Thoát Vị Đĩa Đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ xảy đến ở độ tuổi trung niên mà có thể gặp ở những người trẻ, thanh niên trong độ tuổi lao động, sinh viên. Hiểu những thắc mắc và nỗi lo của người bệnh, hôm nay, tôi xin chia sẻ đến mọi người những thông tin cần thiết về bệnh. Để từ đó, bà con có cách phòng bệnh, đưa ra biện pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu ở độ tuổi lao động. Một số nghiên cứu từ giới chuyên môn chỉ ra rằng có 60- 65% người bệnh bị bệnh này trong độ tuổi từ 20 – 49 (đây được xem là độ tuổi có sức lao động sự sáng tạo và cống hiến cao cho xã hội).
Để hiểu thoát vị đĩa đệm là bệnh gì, mọi người cần hiểu thế nào là đĩa đệm, thực chất đây là phần nằm giữa các đốt sống. Xung quanh khu vực này có lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Phần đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực từ cột sống đè nén lên, tạo sự linh hoạt, mềm dẻo cho cột sống. Khi tình trạng nhân nhầy ở đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí cột sống bình thường, chèn ép áp lực lên dây thần kinh gây nên hiện tượng đĩa đệm bị thoát vị.
Đó có thể là kết quả khi bị tác động mạnh lên cột sống, hay sang chấn do đĩa đệm bị thoái hóa, rạn nứt. Tình trạng thoát vị có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm lưng, thoát vị đĩa đệm cổ.
Bệnh được chia làm các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: Tình trạng phình, lồi đĩa đệm
Ở mức độ này, bao xơ vẫn bình thường nhưng nhân nhầy ở giữa các đĩa đệm đã dần trở nên biến dạng. Đây là giai đoạn khó phát hiện bởi những triệu chứng không rõ ràng, cơn đau nhẹ khiến người bệnh chủ quan bỏ qua.
- Giai đoạn 2: Tình trạng sa đĩa đệm
Ở giai đoạn này, bao xơ bị suy yếu, nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ nhưng đã bắt đầu tạo nên sự chèn ép ở dây thần kinh. Người bệnh bắt đầu phải đối mặt với những cơn đau dữ dội thường xuyên hơn.
- Giai đoạn 3: Tình trạng thoát vị đĩa đệm
Ở giai đoạn này, nhân nhầy đã thoát ra ngoài bao xơ nhưng vẫn là một thể thống nhất. Chúng tạo áp lực chèn ép dây thần kinh dẫn đến những cơn đau dữ dội, người bệnh mệt mỏi, rối loạn dây thần kinh vận động, quá trình đi lại khó khăn.
- Giai đoạn 4: Tình trạng thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Đây là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh, khối thoát vị lớn, nhân nhầy tách rời ra khỏi khối đĩa đệm gây nên những biến chứng nguy hiểm. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có nguy cơ bị liệt nửa người vĩnh viễn.
Trong quá trình thực tế thăm khám, tôi nhận thấy rằng phần lớn người bệnh đều phát hiện bị thoát vị đĩa đệm khi bệnh đã ở mức độ 2, 3, số ít đã chuyển sang mức 4.
Hầu hết, người bệnh đều khó nhận biết các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm hoặc chủ quan phớt lờ bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Sau đây, tôi sẽ chỉ ra những triệu chứng điển hình nhất của bệnh để bà con dễ nhận biết.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm: Đừng thờ ơ bỏ qua
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở vị trí sống lưng và cột sống cổ vì đây là 2 vị trí chịu nhiều áp lực trọng lượng và hoạt động nhiều nhất. Vì thế, dựa vào vị trí bị thoát vị sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng
Những bệnh nhân bị thoát vị ở vị trí cột sống thắt lưng thường có những biểu hiện như sau:
- Đau âm ỉ, dai dẳng liên tục hoặc những cơn đau đột ngột dữ dội ập đến, đau buốt từng cơn ở khu vực thắt lưng. Khi người bệnh nghỉ ngơi, cơn đau có thể tạm lắng xuống, nhưng khi thay đổi tư thế, trở mình, vận động mạnh, cơ đau càng gia tăng hơn trước.
- Đau mỏi ở vùng mông, vị trí mặt trước và sau của đùi, người bệnh có thể cảm thấy tê nhức ở phần mu bàn chân.
- khi ưỡn lưng hoặc cúi xuống thấp có cảm giác đau nhói, dữ dội. Lâu dần, người bệnh sẽ có thói quen nghiêng người 1 bên hoặc vẹo cột sống 1 bên để hạn chế tình trạng đau nhức.
- Ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể không tự chủ tiểu tiện, đại tiện, thậm chí gặp hiện tượng teo cơ.
Triệu chứng thoát vị ở đĩa đệm cổ
- Người bệnh cảm thấy đau dọc vùng gáy, cơn đau lan rộng đến bả vai, lan xuống 2 cánh tay và bàn tay.
- Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng khi người bệnh nghỉ ngơi. Đặc biệt, cơn đau tăng lên dữ dội khi bệnh nhân nghiêng người, cúi xuống hoặc ngửa cổ hắt hơi, ho…
- Khi tình trạng bệnh nặng, người bệnh có thể giảm cảm giác giảm lực ở cơ tay, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Cảm giác tê liệt ở các chi và xung quanh vùng cổ.
Mặc dù mỗi loại thoát vị có một số biểu hiện đặc trưng, nhưng tựu chung, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường phải chịu đựng những cơn đau ở rễ thần kinh hoặc vùng cột sống, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Những cơn đau có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần, đau âm ỉ, châm chích hoặc đau nhức quằn quại, dữ dội, đau tê buốt.
Nếu trường hợp không phát hiện sớm những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, bệnh có thể chuyển biến thành những biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Bệnh thoát vị đĩa đệm bắt đầu từ những biểu hiện đau mỏi nhẹ khiến không ít người chủ quan bỏ qua, điều đó khiến bệnh trở nên nặng hơn. Thực tế, tôi đã từng gặp nhiều bệnh nhân suýt bị bại liệt hoặc phải đối mặt với tình trạng đi lại khó khăn bởi chủ quan khi bị thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh mọi người cần chú ý:
- Rối loạn chức năng tiểu tiện: Bệnh thoát vị gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở vị trí xung quanh vùng thắt lưng dẫn đến rối loạn cơ tròn. Từ đó, làm ảnh hưởng đến chức năng đại tiểu tiện của người bệnh, bệnh nhân có thể tiện tiện không tự chủ hoặc đái nhắt.
- Tác động đến hệ thần kinh: Điểm thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép áp lực lớn đến dây thần kinh xung quanh, gây ra các biểu hiện đau nhức khó chịu cho người bệnh. Nếu lúc này người bệnh vẫn chưa điều trị hoặc thay đổi tư thế, các cơn đau sẽ lan xuống cả tay chân, gây khó khăn khi vận động.
- Khả năng bị teo cơ cao: Thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép lên vị trí bị thoát vị và các dây thần kinh, làm giảm lưu thông máu đến các tế bào và cơ. Từ đó, các cơ dần bị mất dinh dưỡng, dần mất đi sức mạnh cơ bắp, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
- Gây ra rối loạn cảm giác: Đây là một hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân bị thoát vị mức độ khá nặng. Khi thoát vị đĩa đệm gây tổn thương đến các dây thần kinh, khiến cho vị trí vùng dưới da ở những vị trí đó có cảm giác nóng lạnh thất thường, mất đi cảm giác tê bì.
- Đau khập khiễng, đi lại khó khăn: Tình trạng đau ngắt quãng khiến người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể tiếp tục di chuyển được, cần phải nghỉ ngơi mới có thể tiếp tục.
- Nguy cơ tê liệt, tàn phế: Đây được xem là ảnh hưởng nặng nề nhất của thoát vị đĩa đệm đối với người bệnh. Nếu không được chạy chữa kịp thời hay áp dụng đúng cách, người bệnh có thể dần mất khả năng vận động, giới hạn chuyển động và nguy cơ tàn phế vĩnh viễn.
Cũng bởi những ảnh hưởng nặng nề của bệnh, nhiều người bệnh cuống cuồng tìm kiếm phương pháp đẩy lùi hiệu quả. Liệu thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Đâu là phương pháp hiệu quả hiện nay?… Tuấn tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc để mọi người an tâm chữa bệnh.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cần biết
Người bệnh cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm để hạn chế nguy cơ mắc phải. Qua quá trình thăm hỏi người bệnh và nghiên cứu một số tài liệu y khoa, tôi nhận thấy một số nguyên nhân phổ biến gây nên thoát vị đĩa đệm như sau:
- Yếu tố tuổi tác
Trong số các bệnh nhân xương khớp đến nhà thuốc chúng tôi, có khoảng hơn 40% là người cao tuổi. Có thể thấy rằng, yếu tố tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Điều này hết sức dễ hiểu bởi khi tuổi tác càng cao, xương khớp và đĩa đệm ở cơ thể người cũng dần bị lão hóa, hoạt động kém hơn, dễ bị tổn thương và bào mòn, vì thế, nguy cơ dẫn đến bệnh thoát vị rất cao. Bởi lý do này, người cao tuổi nên quan tâm và chú ý đến sức khỏe bản thân, chăm sóc sức khỏe thật tốt để ngăn ngừa nguy cơ lão hóa, thoát vị đĩa đệm.
- Yếu tố về đặc thù công việc
Bên bệnh tuổi tác, đặc thù công việc cũng là một trong những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm không thể bỏ qua. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ những thói quen nhỏ nhặt hoặc hoạt động sai tư thế trong thời gian dài. Bệnh cũng có thể xảy đến với những người thường xuyên lao động nặng nhọc, duy trì tư thế khom lưng, cúi người, vẹo cột sống như: nhân viên văn phòng, công nhân bê vác,…
- Gặp phải tai nạn, chấn thương
Những chấn thương hoăc tai nạn bất ngờ trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Có thể trong quá trình làm việc, sinh hoạt, người bệnh vô tình ngã mạnh dập mông xuống sàn, bị các vật nặng tác động bất ngờ đến lưng, hông, cổ… dẫn đến đau nhức. Nếu không được kiểm tra kịp thời và chữa trị, những chấn thương này có thể gây nên tổn thương và gây thoát vị đĩa đệm.
- Béo phì
Đây có thể là nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm ít người ngờ đến nhất, tuy nhiên, thực tế cho thấy những người bị béo phì sẽ tạo áp lực đè nén lên cột sống, đĩa đệm lớn hơn người bình thường. Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể càng tăng thì áp lực lên cột sống cũng tăng lên, dẫn đến cột sống dễ bị tổn thương và thoái hóa.
Điều trị thoát vị đĩa đệm: Đâu là phương pháp hiệu quả hiện nay?
Có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, từ đông y, tây y rồi những biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc…Sau đây, tôi sẽ điểm qua một vài phương pháp thường dùng để mọi người được biết.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tây y
Đây là phương pháp phổ biến nhất mà hầu như bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nào cũng từng biết đến. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tây y có thể dùng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật, việc sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ khiến người bệnh giảm nhanh những cơn đau khó chịu. Một vài loại thuốc thường được bác sĩ Tây y sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm như:
- Thuốc giảm đau: Những loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt thông thường, không có chất gây nghiện như aspirin, paracetamol, NSAID… mang đến tác dụng giảm đau nhanh chóng, tức thì. Từ đó, các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cũng được giảm xuống phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và lưu ý về những tác dụng phụ.
- Thuốc chống viêm không steroid: Theo các bác sĩ tây y, nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid cũng là một trong những loại thuốc được áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm như ibuprofen, aleve… Những loại thuốc kháng viêm này cũng cho tác dụng giảm đau hiệu quả, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thận trọng khi sử dụng bởi các tác dụng phụ của thuốc như đau dạ dày, khó thở, tụt huyết áp…
- Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal… cũng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Các loại thuốc này có tác dụng làm giãn cơ, hỗ trợ điều trị các trường hợp co cứng cơ ở vị trí cạnh cột sống.
Nếu trong trường hợp tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng, việc sử dụng thuốc điều trị của người bệnh không mang lại nhiều hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng như:
- Mổ mở qua ống banh: Phương pháp này thực hiện loại bỏ nhân thoát vị gây chèn ép lên các dây thần kinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng kính hiển vi để hỗ trợ thực hiện phẫu thuật.
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả cao. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nội soi không tạo vết thương, ít xâm lấn, bác sĩ sẽ đưa thiết bị vào qua da và lấy phôi thoát vị ra ngoài, gây tê tại vị trí phẫu thuật.
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tây y tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng, hỗ trợ người bệnh giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tây dễ gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh, đồng thời, áp dụng các phương pháp phẫu thuật cũng đi kèm những rủi ro về sức khỏe. Bởi thế, khi lựa chọn điều trị bằng tây y, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo kỹ các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn để lựa chọn được phương án tốt, phù hợp với thể trạng, điều kiện của bản thân.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian tại nhà
Dùng các mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà là phương pháp an toàn, tiết kiệm được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả của những mẹo dân gian này thường cho tác dụng với bệnh ở mức độ nhẹ. Một số bài thuốc dân gian tường dùng như:
- Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu
Ngải cứu có tính nóng và hơi cay, cho tác dụng tán hàn thấp và hỗ trợ cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, trong lá cây ngải cứu có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Vì thế, dân gian thường dùng cây này đắp để chữa thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh giảm đau.
Cách thực hiện: Lấy 1 bó rau ngải cứu tươi, rửa sạch, thái ra rồi đem sao khô với 1 ít muối hạt đến khi lá ngải cứu khô lại. Đổ hỗn hợp trên vào 1 chiếc khăn mỏng, chờ hơi nguội rồi sử dụng chườm lên vùng lưng bị thoái hóa. Thực hiện đều đặn khoảng 20 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ trong khoảng 2 tuần liên tục sẽ cảm thấy thoải mái và giảm đau hơn.
- Dùng lá lốt chữa thoát vị
Lá lốt được người dân sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày, nhiều người không biết rằng loại lá này còn là 1 vị thuốc chữa bệnh trong dân gian rất tốt. Lá lốt có tính ấm cho tác dụng tiêu viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết trong cơ thể. Từ đó, giúp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm giảm đau nhức, mệt mỏi, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Cách thực hiện: Dùng khoảng 100 gram lá lốt tươi, rửa sạch rồi sơ chế bằng cách thái mỏng, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Trộn thêm 300ml sữa bò tươi vào nước cốt lá lốt vừa thu được, khuấy đều rồi cho lên bếp đun sôi.
Người bệnh nên sử dụng nước lá lốt ngay khi còn nóng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Nên sử dụng hàng ngày, liên tục trong 1 tuần sẽ bắt đầu cảm thấy các triệu chứng đau nhức giảm dần.
Ngoài ra, lá lốt cũng có thể được chế biến rang với muối biển tương tự như cách làm với ngải cứu để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu có điều kiện về thời gian, người bệnh có thể kết hợp cả chườm nóng lá lốt và uống nước cốt lá lốt để hiệu quả cao hơn.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ cây chìa vôi được nhiều người áp dụng từ trước đến nay. Chìa vôi có tính mát, cho tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ thanh nhiệt, tiêu nhũng, thải độc và đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết. Bên cạnh đó, loại cây này có chứa các thành phần hỗ trợ tốt cho các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Tất cả các bộ phận của cây chìa vôi đều có thể dùng làm thuốc được, người bệnh có thể sử dụng chữa bệnh theo cách dưới đây.
Cách thực hiện: Người bệnh chuẩn bị cây chìa vôi, lá lốt, cỏ xước, cỏ ngươi, cây tầm gửi, dền gai, mỗi loại 15gr. Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, phơi khô, rồi sắc cùng 500ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Người bệnh chia lượng thuốc sắc được làm 3 lần uống trong ngày, sử dụng đều đặn trong vòng 1 tháng để mang lại hiệu quả.
Những mẹo dân gian chữa bệnh thường dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, chủ yếu là những vị thuốc có sẵn trong vườn nhà. Vậy nên, người bệnh cũng có thể kết hợp phương pháp này với những phương pháp khác để chữa bệnh hiệu quả hơn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển của y học hiện đại, nhiều người bệnh có xu hướng tìm đông y để điều trị bệnh. Bởi phương pháp này không chỉ hỗ trợ giảm đau mà còn đi sâu bồi bổ chức năng các tạng, để người bệnh khỏe từ bên trong.
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, chứng thoát vị đĩa đệm gọi là chứng yêu thống, tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết kém, cảm giác đau nhức ở cột sống và các dây thần kinh. Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến hiện nay như:
- Bài thuốc chữa thoát vị gây đau lưng, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới: Bài thuốc chiết xuất từ 1 số thành phần thảo dược như ô tiêu xà, phục linh, thổ miết trùng, cẩu tích, tang ký sinh, sài hồ… Thuốc cho tác dụng hỗ trợ tổn thương ở vùng thoát vị, điều hòa rối loạn kinh nguyệt, giải trừ độc tố từ bên trong.
- Bài thuốc chữa thoát vị do thận dương hư: Bài thuốc đông y được chiết xuất từ các thành phần như hoài sơn, kỷ tử, thỏ ty tử, đỗ trọng, cao ban long, tục đoạn…Bài thuốc cho tác dụng giảm cảm giác đau âm ỉ, hỗ trợ điều trị chứng hàn thấp, thận suy yếu. Đồng thời, bài thuốc giúp bổ thận tráng dương, trừ hàn từ sâu bên trong.
Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, rất nhiều bệnh nhân kết hợp cả phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm… để điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp bấm huyệt: Khi thực hiện điều trị thoát vị bằng xoa bóp, ấn huyệt, bác sĩ dùng lực của tay để tác động lên vị trí thoát vị, hỗ trợ kích thích lưu thông máu, tuần hoàn khí huyết để tăng cường thể lực cho người bệnh.
- Chữa bệnh bằng châm cứu: điều tri bệnh bằng châm cứu là một liệu pháp quen thuộc với nhiều bệnh nhân. Thực hiện châm kim vào các huyệt quanh vị trí cột sống sẽ kích thích giãn nở hệ cơ ở vị trí bị thoát vị, giúp thư giãn cơ bắp, đồng thời nuôi dưỡng đĩa đệm bị tổn thương, giải phóng ứ trệ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp hệ thần kinh con người tự động tiết ra endorphin cho tác dụng giảm đau nhanh chóng.
- Thủy châm chữa thoát vị: Thủy châm là phương pháp sử dụng kim châm tiêm thuốc vào huyệt đạo, chỗ vị trí bị thoát vị để làm tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.
- Chữa thoát vị bằng điện châm: Thông qua các kim châm, dòng điện 1 chiều sẽ tác động vào các huyệt để hỗ trợ lưu thông khí huyết, co giãn các cơ, mang đến sự thoải mái, thư thái cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng bệnh này chỉ cần chú ý đến vận động và sinh hoạt, chế độ ăn uống sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến bệnh. Thế nhưng, thực tế thì không phải vậy. Mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm hợp lý, khoa học sẽ giúp hỗ trợ chữa bệnh rất tốt.
Người bệnh bị thoát vị nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm nên bổ sung khi bị thoát vị đĩa đệm như:
- Thực phẩm giàu omega 3: Các loại cá như cá thu, cá hồi, tôm, cua, cá ngừ…
- Thực phẩm chứa canxi: Các loại thực phẩm nên ăn như sữa chua, đậu Hà Lan, đậu đen, rau súp lơ, rau cải xoăn, hải sản có vỏ, rau bina, củ cải đường…
- Thực phẩm nhiều protein: Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm như thịt gà, đậu nành, hải sản, cá biển, các loại hạt, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin D (pho mát, gan động vật, trứng, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt…) hay vitamin C (ổi, cam, quýt, khoai lang, súp lơ, wiki, đu đủ, bưởi…), vitamin E, K, B12… cũng cho tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt. Những loại thực phẩm này giúp hỗ trợ chống oxy hóa, tăng độ chắc khỏe cho xương, tái tạo xương, làm chậm quá trình lão hóa xương…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có thể giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, làm sạch đường ruột, từ đó giúp hạn chế áp lực từ trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm. Chất xơ thường có nhiều trong rau củ, trái cây…
Bên cạnh nhóm thực phẩm cần bổ sung, tôi khuyên mọi người cũng cần chú ý đến những thực phẩm cần hạn chế để làm giảm sự phát triển xấu hơn của bệnh.
Tham Khảo: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì? Một số thông tin cần biết
Người bệnh không nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh sau đây:
- Đồ cay: Những đồ ăn cay nóng sẽ khiến người bệnh gia tăng cảm giác đau nhức khó chịu
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhanh như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên… khiến mọi người dễ dàng tăng cân không kiểm soát. Khi trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực lớn chèn ép đĩa đệm, tạo ra các cơn đau dai dẳng.
- Thực phẩm nhiều đạm: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và axit uric làm tăng tình trạng viêm, điều này không tốt cho đĩa đệm của người bệnh.
- Đồ uống có cồn và các chất kích thích: Một số loại thức uống như rượu bia, thuốc lá,.. sẽ khiến người bệnh gia tăng cảm giác đau nhức, khó chịu. Vì thế, mọi người cũng chú ý hạn chế những thực phẩm này khi điều trị thoát vị đĩa đệm.
Thực tế, qua quá trình điều trị bệnh, tôi thấy rằng, phần lớn bệnh nhân thiết lập được chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học thì sẽ hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn. Còn với những người bệnh còn chủ quan, ăn uống “thả phanh” thì thường giãn đoạn đến quá trình dùng thuốc. Vậy nên, dù điều trị bệnh gì, nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ và duy trì chế độ sống lành mạnh, vừa chăm sóc sức khỏe bản thân, vừa hỗ trợ điều.
Sau 2 ngày biên soạn bài viết, tôi nghĩ rằng bài viết này vẫn chưa thể tóm gọn hết nội dung về bệnh học thoát vị đĩa đệm. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh, nếu mọi người gặp bất kỳ thắc mắc nào cần tôi giải đáp, tư vấn, hãy liên hệ cho tôi qua blog này hoặc facebook Đỗ Minh Tuấn. Xin chào bà con!
Có thể bạn quan tâm:
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!