Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 xảy ra gần cuối các xương của cột sống cổ nên thường có mức độ nặng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Theo Đỗ Minh Tuấn tôi, căn bệnh này nếu không được kiểm soát sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là gì? Nguy hiểm không

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp có tính chất mãn tính, thường sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh không chỉ gây đau nhức, tê bì tay chân, yếu cơ bắp, giảm khả năng vận động mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị sớm.

đau mỏi vai gáy
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm

Tôi nhận thấy rằng, tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra thường ảnh hưởng ở cột sống lưng và cổ. Trong đó, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6. Tình trạng này xảy ra khi bao xơ của đĩa đệm bị tổn thương, rách và tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh khác.

Đốt sống cổ C5 C6 giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của cổ cũng như chịu áp lực lớn từ trọng lượng của phần đầu. Vì vậy, khi cơ quan này bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của cổ, đồng thời tác động tiêu cực đến các chi khác và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như:

  • Thiếu máu não: Hiện tượng nhân nhầy bên trong bao xơ đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ gây chèn ép lên mạch máu. Lâu dần làm tắc nghẽn mạch máu, giảm lượng máu tuần hoàn lên não và khiến bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ, kém tập trung,….
  • Hẹp đốt sống cổ: Hẹp đốt sống cổ là một trong những biến chứng thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm cổ nói chung và ở đốt sống C5 C6 nói riêng. Bởi khi nhân nhầy tràn ra bên ngoài sẽ thu hẹp. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị yếu, tê tay, đau cứng cổ, đau dây thần kinh, các hoạt động như viết, đánh máy cũng không được linh hoạt như trước.
  • Giảm khả năng vận động: Bà con bị thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 nói riêng đều gặp phải tình trạng hạn chế hoạt động, khả năng di chuyển, linh hoạt cổ cũng như cơ thể cũng sẽ giảm đi đáng kể.
  • Teo chi: Yếu chi và nặng hơn là teo chi đều là những biến chứng nặng nề do bệnh lý gây ra. Nguyên do là sự chèn ép của nhân nhầy khiến dưỡng chất cung cấp đến các chi bị giảm đi đáng kể. Lâu dần sẽ gây tê và teo nhỏ ở một hoặc cả 2 tay.
  • Bại liệt: Bại liệt là biến chứng đặc biệt nghiêm trọng ở người bị thoát vị đĩa đệm. Khi dây thần kinh tổn thương nặng thì bệnh nhân sẽ bị bại liệt tạm thời hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Đối với trường hợp xảy ra ở đốt sống C5 C6 thì thường ảnh hưởng 2 cánh tay. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng có thể là tàn phế thân trên.

Những ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm thường có xu hướng tăng cao ở những người có sức khỏe kém, mắc các bệnh lý nền như rối loạn đông máu, tim mạch, bệnh thận, huyết áp,… Do đó, bà con cần chủ động trong việc phát hiện các biểu hiện bất thường và can thiệp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thoát vị đĩa đệm khá phổ biến ở người lớn tuổi và người thường xuyên làm công việc nặng nhọc, tăng áp lực lên vai, cổ, đầu,… Một số nghiên cứu gần đây cũng nhận thấy, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau.

thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể xảy ra do chấn thương

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:

  • Chấn thương: Các chấn thương xương khớp gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ C5 C6 là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm. Lúc này, bao xơ có thể bị tổn thương khiến nhân nhầy dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên tủy sống làm đau nhức, tê bì tay hoặc cả tay và chân.
  • Yếu tố tuổi tác: Trước đó Tuấn tôi đã đề cập, thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người trong độ tuổi trung niên từ khoảng 40 tuổi trở lên. Nguyên do là lúc này hệ thống xương khớp đã dần bị lão hóa, suy yếu kết hợp với sức đề kháng suy giảm sẽ dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
  • Di truyền: Thực tế, bệnh lý này có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có ba mẹ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm thì con cái sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này khá cao. Không chỉ ảnh hưởng đến cổ C5 C6 mà còn có thể gây thoát vị đĩa đệm L4 L5, C4 C5,…
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống không khoa học, thường xuyên dùng các đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ gây thừa cân, béo phì hay không cung cấp đủ dưỡng chất cho xương khớp và cơ thể sẽ khiến xương khớp bị suy yếu, dễ bị tổn thương. Từ đó dễ phát sinh các triệu chứng như đau nhức xương, yếu cơ bắp, giảm khả năng vận động. Đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngồi làm việc quá lâu, thường xuyên mang vác vật nặng, thức khuya, căng thẳng quá mức, lạm dụng chất kích thích hay hút thuốc lá đều là những thói quen tác động xấu đến sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Theo đó, những trường hợp này thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 cao hơn so với người bình thường.
  • Lười vận động hoặc tập luyện không đúng cách: Ít vận động sẽ khiến xương khớp dễ lão hóa, kém độ dẻo dai và tái tạo các mô sụn. Hay việc tập luyện quá sức, sai cách làm tăng áp lực lên cổ dẫn đến chấn thương cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh lý.

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Thông thường, ở giai đoạn đầu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, không quá điển hình và bà con thường chủ quan bỏ qua không can thiệp điều trị.

Trong khi đó, giai đoạn đầu của bệnh nếu được can thiệp điều trị sẽ phục hồi nhanh chóng và kiểm soát tốt hơn. Do đó, việc xác định các biểu hiện do bệnh lý gây ra để kịp thời thăm khám và chữa trị là rất cần thiết.

đau nhức xương khớp
Cơn đau ở cổ có thể lan rộng đến bả vai và cánh tay

Dưới đây là một số biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6:

  • Đầu tiên, bệnh nhân sẽ cảm giác đau mỏi vai gáy
  • Sau đó, cơn đau sẽ lan rộng xuống bả vai, cánh tay hoặc lên đầu và hốc mắt
  • Hiện tượng chèn ép các dây thần kinh khiến tay bị tê bì, ngứa ran
  • Các hoạt động ở cổ dần bị hạn chế, dễ bị cứng cổ vào buổi sáng sớm
  • Ngoài cổ thì một hoặc cả 2 cánh tay cũng bị hạn chế vận động. Theo đó, những động tác đưa tay cao, đưa ra sau lưng cũng sẽ khiến bệnh nhân đau nhức
  • Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến các chi dưới. Lúc này, bắp chân sẽ bị căng cứng, khó đi lại và tê bì
  • Xuất hiện các biểu hiện yếu cơ, bắp tay và bắp chân không thể linh hoạt, khỏe mạnh như bình thường. Điều này tác động trực tiếp đến khả năng vận động của bà con
  • Ngoài những biểu hiện trên thì chứng bệnh này còn gây ra một số biểu hiện toàn thân như tức ngực, đau lưng, đau lồng ngực, khó tiểu, mất ngủ, ăn uống kém,…

Các phương pháp điều trị bệnh lý

Đa số các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 nói riêng thường sẽ không được điều trị dứt điểm, ngay cả khi phẫu thuật. Mục tiêu của các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị là kiểm soát cơn đau nhức, tê bì, làm chậm quá trình thoái hóa, đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tuy nhiên, những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì sẽ rút ngắn thời gian điều trị, đáp ứng tốt các phương pháp trị liệu và phục hồi nhanh chóng. Do đó, tôi luôn khuyến khích bà con chủ động thăm khám khi nhận thấy các biểu hiện đau nhức, tê bì bất thường.

Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6:

Một số biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà

Các biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà có tác dụng làm giảm cơn đau nhức cổ vai gáy, tê bì các chi. Cách chữa này phù hợp với những trường hợp đau nhẹ và chưa thể đến cơ sở y tế thăm khám. Bên cạnh đó, trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, bà con cũng có thể kết hợp với những biện pháp này để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

chườm mát giảm đau nhức cổ
Liệu pháp nhiệt có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh lý gây ra

Một số biện pháp giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6, bao gồm:

  • Chườm mát/ nóng: Liệu pháp nhiệt được đánh giá mang lại hiệu quả tốt trong cải thiện các biểu hiện đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Theo đó, bạn có thể dùng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh để cải thiện bệnh. Đối với chườm nóng có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn máu đến các chi, giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh. Còn chườm lạnh sẽ giúp làm giảm sưng, phù nề, làm co mạch.
  • Nghỉ ngơi: Để làm giảm các biểu hiện của bệnh lý, bà con bị thoát vị đĩa đệm cổ cần được nghỉ ngơi hợp lý. Ngay khi cơn đau bùng phát thì hãy ngưng ngay các hoạt động và nằm nghỉ ngơi. Sau khi cơn đau thuyên giảm thì đi lại, vận động nhẹ nhàng để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
  • Massage: Massage cũng là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Việc dùng lực từ những ngón tay tác động nhẹ nhàng lên vùng cổ bị đau nhức sẽ giúp thư giãn, tăng tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. Cách này chỉ phù hợp với những trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ và cần thực hiện đúng cách.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Việc sử dụng một số thiết bị cơ học có thể làm giảm chèn ép, áp lực lên vùng cổ, đầu. Từ đó sẽ làm giảm cơn đau nhức, khó chịu đáng kể và ngăn chặn tổn thương chuyển biến nặng nề. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn thiết bị phù hợp.
  • Ngải cứu: Chườm đắp ngải cứu có thể làm dịu cơn đau nhức, tê cứng khớp do bệnh lý gây ra. Chuẩn bị một ít ngải cứu, sau khi rửa sạch thì cho vào chảo sao nóng với muối hột. Sau đó cho vào túi vải sạch và chườm lên cổ bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Cây chìa vôi: Cây chìa vôi thường được dùng để chữa các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm cổ. Dùng 200g cây chìa vôi, rửa sạch thì đem đi sao nóng với muối hạt đến khi lá chuyển sang màu vàng, có mùi thơm là được. Cho hỗn hợp vào túi chườm rồi áp lên vùng cần điều trị. Có thể sao nóng lại và đắp tiếp tục để tăng tác dụng chữa bệnh.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây được chỉ định khi các biểu hiện tại nhà không mang lại hiệu quả. Các loại thuốc được dùng có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa cứng cơ, hoặc thuốc chứa cortisone vừa giảm đau vừa có tác dụng chống viêm. Nhìn chung thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng nhưng không thể điều trị bệnh dứt điểm.

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh trong thời gian dài cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận và làm suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, tân dược không được khuyến khích dùng dài hạn. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm
Nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cổ có tác dụng kiểm soát cơn đau nhanh chóng

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen Natri,…
  • Thuốc giảm đau mức độ nặng: Carisoprodol, Cyclobenzaprine,…
  • Thuốc Cortisone dạng tiêm có tác dụng giảm đau đi kèm biểu hiện viêm
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nhóm thuốc giảm đau Opioids để kiểm soát các biểu hiện lâm sàng cho bệnh lý gây ra.

Thông thường, thuốc Tây trị thoát vị đĩa đệm chỉ được chỉ định dưới 12 tuần. Nếu bệnh lý không được cải thiện, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 sẽ được thực hiện song song với thời gian dùng thuốc để tăng tác dụng chữa bệnh. Không chỉ làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý, phương pháp này còn giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, cải thiện chức năng vận động và nâng cao sức khỏe xương khớp.

Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh và từng trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu khác nhau như:

  • Kéo giãn giảm áp cột sống cổ
  • Điện trị liệu (siêu âm, song ngắn, kích thích xung điện, tia laser)
  • Các bài tập trị liệu
  • Trị liệu bằng nước
  • Châm cứu

Đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm can thiệp phẫu thuật thì vật lý trị liệu bằng bài tập sau phẫu thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi, vận động dễ dàng hơn, linh hoạt các khớp và hạn chế tình trạng yếu cơ, cứng khớp.

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 bằng Đông y

Theo quan niệm của Đông y, thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 nói riêng thuộc chứng yêu thống, xảy ra do tắc nghẽn kinh mạch, khí huyết không lưu thông. Do đó, việc áp dụng bài thuốc Đông y giúp tăng tuần hoàn máu, cân bằng âm dương, giảm đau nhức, tê bì tay chân, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe.

đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc Đông y phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Việc tận dụng các thảo dược tự nhiên nên cách chữa này được đánh giá có độ an toàn cao. Tuy nhiên, hiệu quả khi trị bệnh bằng Đông y thường sẽ phát huy tác dụng chậm và chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh đã qua giai đoạn cấp, đau nhức dữ dội.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị y dĩ nhân, địa hoàng, quế chi, phòng phong, rễ cỏ xước, hoàng bá, uy linh tiên, tần giao với lượng vừa đủ. Sắc lấy nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc 2: Cỏ xước, tế tân, đẳng sâm, xuyên khung, tang ký sinh, độc hoạt, tân giao, thạch chi, cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị cát căn, xuyên ô, quê chi, độc hoạt, ma hoàng, tế tân, cam thảo liều lượng vừa đủ. Sau khi rửa sạch dược liệu thì cho vào ấm cùng với nước lọc và sắc trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 4: Đỗ trọng, thục địa mỗi vị 12g, ngưu tất, tang ký sinh, kỷ tử, sơn thù, hoài sơn, thỏ ty tử mỗi vị 9g, cao ban long, cao quy bản mỗi vị 6g. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 800ml và sắc trên lửa nhỏ. Chia nước uống thành nhiều phần dùng trong ngày. Áp dụng đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.

Can thiệp phẫu thuật

Can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) là phương pháp điều trị sau cùng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 khi những phương pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Theo đó, sau 6 – 8 tuần nếu việc dùng thuốc và vật lý trị liệu không mang lại kết quả thì bác sĩ sẽ thăm khám lại và tiến hành phẫu thuật.

Mục tiêu của can thiệp phẫu thuật là điều chỉnh nhân nhầy ở bao xơ, khắc phục tình trạng chèn ép dây thần kinh. Từ đó kiểm soát các biểu hiện lâm sàng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tùy vào từng trường hợp sẽ được tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Dưới đây là một số can thiệp điều trị ngoại khoa thường được áp dụng trong điều trị bệnh lý:

  • Phẫu thuật lấy đĩa đệm lối trước/ lối sau
  • Cắt đĩa đệm, cổ định và hàn xương liên thân đốt ở lối trước
  • Mở lỗ liên hợp lối sau
  • Giải ép cột sống cổ lối sau

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Đặc biệt là các phương pháp điều trị ngoại khoa thì sẽ có mức độ rủi ro, ảnh hưởng cao hơn. Do đó, trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ đều sẽ cân nhắc lợi ích và rủi ro để đảm bảo cuộc phẫu thuật diễn ra thành công nhất.

Dù là vậy thì một số di chứng nhẹ hoặc nặng sau phẫu thuật cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cơ thể. Vì vậy, Tuấn tôi luôn khuyến khích bà con nên chủ động điều trị bệnh khi còn ở mức độ nhẹ để đáp ứng tốt các phương pháp điều trị, không phải can thiệp phẫu thuật.

Kiểm soát và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 rất khó để điều trị dứt điểm. Theo đó, bệnh có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và bệnh nhân có thể sống cùng với bệnh suốt đời. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị thì việc chăm sóc và ngăn ngừa bệnh tiến triển cũng là một phần trong quá trình điều trị bệnh.

phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát, phòng ngừa bệnh lý dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ/ lương y trong quá trình dùng thuốc điều trị hay vật lý trị liệu. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, thêm liều hoặc dù thuốc sau quy định.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi, đi đứng và nằm để tránh cơn đau nhức bùng phát dữ dội. Trong giai đoạn bệnh bùng phát nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.
  • Tuyệt đối không mang vác nặng, vận động quá sức hoặc thực hiện một hành động liên tục trong nhiều giờ liền vì đây là những yếu tố khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn uống quá mức vì có thể gây thừa cân, béo phì. Điều này sẽ khiến cột sống cổ, lưng tăng áp lực và dễ bị tổn thương, thoát vị.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D, kẽm,… vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và phòng ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả.
  • Kiêng bia rượu, các thức uống chứa cồn, các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng và từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực quá mức, không thức khuya. Theo đó, bạn nên cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn các bộ môn có cường độ nhẹ và tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên viên để đảm bảo an toàn.
  • Thực hiện tốt thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp sớm phát hiện các bệnh lý giai đoạn đầu và điều trị kịp thời, nhất là các bệnh xương khớp thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết ở giai đoạn đầu.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của cổ và các chi trên. Bệnh nếu không được kiểm soát sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, Tuấn tôi hy vọng bà con chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Phương Pháp

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Nhóm bệnh liên quan

Thoát Vị Đĩa Đệm Đa Tầng

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C4 C5

Thoát Vị Đĩa Đệm L1 L2

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6

Kiến thức bệnh

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi