Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C4 C5
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 có mức độ nguy hiểm cao nếu kéo dài mà không can thiệp điều trị. Đây là chứng bệnh xương khớp gây biến chứng ảnh hưởng đến não bộ, tăng tỷ lệ teo cơ, tàn phế,… Bà con nên thận trọng trước những biểu hiện nghi ngờ, hãy sớm đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn.
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 là gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 là tình trạng đĩa đệm ở hai vị trí này bị lệch, nứt rách khiến nhân nhầy tràn ra ngoài. Khối thoát vị nằm chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, tương tự như các trường hợp thoát vị đĩa đệm khác.
Cảm giác đau nhức bắt đầu xuất hiện, kèm theo đó bà con còn gặp phải những biểu hiện khác như tê bì, mỏi mệt cơ thể. Phần cổ, vai, gáy bị ảnh hưởng bởi khối thoát vị đau nhức làm sinh hoạt đời sống của bà con bị đảo lộn.
Trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì đây là tình trạng chiếm tỷ lệ bệnh nhân mắc phải cao nhất. Tùy từng trường hợp thoát vị mà triệu chứng sẽ nặng, nhẹ khác nhau. Cơn đau khi lan rộng dễ phát sinh biến chứng.
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 dần tiến triển sẽ bùng phát các triệu chứng rõ nét hơn giai đoạn đầu. Nếu không sớm khắc phục, cơn đau dai dẳng và nặng nề hơn, kèm theo đó bà con còn bị ảnh hưởng đau nhức diện rộng lan đến cánh tay, đau nhức bả vai làm sinh hoạt khó khăn.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5
Thoát vị đĩa đệm do nhiều nguyên nhân gây ra, tương tự tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 cũng vậy. Bà con có thể bị ảnh hưởng từ tính chất công việc, thói quen hàng ngày, do tuổi tác hoặc các yếu tố bên trong khác.
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở khu vực này, bà con cần lưu ý:
- Ảnh hưởng khi bà con bị chấn thương do tai nạn lao động, do chơi thể thao, tai nạn giao thông lên vùng cổ. Do tác động lực mạnh vị trí đốt sống C4 C5 bị ảnh hưởng, đĩa đệm lồi ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.
- Do nằm ngồi sai tư thế trong thời gian dài tác động lên vùng cổ. Nhiều người do tính chất công việc phải ngồi làm việc máy tính nhiều, không di chuyển, vận động khiến cột sống cứng, dễ mắc các vấn đề xương khớp, trong đó có tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5.
- Tuổi tác càng cao xương khớp càng thoái hóa, đây là một trong những nguyên nhân khiến bà con bị thoát vị đĩa đệm. Khu vực đốt sống cổ C4 C5 do tốc độ lão hóa làm yếu đi, chịu nhiều áp lực khiến đĩa đệm phình, nứt rách chảy nhân nhầy gây thoát vị đĩa đệm.
- Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân tác động bên trong như ăn uống thiếu chất, do gãy xương, xơ hóa, liên quan yếu tố bẩm sinh, di truyền, thừa cân béo phì… làm bùng phát triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5.
Dựa vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây thoát vị, bác sĩ chỉ định hướng khắc phục cho từng trường hợp. Bà con nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ. Chủ động kiểm soát, điều trị theo phác đồ để ngăn chặn các rủi ro không có lợi cho sức khỏe.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở khu vực cổ, lan ra vai gáy. Mỗi giai đoạn các triệu chứng sẽ biểu thị từ nhẹ đến nặng nề. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn đĩa đệm phình lồi: Lúc này, bao xơ đĩa đệm vẫn bình thường chưa có dấu hiệu dị dạng, nứt, rách. Do đó, có rất ít bệnh nhân kịp phát hiện bệnh ở giai đoạn này mà mãi đến khi thoát vị nặng mới nhận ra. Bà con sẽ bị đau cổ nhẹ, tuy nhiên do cơn đau không nghiêm trọng nên thường bị lãng quên hoặc nhầm lẫn đến các vấn đề khác.
- Giai đoạn sa đĩa đệm: Bao xơ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu suy yếu, tuy nhiên phần nhân nhầy vẫn nằm gọn bên trong. Một số dây thần kinh bị chèn ép do đĩa đệm phồng ra. Cơn đau lúc này cũng trở nên nặng nề hơn.
- Giai đoạn thoát vị đĩa đệm: Bao xơ không còn sức chịu lực chèn ép, nứt rách khiến nhân nhầy chảy ra ngoài. Chúng vẫn giữ liên kết một khối, nằm chèn lên các dây thần kinh khiến bà con có cảm giác khó chịu và đau nhức vô cùng dữ dội. Đây là giai đoạn bệnh bùng phát nặng, kèm theo nhiều triệu chứng mệt mỏi, cảm giác rối loạn hoặc thậm chí khả năng cử động cổ cũng hạn chế.
- Giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng: Giai đoạn nặng nề khi khối thoát vị có hiện tượng tách rời. Bà con sẽ đối mặt với hàng loạt biến chứng khi hiện tượng này diễn ra. Trong đó, rủi ro liệt nữa người là rất cao.
Nhận biết những biểu hiện bất thường từ sớm, không chủ quan mà thay vào đó thăm khám chữa trị kiểm soát. Ở giai đoạn đầu thích hợp để bà con điều trị bảo tồn không cần can thiệp chuyên sâu.
Tuy nhiên khi bệnh diễn biến quá nặng nề các thủ thuật ngoại khoa can thiệp thậm chí có thể không hiệu quả. Chính vì vậy, bà con nên trên tinh thần cảnh giác, khám sớm sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh cũng như phòng ngừa nhiều rủi ro.
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 nguy hiểm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 được cho rằng là một trong những trường hợp nguy hiểm. Bởi khu vực nằm gần với não bộ, nếu chèn ép dây thần kinh quá mức dễ phát sinh nhiều biến chứng khó lường. Dưới đây là các trường hợp có thể xảy ra:
- Dây thần kinh bị tổn thương do chèn ép quá mức khiến cơn đau nhức kéo dài không khỏi, cổ cứng, đau rộng ra các vùng lân cận như vai, cánh tay, đau nặng hơn khi bà con vận động, làm việc.
- Một số bệnh lý khác dần hình thành khi thoát vị đĩa đệm không điều trị dứt điểm. Chẳng hạn khiến bà con có nguy cơ đối diện với chứng gai cột sống, hẹp ống sống, cùng với các thay đổi cấu trúc đốt sống.
- Tăng rủi ro teo cơ, dị tật do thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên thần kinh, mạch máu khiến máu huyết lưu thông kém. Một số cơ dần mất đi, teo tóp do không nhận đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh cũng chính vì thế ngày càng mất dần khả năng vận động.
- Dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương khiến bà con có nguy cơ bị rối loạn cảm giác. Đây là một trong những biến chứng mà nhiều người gặp phải.
- Trường hợp nghiêm trọng hơn, thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 dẫn đến biến chứng liệt nửa người hoặc tàn phế vĩnh viễn. Người bệnh mất khả năng vận động, làm việc, kéo theo nhiều vấn đề khác đối với người thân, gia đình.
Do đó, bà con không nên chủ quan đối với bệnh lý này. Nếu thấy cơn đau nhức cổ kéo dài bà con nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và sớm có cách can thiệp, khắc phục bảo vệ an toàn sức khỏe.
Chẩn đoán và cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5
Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, tốt hơn hết bà con nên đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm. Theo dõi, quan sát các triệu chứng người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ kết hợp thêm các thử nghiệm kiểm tra khả năng phản xạ, vận động, giữ thăng bằng,…
Đồng thời bà con nên khai báo trung thực các vấn đề đang gặp phải, về bệnh lý, di truyền, tính chất công việc hoặc các vấn đề liên quan. Dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế, bác sĩ chỉ định bà con thực hiện xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Các biện pháp xét nghiệm thường tiến hành như chụp X quang, tủy đồ, CT scan, chụp MRI, kiểm tra điện cơ, nghiên cứu tình hình dẫn truyền thần kinh trên cơ thể bệnh nhân,… Sau khi đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ và hướng khắc phục phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
Theo đó, người bị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 có thể cần dùng thuốc chữa trị hoặc áp dụng các biện pháp ngoại khoa. Kết hợp chăm sóc và thực hành vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Dưới đây là các giải pháp thường được tiến hành nhằm điều trị bệnh lý này:
Dùng thuốc Tây chữa trị
Tùy từng trường hợp cụ thể, thuốc dùng điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 sẽ được chỉ định tương ứng. Việc dùng thuốc tân dược mang lại tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc có tiềm ẩn rủi ro gây tác dụng phụ, bà con cần lưu ý.
Dùng thuốc đúng liều lượng, không lạm dụng hoặc tự ý kết hợp thuốc bừa bãi. Dưới đây là những nhóm thuốc thường được dùng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 nói riêng. Cụ thể như sau:
- Thuốc giảm đau đường uống: Bác sĩ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm đau đối với tình trạng đau không quá nặng nề. Thuốc có tác dụng giảm cơn đau nhức đồng thời hạ sốt cho người bệnh.
- Thuốc nhóm NSAID: Thuốc chống viêm không steroid, tác dụng giảm đau trường hợp trung bình, đau do viêm. Thuốc thường không kê đơn, trong đó thường gặp nhất là các loại aleve, motrin, advil. Các thuốc này thường được ưu tiên dùng. Đối với tình trạng bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác cho người bệnh.
- Các loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc kể trên, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định riêng. Thuốc uống giúp giãn cơ, thuốc chứa steroid đường uống hoặc thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid,… Công dụng chính là ức chế miễn dịch, giảm viêm, giảm đau, mỗi loại sẽ có hiệu quả và tác dụng phụ riêng.
Bên cạnh các loại thuốc này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid cho bệnh nhân để giảm triệu chứng tại chỗ. Steroid được tiêm vào cột sống, phát huy hiệu quả nhanh chóng. Có 2 mũi tiêm gồm tiêm ngoài màng cứng và chích chọc lọc rễ thần kinh.
Dùng thuốc điều trị bệnh có ưu điểm và cũng tiềm ẩn các rủi ro riêng. Bà con nên thận trọng, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị bệnh của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc một cách bữa bãi, không theo phác đồ nếu không muốn gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
Phương pháp ngoại khoa
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 tác động trực tiếp vị trí tổn thương và khắc phục chúng. Tuy nhiên cách can thiệp này có xâm lấn nên rủi ro tiềm ẩn sau đó cũng không tránh khỏi.
Do đó bà con nên tìm hiểu và đến địa chỉ y tế uy tín, nơi có bác sĩ tay nghề giỏi, thiết bị y tế hiện đại, chất lượng để điều trị. Không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp phẫu thuật, chỉ khi bác sĩ nhận định tổn thương nặng cần thực hiện mới chỉ định phác đồ ngoại khoa cho bệnh nhân.
Những trường hợp phẫu thuật bắt buộc do không đáp ứng điều trị nội khoa, dùng thuốc không còn hiệu quả, có dấu hiệu biến chứng nặng nề. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ vị trí tổn thương, sửa chữa và ngăn chặn có biến chứng không mong muốn.
Chăm sóc và vật lý trị liệu
Ngoài áp dụng các biện pháp can thiệp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 kể trên, bà con còn được hướng dẫn cách chăm sóc và vật lý trị liệu để tình trạng tổn thương sớm phục hồi. Cụ thể như sau:
- Tăng cường nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, việc vận động hiện tại cần được theo dõi, thực hành đúng để tránh ảnh hưởng đến vùng bị tổn thương.
- Chườm lạnh, chườm nóng: Phương pháp hỗ trợ giảm cứng cổ giảm đau tại chỗ. Chườm đắp mỗi ngày 2 -3 lần giúp cải thiện cơn đau nhức cứng cổ hữu hiệu.
- Massage cổ nhẹ nhàng: Bà con có thể tự massage hoặc nhờ người thân massage vùng bị đau mỏi, cách này giúp kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên hãy thận trọng và chỉ dùng lực vừa phải để tránh làm đau vùng thoát vị. Massage cổ thư giãn, giãn cơ, giảm tê bì và nhiều lợi ích khác.
- Vật lý trị liệu: Thực hiện tại cơ sở y tế hoặc tại nhà. Mỗi trường hợp sẽ có phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng riêng. Bà con cũng có thể đến trung tâm vật lý trị liệu để được nhân viên y tế hướng dẫn, luyện tập và điều trị bằng giải pháp phù hợp, an toàn.
Trên đây là những vấn đề về điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5. Việc chăm sóc từ chế độ dinh dưỡng, luyện tập góp phần không nhỏ giúp bệnh lý sớm được kiểm soát theo hướng tích cực. Do đó, bà con nên chủ động liên hệ thăm khám, thực hành điều trị đúng, chăm sóc tốt để sức khỏe dần cải thiện phục hồi hiệu quả.
Phòng tránh thoát vị đĩa đệm C4 C5
Ngoài các vấn đề Tuấn tôi đề cập bên trên, bà con đừng bỏ qua việc chủ động phòng ngừa thoát vị đĩa đệm C4 C5 tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các lưu ý chính, bà con tham khảo:
- Chăm sóc sức khỏe thể chất, tập thể dục vận động cơ thể hàng ngày. Không nên ngồi một chỗ quá lâu, không nên giữ cổ yên một chỗ vị trí mà cần vận động, di chuyển cho khớp cổ được linh hoạt, tránh đau mỏi.
- Massage, xoa bóp tay chân, cột sống cổ kích thích máu huyết lưu thông. Việc này giúp bà con tránh được trường hợp bị cứng cơ, khớp.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, ưu tiên ăn rau củ quả, trái cây, các loại thịt cá lành mạnh. Cân bằng dinh dưỡng, duy trì cân nặng mức vừa phải.
- Loại bỏ những thói quen không có lợi cho sức khỏe như uống rượu bia, hút thuốc lá. Thay vào đó bà con nên xây dựng đời sống lành mạnh, tích cực hơn để phát triển tư duy, thể chất và phòng tránh bệnh tật.
- Làm việc vừa sức, dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Hạn chế căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến sức khỏe. Duy trì thể chất tốt, tâm trạng ổn định, lạc quan là cách tốt nhất giúp bà con phòng ngừa nhiều bệnh lý.
- Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu nhận thấy bất thường nên điều trị sớm phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Hy vọng những thông tin về thoát vị đĩa đệm C4 C5 Tuấn tôi chia sẻ đã giúp bà con hiểu hơn về mức độ nguy hại của bệnh lý này. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, đau nhức khó chịu, bà con nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Khám và chữa trị sớm phòng tránh nguy cơ gây hại sức khỏe, đời sống.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!