Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Thoát vị đĩa đệm ở người già nếu kéo dài không kiểm soát gây ra không ít biến chứng nguy hiểm. Theo đó, trường hợp nặng người bệnh có thể bị tàn phế, mất khả năng vận động hoàn toàn. Chính vì thế, người già cần được quan tâm, chăm sóc và điều trị các vấn đề xương khớp càng sớm càng tốt.

Thoát vị đĩa đệm ở người già nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm ở người già là bệnh lý xương khớp có khả năng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân mắc bệnh trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao, do có liên quan đến quá trình xương khớp lão hóa tự nhiên.

Thoát vị đĩa đệm ở người già nguy hiểm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm ở người già nếu kéo dài không được kiểm soát sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể diễn ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm, người ta gọi là thoát vị đĩa đệm đa tầng. Cơn đau nhức khi nhân nhầy chảy tràn chèn ép dây thần kinh khiến người già khó chịu, suy nhược cơ thể.

Cộng với sự thoái hóa tự nhiên, xương cột sống có thể xuất hiện các gai xương chèn ép, điều này càng làm triệu chứng đau nhức trở nên dữ dội hơn. Trường hợp bệnh kéo dài, biến chứng có thể ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của bệnh nhân. Những rủi ro có thể xảy ra như:

  • Phát sinh các bệnh lý xương khớp khác do đĩa đệm phồng lồi kéo dài. Chẳng hạn như hiện tượng đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, gai xương, xẹp đĩa đệm.
  • Cơn đau nhức dữ dội có thể kéo dài, lan rộng ra nhiều khu vực khác trên cơ thể. Người già di chuyển khó, ít vận động càng làm xương khớp teo, cứng. Nguy cơ cao người bệnh bị tàn phế, bại liệt vĩnh viễn nếu thoát vị đĩa đệm không được kiểm soát.
  • Ngoài các biến chứng xương khớp, tình trạng đĩa đệm nứt vỡ làm nhân nhầy chảy ra chèn lên dây thần kinh có thể khiến bà con đối mặt với nhiều hệ lụy khác. Chẳng hạn như hiện tượng thiếu máu não, chèn ép thần kinh tăng rủi ro tai biến, đột tử, suy giảm trí nhớ,… Trường hợp nặng bệnh nhân có thể tử vong.

So với người trưởng thành khỏe mạnh, việc người già mắc thoát vị đĩa đệm có diễn biến phức tạp, khó điều trị hơn do xương khớp đã lão hóa. Tuy nhiên nếu nhận biết và kiểm soát từ giai đoạn khởi phát, kết hợp chăm sóc tốt bà con sẽ phòng tránh được các biến chứng không mong muốn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già

Như đã đề cập, thoát vị đĩa đệm ở người già xảy ra có liên quan đến hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể. Xương khớp trải qua nhiều năm lao động, làm việc dần yếu đi, suy thoái hơn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già
Thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi có liên quan đến hiện tượng lão hóa xương khớp tự nhiên

So với người trẻ, cơ thể người lớn tuổi không còn tái tạo, sản sinh tế bào mới, hormone như trước nên thoát vị đĩa đệm dai dẳng và khó kiểm soát hơn. Bên cạnh đó, cơ thể cũng suy yếu, việc tổng hợp chất dinh dưỡng và chuyển hóa chúng cũng không linh hoạt như giai đoạn trẻ khỏe.

Chính vì thế, khi xương khớp gặp sự cố, quá trình phục hồi ở người già chậm và có nhiều trường hợp không thể phục hồi. Bên cạnh yếu tố tuổi tác góp phần gây thoát vị đĩa đệm ở người già, còn nhiều vấn đề liên quan khác được đề cập đến. Chẳng hạn:

  • Ảnh hưởng bởi thói quen đi đứng, nằm ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Đến độ tuổi trung niên, cao tuổi xương khớp bắt đầu lão hóa, những sai lệch này sẽ gây ra các hệ lụy mà trước đó bà con chủ quan không để ý đến. Đặc biệt đối với xương cột sống, đường cong sinh lý tự nhiên có thể bị phá vỡ, ảnh hưởng kéo theo thoát vị đĩa đệm và các chứng bệnh xương khớp khác.
  • Do cơ thể tăng cân quá mức. Người già bị thừa cân béo phì có thể mắc phải các bệnh lý xương khớp cao hơn những người có cân nặng cân đối, phù hợp. Theo thống kê, một phần lớn người già bị thoát vị đĩa đệm có liên quan đến thừa cân, xương khớp chịu áp lực của trọng lượng trong thời gian dài.
  • Thoát vị đĩa đệm ở người già có thể xảy ra do tai nạn, chấn thương. Nhất là với người cao tuổi xương khớp yếu, việc đi lại có thể gặp nhiều khó khăn, dễ té ngã. Các chấn thương vùng lưng không được phát hiện dẫn đến các biến chứng khó lường, trong đó có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Ngoài những vấn đề kể trên, thực tế có rất nhiều yếu tố tác động gây thoát vị đĩa đệm. Trường hợp người già mắc phải chứng bệnh này cũng có thể do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu chất, không khoa học trong thời gian dài gây ra.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già hiệu quả, trước hết bà con cần xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương đĩa đệm đang gặp phải. Mỗi trường hợp sẽ có hướng khắc phục riêng, đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đạt hiệu quả tích cực, hữu hiệu nhất.

Nhận biết sớm thoát vị đĩa đệm ở người già

Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm ở người già nói riêng có thể xảy ra ở vùng đĩa đệm cổ hay cột sống lưng. Bất kỳ vị trí nào bị thoát vị cũng gây đau nhức dữ dội, chèn ép dây thần kinh ảnh hưởng trên diện rộng.

Nhận biết sớm thoát vị đĩa đệm ở người già
Phát hiện triệu chứng đau nhức bất thường và điều trị sớm

Đối với người lớn tuổi, nguy cơ thoát vị đĩa đệm xảy ra trên nhiều đĩa đệm cao hơn trường hợp chỉ thoát vị tại một vị trí. Theo đó, tình trạng thoát vị ở người già sẽ nặng nề hơn so với người trẻ, mức độ bệnh nặng nhanh, điều trị phức tạp.

Do đó, bà con nên chủ động kiểm tra y tế khi nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường, nhất là vùng cột sống cổ, thắt lưng. Dưới đây là những biểu hiện thoát vị đĩa đệm mà người già thường gặp phải:

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Cơn đau xuất hiện ở vùng cổ, sau đó lan ra vai gáy, cánh tay, bàn tay. Cơn tê bì xuất hiện khiến bà con cầm nắm khó khăn, cảm giác tê ngứa như ong chích, kiến cắn. Ngoài ra, bà con còn nhận thấy nhiều biểu hiện kèm theo, chẳng hạn như đau đầu, đau mắt, ù tai, mất thăng bằng,…
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Cơn đau xuất hiện ở vùng lưng, chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau lan xuống hai chi dưới. Chân có cảm giác tê, ngứa râm rang tương tự như tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Người bệnh khó khăn trong việc đi đứng, đôi khi đi khập khễnh, teo cơ,…

Nhận biết sớm những biểu hiện bất thường, bà con can thiệp kiểm soát khi thoát vị đĩa đệm mới khởi phát có nhiều hy vọng chữa khỏi bệnh hơn. Trường hợp bệnh kéo dài bệnh sẽ gây ra không ít vấn đề cho người già, những biến chứng Tuấn tôi cũng đã đề cập bên trên.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già

Đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở người già và điều trị theo phác đồ để đảm bảo an toàn sức khỏe. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thực hiện các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để đưa ra kết quả chẩn đoán.

Theo đó, bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng, thực hiện các bài test phản xạ cho bệnh nhân. Đồng thời áp dụng các biện pháp chẩn đoán bằng hình ảnh, chẳng hạn chụp Xquang, CT scan, MRI. Sau khi có kết quả, tùy từng tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già
Thăm khám y tế, xác định bệnh lý đang gặp phải để điều trị cho người già

Dưới đây là những biện pháp được áp dụng:

Điều trị bằng Tây y

Mỗi trường hợp bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Theo đó, bà con có thể được dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng, kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Với trường hợp nặng, bà con sẽ phải can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết.

Dùng thuốc Tây

Thuốc có tác dụng nhanh, xoa dịu cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, dùng thuốc Tây cũng tiềm ẩn rủi ro gặp tác dụng phụ. Chính vì thế, bà con chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý lạm dụng hoặc thay đổi liều dùng thuốc bừa bãi.

Mỗi tình trạng sẽ có phác đồ dùng thuốc riêng biệt. Hiện nay, các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm kể đến như:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh

Trường hợp bệnh nặng cần tiêm thuốc tại chỗ bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc corticoid đường tiêm. Tuy nhiên do dược tính và tác dụng phụ mạnh nên không phải trường hợp nào cũng được sử dụng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già bằng thuốc Tây chỉ giúp điều trị triệu chứng, thực tế bệnh sẽ không thể chấm dứt hoàn toàn do còn liên quan đến tiến trình lão hóa xương khớp tự nhiên. Do đó, để năng cao hiệu quả kiểm soát bệnh, bà con nên tập thể dục kết hợp, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp hơn.

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu được áp dụng phù hợp với mỗi tình trạng bệnh lý. Bà con tốt hơn hết nên thực hành vật lý trị liệu theo hình thức được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt đối với người lớn tuổi, hệ thống xương khớp yếu cần tham gia vật lý trị liệu bài bản và phù hợp.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già
Dùng thuốc kết hợp tập luyện phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm ở người già

Theo đó, hiện nay có rất nhiều hình thức vật lý trị liệu được vận dụng vào điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già. Chẳng hạn phương pháp điện trị liệu, nhiệt trị liệu, nắn chỉnh hoặc kéo giãn cột sống, bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng,…

Mỗi biện pháp sẽ có ưu và nhược điểm nhất định. Bà con có thể đến trung tâm vật lý trị liệu đạt chuẩn để được nhân viên y tế hướng dẫn tập luyện. Kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ duy trì chức năng xương khớp, phòng tránh cứng khớp, teo cơ hoặc các rủi ro không mong muốn khác.

Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng cho trường hợp thật sự cần thiết. Bởi, đối với người lớn tuổi phẫu thuật cột sống tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định phẫu thuật.

Người già mắc bệnh xương khớp nếu xâm lấn tỷ lệ phục hồi sẽ kém hơn so với người trẻ. Xương khớp yếu, đồng thời khả năng tái tạo tế bào mới cũng kém hơn trước. Chình vì thế, giải pháp này không phải là giải pháp an toàn đối với người già.

Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, xem xét chỉ định điều trị bằng biện pháp an toàn hơn cho người già. Chỉ khi bệnh nhân không còn đáp ứng trị liệu nội khoa và phục hồi bằng các phương pháp khác mới bắt buộc can thiệp phẫu thuật duy trì chức năng và kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Bà con nên đến cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện thăm khám và điều trị bệnh nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tuân thủ theo phác đồ điều trị, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp để được bác sĩ hỗ trợ, tư vấn giải đáp.

Các biện pháp tại nhà

Ngoài điều trị Tây y, tại nhà bà con có thể áp dụng các biện pháp dân gian với mục đích giảm đau, thư giãn xương khớp. Mẹo dân gian dùng các loại thảo dược tự nhiên, do đó độ lành tính cao, ít rủi ro gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên so với thuốc thì các mẹo dân gian sẽ có hiệu quả chậm hơn, chỉ điều trị giảm đau tại chỗ không khắc phục bệnh triệt để. Do đó, bà con có thể tham khảo áp dụng khi bệnh nhẹ. Đối với trường hợp đau nhức nặng nề cần theo dõi và điều trị y tế.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già
Sử dụng nguồn nguyên liệu từ tự nhiên hỗ trợ giảm đau nhức thoát vị đĩa đệm

Điểm qua một vài phương pháp tại nhà được áp dụng rộng rãi hiện nay như:

Dùng xương rồng: Phương pháp giảm đau tại nhà bằng chườm đắp xương rồng rang muối là mẹo được ông bà ta thực hiện từ xưa. Cách thức giúp bà con xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra. Thực hiện đơn giản:

  • Dùng cây xương rồng tươi, rửa sạch gọt bỏ phần gai nhọn.
  • Sau đó đập dập, cho xương rồng và muối vào chảo rang nóng.
  • Cho hỗn hợp vào tấm vải sạch, chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.
  • Thực hiện kiên trì mỗi ngày để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cho người già.

Mẹo dùng lá lốt: Ngoài cách chườm đắp bằng cây xương rồng, bà con có thể thay thế bằng lá lốt. Loại lá này chứa các chất kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ, lá lốt có tính ấm nhờ đó nhanh chóng làm ấm vùng cần điều trị, kích thích máu huyết lưu thông, giảm đau hữu hiệu. Dùng theo cách đơn giản:

  • Bà con chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch sau đó vò nát.
  • Cho lá lốt và muối hột lên chảo sao nóng, sau đó đỏ ra một chiếc khăn sạch mỏng.
  • Chườm đắp hỗn hợp lên vùng đau mỏi, kiên trì mỗi ngày hoặc khi thấy đau nhức.

Bên cạnh hai cách làm kể trên, còn nhiều mẹo chữa khác giúp bà con kiểm soát thoát vị đĩa đệm ở người già. Chẳng hạn dùng cây ngải cứu, cây cỏ xước, cây chìa vôi… Các thảo dược thiên nhiên lành tính giúp hỗ trợ đẩy lùi cơn đau nhức khó chịu.

Điều trị bằng Đông y

Bên cạnh các phương pháp kể trên, nhiều người già bị thoát vị đĩa đệm đã tìm đến các bài thuốc Đông y hoặc phương pháp châm cứu, bấm huyệt để điều trị. Thuốc Đông y tập hợp các dược liệu quý, giúp điều trị, cải thiện giảm đau từ bên trong.

Không chỉ giúp bà con khắc phục triệu chứng khó chịu, thuốc còn cung cấp các dưỡng chất tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao đề kháng cho cơ thể. Dùng thuốc Đông y ít gặp tác dụng phụ như thuốc tân dược.

Ngoài ra, các biện pháp châm cứu, bấm huyệt tác động huyệt đạo đả thông kinh mạch, hỗ trợ giảm đau an toàn ít xâm lấn cũng là giải pháp được thực hiện rộng rãi hiện nay. Bà con có thể đến các phòng khám Đông y, nhà thuốc Đông y để khám và điều trị bệnh.

Chăm sóc phòng tránh thoát vị đĩa đệm cho người già

Thoát vị đĩa đệm ở người già diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn so với người trẻ. Bởi hệ thống xương khớp đang trong giai đoạn lão hóa, khả năng phục hồi kém. Chính vì thế, nếu chậm trễ và chủ quan không điều trị, nhiều rủi ro biến chứng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của người bệnh.

Chăm sóc phòng tránh
Chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi phòng ngừa các bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Nhằm bảo vệ tốt sức khỏe, cải thiện hệ xương khớp ngăn chặn lão hóa diễn ra nhanh chóng, bà con nên chủ động chăm sóc cơ thể từ sớm. Một số lưu ý giúp bà con phòng thoát vị đĩa đệm ở người già như:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Ăn nhiều loại hoa quả, trái cây tươi thay vì các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá mặn hoặc đồ ăn cay nóng. Bổ sung đủ nước cần thiết, tuy nhiên không nên dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn, hạn chế nước ngọt có gas, không nên hút thuốc lá.
  • Duy trì các thói quen sống lành mạnh, tập thể dục rèn luyện cơ thể giúp xương khớp dẽo dai phòng ngừa bệnh tật. Tập thể dục vừa sức, lựa chọn bộ môn phù hợp, tập với tần suất đều đặn. Không nên tập luyện quá sức.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tránh khiêng vác nặng, điều trị và kiểm tra xương khớp nếu có té ngã hoặc gặp phải các tai nạn không mong muốn. Theo dõi và chăm sóc cơ thể đúng cách để phục hồi tổn thương, tránh biến chứng sai lệch đĩa đệm và các vấn đề khác.
  • Ngủ đủ giấc, dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi. Người già nên có lối sống lạc quan, tích cực, không nên lo âu, stress quá mức cũng dễ gây ra nhiều bệnh lý không tốt cho sức khỏe.
  • Thăm khám định kỳ, nhất là người đang có bệnh nền. Điều trị bệnh người già theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc tân dược hoặc kết hợp bừa bãi nhiều cách chữa bệnh không rõ nguồn gốc. Nếu gặp biểu hiện bất thường nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.

Thoát vị đĩa đệm ở người già có rủi ro biến chứng cao do hệ thống xương khớp lão hóa, khả năng phục hồi, tái tạo kém hơn so với người trẻ. Chính vì thế, bà con nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám sớm, chữa bệnh phòng tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Thuốc thoát vị đĩa đệm

Mách Bà Con Cách Hỗ Trợ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ, Lưng

Mách Bà Con Cách Hỗ Trợ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ,...

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm: Hiểu Đúng Bệnh Xử Lý Đúng Cách

Thoát Vị Đĩa Đệm: Hiểu Đúng Bệnh Xử Lý Đúng Cách

Phân biệt triệu chứng thoát vị địa đệm và thoái hóa cột sống

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua