người nên bổ sung vào trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi ngày, bà con chỉ nên ăn 1 quả chuối để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
- Tất cả các loại hải sản đều không tốt cho viêm khớp?
Tôi thấy không ít người bệnh cẩn thận đến mức “cạch” hoàn toàn các loại hải sản ra khỏi thực đơn của mình. Đơn giản vì mọi người nghĩ rằng người ăn nhiều thịt và hải sản sẽ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp (điển hình là gout) cao hơn người bình thường.
Thế nhưng, cũng có một số loại hải sản rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp như cá ngừ, cá hồi, cá mòi,… vì thế, bà con cũng có thể linh hoạt để làm phong phú bữa ăn của mình.
Nhìn chung, tôi nghĩ rằng, ngoài việc dùng thuốc và chuyên môn của bác sĩ, yếu tố tự thân của người bệnh cũng rất quan trọng. Chẳng cần điều gì to tát đâu, bà con chứ chú ý ăn uống chừng mực, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo khoa học là đã góp một phần vào quá trình điều trị bệnh rồi.
bác sĩ ơi, bác làm việc ở nhà thuốc đến mấy giờ ạ? Cháu muốn đặt lịch khám chỗ bác thì làm thế nào?
bạn gọi điện vào số điện thoại ở cuối trang hoặc là vào trang chủ dominhduowng.com mà đặt lịch. Bác ấy làm ở phòng khám giờ hành chính đến 5 rưỡi chiều tất cả các ngày trong tuần đó.
Bệnh xương khớp mà chỉ cải thiện bằng chế độ ăn thì có thể giữ cho không bị lại không, trước đây tôi có bị thoái hóa khớp gối nặng và đã thay khớp gối nhân tạo, giờ tôi nên có chế độ ăn như nào để bảo tồn ?