Bệnh Gout

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Các bạn thân mến, sở dĩ ngày nay bệnh gout được gọi là căn bệnh của thời đại là bởi song hành với sự phát triển của nền kinh tế cũng như những thay đổi trong lối sống sinh hoạt, ngày càng nhiều người bị gout và lứa tuổi mắc căn bệnh này cũng bị trẻ hoá. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và tiếp tục tái phát theo thời gian, từ từ gây tổn thương các mô ở vùng viêm và gây đau đớn vô cùng. 

Thấu hiểu được những nỗi băn khoăn của người bệnh, tôi thực hiện bài viết này giúp mọi người trang bị được những kiến thức cần thiết về bệnh gout, làm thế nào để phát hiện sớm bệnh, từ đó có thể tìm ra phương pháp hiệu quả để trị bệnh.

Bệnh gout nguy hiểm

Bệnh gout là gì? Những thông tin quan trọng

Gout là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể muối urat ở các mô của cơ thể do tăng acid uric trong máu.

Tăng acid uric xảy ra khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn hoà tan tối đa của acid uric trong huyết tương: nam trên 7,0 mg/dL (trên 420 µmol/L), nữ trên 6,0mg/dL (trên 360 µmol/L). 

Khi nồng độ acid uric trong máu tăng nhanh bão hoà urat trong máu, dịch bão hoà urat đến các khớp và mô mềm, các tinh thể muối urat không thể hoà tan sẽ kết tinh thành  với nhau tạo thành các khối  muối urat tồn đọng lại ở các tổ chức, đặc biệt là dịch khớp, sụn, gân, xương, tổ chức dưới da, nhu mô thận, đài bể thận. Sự lắng đạo tinh thể urat  lâu dần sẽ tạo thành các hạt, u cục gọi là các hạt tophi, khi các hạt tophi vỡ sẽ gây ra các cơn gout cấp với biểu hiện viêm khớp, sưng, đỏ, nóng, đau.

Bệnh gout đặc trưng bởi những cơn đau dữ dội, đột ngột, đau đỏ, sưng viêm ở vị trí các khớp và thường gặp nhất là ở ngón chân cái. Bệnh được chia thành hai thể rõ ràng:

  • Thể gút cấp tính: quá trình viêm diễn biến trong thời gian ngắn rồi chấm dứt hay tái phát.
  • Thể gút mạn tính: quá trình lắng đọng urat nhiều, biểu hiện viêm liên tục và không ngừng.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Acid uric thực chất là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các base purin. Ở trạng thái ổn định, mỗi ngày lượng acid uric được tạo ra trong  cơ thể khoảng 700mg, trong đó có khoảng  70%  được đào thải qua thận và 30% được đào thải qua đường tiêu hoá. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận của bạn đào thải acid uric khiến acid uric tích tụ trong cơ thể và gây bệnh.

Cụ thể, những yếu tố dưới đây sẽ tác động trực tiếp tới hàm lượng acid uric trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra bệnh gout:

  • Chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Ăn thức ăn chứa nhiều purin như: phủ tạng động vật (tim,gan,thận, lá lách, óc,…), hay trứng lộn, trứng cá, thịt đỏ, hải sản và những đồ uống có đường sẽ khiến nồng độ acid  uric tăng cao. Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích và uống rượu bia cũng khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Béo phì: Thừa cân khiến cơ thể phải sản sinh ra nhiều acid uric hơn bình thường, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút rất cao.
  • Sử dụng thuốc: Việc dùng các loại thuốc lợi  tiểu gây tăng acid uric máu thông qua sự ức chế bài tiết urat thận và tăng tái hấp thụ urat vào máu. Ngoài  ra việc sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh ác tính cũng làm tăng purin nội sinh từ tế bào dẫn tới tăng acid uric trong máu.

  • Do giảm thải acid uric qua thận: Một số bệnh lý như viêm thận mạn tính, suy thận làm cho chức năng thận suy giảm khiến cơ thể  tích tụ acid uric ngày càng tăng. 
  • Tuổi tác và giới tính: Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi 30 – 60 tuổi. Ngoài ra khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người có người thân từng mắc bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Vì vậy, nếu nằm trong trường hợp này bạn cần hết sức lưu ý duy trì chế độ sinh hoạt điều độ và thường xuyên khám bệnh định kỳ để có thể kiểm soát nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh gout: rõ như ban ngày nhưng vẫn thường bị bỏ qua

Trong số các bệnh lý về xương khớp, theo tôi đánh giá gout là bệnh lý dễ nhận biết nhất. Bệnh có hai thể lâm sàng là cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, thường người bệnh chỉ nghiêm túc điều trị khi bệnh thực sự đã tiến triển thành mãn tính.

Dấu hiệu bệnh gout cấp tính:

  • Người bệnh gặp cơn đau sưng tấy dữ dội, đột ngột ở khớp bàn chân, ngón cái, thường vào ban đêm.
  • Khớp sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ và xung huyết
  • Hạn chế vận động 
  • Đi kèm là biểu hiện toàn thân sốt cao, mệt mỏi, lo lắng, mắt nổi tia đỏ, khái nước nhiều nhưng đái ít và đỏ, đại tiện táo.
  • Mỗi đợt viêm thường kéo dài 2. 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng nhưng dễ tái phát.

Dấu hiệu bệnh gout ở giai đoạn mãn tính

Bệnh gút cấp tính không được điều trị sớm thường chuyển sang thể gút mạn tính. Lúc này, bệnh sẽ tiến triển nhanh với triệu chứng nghiêm trọng. Trường hợp này người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời và gánh chịu những hệ luỵ không lường.

 Gout cần điều trị sớm

Các dấu hiệu bệnh gút giai đoạn mãn tính bao gồm:

  • Biểu hiện viêm nhiều khớp (khớp nhỏ, vừa và đối xứng), tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt tái phát rút ngắn.
  • Đôi khi các khớp bệnh có thể sưng, nóng, đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn.
  • Nổi cục tophi: Các u cục (hạt topho) xuất hiện quanh khớp, dưới da, vành tai với biểu hiện mềm, không đau, trong chứa chất trắng như phấn.
  • Ngoài ra, urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như: gân, túi dịch, ngoài da và móng tay chân, thậm chí cả màng ngoài tim, cơ im và van tim,… 

Lưu ý rằng nếu để bệnh tiến triển lâu ngày có thể dẫn tới tổn thương thận: viêm thận sẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, suy thận mạn,… hết sức nguy hiểm.

Chữa gout bằng thuốc Tây: Nhanh, tiện lợi nhưng cần cẩn trọng

Tây y đang là phương pháp được nhiều người bệnh gout lựa chọn nhất. Hầu hết những bệnh nhân tìm đến tôi đều chia sẻ mình đã từng dùng thuốc Tây, một số loại thuốc Tây phổ biến trong điều trị bệnh gout gồm:

  • Thuốc chống viêm (điều trị gout cấp): colchicine, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), glucocorticoid.
  • Thuốc giảm đau Colchicin: giúp làm giảm sự tập trung của bạch cầu,  kìm hãm sản xuất acid lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thường (vì pH là yếu tố tạo điều kiện cho tinh thể urat lắng đọng tại khớp). 
  • Thuốc gây ức chế acid uric: Có tác dụng hạ acid uric máu do ức chế xanthin oxidase, ức chế chuyển hoá hypoxanthin và xanthin thành acid uric. Từ đó thuốc giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu,… Thuốc thường dùng gồm Allopurinol (Aloprim, Lopurin) và Febuxostat.

Ưu điểm của thuốc Tây là giảm đau nhanh, sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, thực tế điều trị cho thấy đây chưa hẳn là phương pháp tối giản nhất hiện nay. Bởi các khuyến cáo khuyên rằng bệnh nhân ổn định về mặt lâm sàng và acid uric máu trở về bình thường thì cần tiếp tục sử dụng thêm trong 3 tháng hoặc lâu hơn để ngừa tái phát.

Thế nhưng, nhiều người bệnh thừa nhận rằng, việc sử dụng thuốc trị gout liên tục khiến họ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn tiêu hoá, mề đay, độc với gan, loét dạ dày, gây đông máu rải rác,… Vì vậy, sau một thời gian sử dụng thuốc Tây chữa bệnh, nhiều người đã quyết định tìm tới YHCT để có thể khắc phục bệnh một cách an toàn hiệu quả hơn.

Ngoài ra, tôi cũng khuyến cáo rằng, một số quan điểm cho rằng việc sử dụng nhiều thuốc giảm acid uric trong máu sẽ giúp bệnh gout khỏi nhanh. Điều này dẫn tới việc dù đã được bác sĩ chỉ định liều sử dụng nhưng vẫn cố ý sử dụng thuốc nhiều hơn mức cho phép khiến lợi bất cập hại. Bởi lẽ, khi acid uric sụt giảm đột ngột có thể làm nặng thêm cơn gout do lắng các tinh thể urat không hoà tan trong các khớp và mô chung quanh, điều này khởi xướng tình trạng viêm khớp do gout.

Tôi muốn chỉ rõ những ưu và nhược điểm khi sử dụng thuốc Tây y chữa gout để nhắc nhở mọi người cần sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị chính xác và hạn chế tác dụng phụ.

Ngoài ra, có thể cân nhắc, lựa chọn những giải pháp an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ hơn từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, khi lựa chọn các sản phẩm thảo dược phải là sản phẩm của thương hiệu uy tín, được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, cấp phép lưu hành.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh gout, hy vọng người bệnh đã có những kiến thức tổng quan nhất về bệnh từ đó có thể tự phán đoán tình hình sức khoẻ của mình. Đồng thời, tôi khuyên người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi