Hẹp Ống Sống

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Hẹp ống sống là một bệnh về xương khớp khiến người bệnh phải chịu đựng nhiều đau đớn, tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động và cuộc sống. Trong quá trình khám, chữa bệnh thực tế, tôi thấy rằng có không ít người bệnh còn thiếu kiến thức về chứng bệnh này. Vậy nên, tôi đã dành thời gian biên soạn bài viết này, hi vọng giúp được nhiều người hiểu rõ hơn về bệnh hẹp ống sống, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị chứng bệnh này hiệu quả. 

Hẹp ống sống là gì?

Hẹp ống sống nói một cách dễ hiểu là tình trạng ống sống bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Theo các chuyên gia, bệnh hẹp ống sống thường gặp ở những người cao tuổi (khoảng từ 60 tuổi trở lên). Tuy nhiên, trong thực tế ngày nay, tỷ lệ người trẻ bị hẹp ống sống ngày càng gia tăng, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động. 

Bệnh hẹp ống sống
Bệnh hẹp ống sống

Hội chứng hẹp ống sống thường có diễn biến chậm trong nhiều năm, thậm chí là cả thập kỷ. Khi độ tuổi con người càng tăng, đĩa đệm dần trở nên ít đàn hồi khiến cho chiều cao đĩa đệm cũng giảm dần. Tình trạng này có thể gây ra lồi nhân đĩa đệm vào ống sống, làm xuất hiện gai xương và dày dây chằng. 

Những yếu tố trên cũng có thể góp phần làm cho chứng hẹp ống sống trở nên phức tạp hơn. Vậy, nguyên nhân gây nên tình trạng hẹp ống sống là gì? 

Các nguyên nhân gây hẹp ống sống

Bệnh hẹp ống sống có thể sinh ra bởi nhiều tác nhân khác nhau, dưới đây là một vài nguyên nhân điển hình: 

  • Do yếu tố bẩm sinh: Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng là một trong những nguyên nhân đến hẹp ống sống. Nhiều người khi sinh ra đã có phần ống sống nhỏ, hẹp hơn bình thường. 
  • Thoát vị đĩa đệm:Thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống được xem là nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh này. Một đĩa đệm khi bị thoát vị hay bị phình ra cũng có thể làm ảnh hưởng đến kích thước sau của ống sống, gây nên chứng hẹp ống sống. 
  • Thoái hóa: Sự thay đổi của hệ xương do thoái hóa gây ra có thể hình thành nên những gai xương từ thân đốt sống. Từ đó, gai xương này phát triển vào trong ống sống, gây chèn ép tủy sống tạo ra hiện tượng hẹp ống sống. Bên cạnh đó, sự thoái hóa của các dây chằng cột sống như dây chằng dọc sau, dây chằng vàng… làm cho hệ thống dây chằng dày lên, gây hẹp ống sống. 
  • Viêm khớp cột sống: Một số ít nguyên nhân gây nên chứng hẹp ống sống cũng là do viêm xương khớp. Khi bị viêm, các xương khớp sẽ phình to hơn bình thường và chèn vào ống sống, gây nên hiện tượng hẹp ống sống ở người bệnh. 
  • Béo phì: Ít người nghĩ rằng béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây hẹp ống sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những người bị béo phì có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường bởi khi trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lớn lên cột sống, dẫn đến chứng hẹp ống sống. 

Ngoài các nguyên nhân kể trên, các bác sĩ cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây hẹp ống sống như mắc các bệnh về xương khớp hay gặp phải các chấn thương cột sống, có khối u trong cột sống…

Click ngay: Thoái Hóa Khớp: Hiểu Nguyên Nhân, Biết Triệu Chứng Và Chữa Kịp Thời

Triệu chứng hẹp ống sống

Theo nhiều tài liệu y khoa tôi từng tham khảo, các triệu chứng của bệnh hẹp ống sống còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và vị trí bị hẹp ống sống. Bệnh có nhiều triệu chứng đa dạng, phổ biến nhất vẫn là triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng và hẹp ống sống cổ. Căn cứ vào 2 vị trí mắc bệnh đó, tôi sẽ điểm qua một số triệu chứng hẹp ống sống để mọi người biết.

Triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng phổ biến (chiếm khoảng 75%) trong các dạng hẹp ống sống. Khi người bệnh bị hẹp ống sống thắt lưng, các rễ thần kinh ở vùng thắt lưng sẽ bị chèn ép, bó nghẹt, gây nên các biểu hiện: 

Đau thắt lưng, đau vùng mông.. là những triệu chứng điển hình của bệnh
Đau thắt lưng, đau vùng mông.. là những triệu chứng điển hình của bệnh
  • Đau vùng lưng,vùng thắt lưng và lan xuống vùng hông, đùi, chân người bệnh: Những biểu hiện đau lưng, đau chân… do hẹp ống sống có thể đến tức thì nhưng sẽ tiến triển trong suốt thời gian dài.
  • Tê nhức, ngứa ra ở vùng mông và chân: Khi áp lực chèn ép ở các vị trí dây thần kinh tăng lên sẽ gây nên hiện tượng tê ngứa, lan cả vùng mông và chân. Đi kèm với hiện tượng trên là những cơn đau nhức khiến người bệnh khó chịu. 
  • Chân yếu: Tình trạng hẹp ống sống có thể ảnh hưởng đến 1 chân người bệnh. Tuy nhiên, tôi đã gặp không ít người bệnh chịu ảnh hưởng lên cả 2 chân, lực chân trở nên yếu hơn gây khó khăn cho việc vận động và đi lại. 
  • Đứng hay đi bộ lâu sẽ đau chân: Bệnh nhân khi bị hẹp ống sống sẽ bị đau lưng nhiều hơn nếu đứng lâu hoặc đi bộ nhiều. Hiện tượng đau có thể giảm bớt nếu người bệnh cong người ra phía trước hoặc ngồi nghỉ ngơi.

Triệu chứng hẹp ống sống cổ

So với hẹp ống ống sống thắt lưng, hẹp ống sống cổ có ít biểu hiện hơn, cụ thể: 

  • Đau mỏi vùng vai gáy: Cũng có thể được gọi là hội chứng vai gáy, tình trạng này khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác hoặc phớt lờ bỏ qua. Đặc biệt, người bệnh có thể bị đau mỏi vai gáy nặng, kéo dài nếu ngồi lâu ở một tư thế hoặc nằm ngủ sai tư thế. 
  • Tê, yếu tay: Người bệnh có thể cảm thấy tê mỏi 1 tay hoặc cả 2 tay. Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị hẹp ống sống cảm thấy lực tay yếu, gây khó khăn, bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. 

Nhìn chung, có thể thấy dấu hiệu hẹp ống sống ở 2 vị trí chủ yếu là đau mỏi, tê nhức khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc duy trì tư thế đó một lúc lâu. Những biểu hiện này thường xuất hiện âm ỉ và dai dẳng suốt 1 thời gian dài, đến bất chợt và biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Đồng thời, đây cũng là những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, hẹp ống sống…. Cũng bởi thế, không ít người bệnh “tặc lưỡi bỏ qua” hoặc “tự chẩn tự chữa” nhầm bệnh, để rồi bệnh chuyển biến nặng gây nên những ảnh hưởng cho sức khỏe. 

Bệnh hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Bệnh hẹp ống sống khiến người bệnh phải chịu những đau đớn, tổn thương trong thời gian dài. Nếu người bệnh không điều tri kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh: 

  • Khả năng bị teo, liệt cơ
  • Khả năng mất vận động
  • Rối loạn cơ tròn, gây hiện tượng bí tiểu, khó tiểu

Những nguy cơ này có thể xảy ra với bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng và cả ống sống cổ. Bởi bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của mọi người, vậy nên, khi mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu, người bệnh nên đề phòng, xem xét thực hiện các phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện hẹp ống sống sớm. 

Hẹp ống sống có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động
Hẹp ống sống có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Việc phát hiện chứng hẹp ống sống sớm sẽ hỗ trợ mọi người điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chẩn đoán chứng bệnh này mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác. Việc chẩn đoán bệnh có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng hoặc xét nghiệm. Dưới đây là một số biện pháp chẩn đoán bệnh hẹp ống sống: 

  • Khám lâm sàng giúp chẩn bệnh: Trước khi thực hiện những xét nghiệm, người bệnh gặp bác sĩ và thực hiện một số kỹ thuật thăm khám cơ bản để  hiểu hơn về tình trạng bệnh, điển hình khám phần cột sống lưng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số động tác chống, ngồi nghiêng về 1 bên, cúi người về trước…để kiểm tra các biểu hiện của người bệnh. Những kiểm tra ban đầu này có thể chưa kết luận được chính xác tình trạng của bệnh nhân nhưng sẽ giúp bác sĩ đưa ra được những bước cần làm tiếp theo. 

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thông qua các kỹ thuật sau: 

  • Chụp x- quang:Kỹ thuật chụp này thường sử dụng 2 tư thế là phim nghiêng và phim thẳng cho phép bác sĩ đánh giá được trục cột sống hoặc các thoái hóa cột sống
  • Kỹ thuật chụp bao rễ cản quang: Đây là phương pháp chụp X quang đưa chất cản quang vào vị trí khoang dưới nhện của tủy sống. Ưu điểm  của phương pháp chụp cản quang là có thể thấy được toàn bộ tủy và rễ của cột sống thắt lưng (ngoại trừ trường hợp người bệnh bị hẹp ống sống thắt lưng nặng khiến tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy). Khi áp dụng kỹ thuật này, hình ảnh chèn ép được thể hiện bằng phần khuyết của  cột tủy, dựa vào đó có thể định hình được vị trí tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến người bệnh gặp phải những nguy cơ phản ứng với chất cản quang và không thể chẩn đoán được nguyên nhân gây hẹp ống sống. 
  • Kỹ thuật chụp vi cắt lớp: Chụp vi cắt lớp hay cắt lớp vi tính (CLVT) có thể đo được chính xác kích thước của ống sống căn cứ vào đường kích trước và sau của phần ống sống, ngách bên. Đồng thời, kỹ thuật này cũng hỗ trợ xác định được hình dạng ống sống, phân loại hẹp ống sống (là hẹp ống sống trung tâm hay ngách bên), xác định được sự phì đại phần cung sau, dây chằng vàng và khối khớp sau. Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng chỉ được chỉ định thực hiện khi những kỹ thuật kể trên không được áp dụng. Đồng thời, người bệnh phải nằm viện qua đêm, bệnh nhân cũng có thể đối mặt với những biến chứng khi thực hiện, phản ứng với thuốc… 
  • Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ có thể đo được chính xác các đường kính ống sống, đường kính trước sau. Phương pháp này cho giá trị cao trong chẩn đoán hẹp ống sống. 
Sử dụng những kỹ thuật tân tiến để chẩn đoán chính xác bệnh
Sử dụng những kỹ thuật tân tiến để chẩn đoán chính xác bệnh

Sau khi đã chẩn đoán phát hiện bệnh hẹp ống sống, tùy vào mức độ bệnh, điều kiện kinh tế hay thể trạng bệnh nhân lúc đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ đưa ra phương pháp điều trị hẹp ống sống thích hợp nhất với mỗi người. Đâu là những biện pháp chữa bệnh này hiệu quả đang được áp dụng nhiều hiện nay? Cùng theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết, tôi sẽ cung cấp chi tiết đến bạn đọc. 

Cách điều trị hẹp ống sống phổ biến hiện nay

Đông y hay tây y đều có khá nhiều phương pháp hỗ trợ chữa hẹp ống sống hiệu quả. Trước hết, tôi sẽ giới thiệu đến mọi người một số cách điều trị bệnh theo tây y.

Điều trị hẹp ống sống trong tây y

Với sự phát triển của y học hiện đại, tây y có nhiều phương pháp chữa bệnh hẹp ống sống giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng đau đớn, khó vận động. Một trong những biện pháp không thể không nhắc đến chính là dùng thuốc. 

Thuốc tây điều trị bệnh thường dùng

Một số loại thuốc thường được kê trong toa thuốc chữa hẹp ống sống, bao gồm cả điều trị hẹp ống sống thắt lưng và hẹp ống sống cổ:

  • Thuốc kháng viêm: Sử dụng thuốc kháng viêm cũng có thể hỗ trợ người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, một số bác sĩ khuyên người bệnh có thể sử dụng kết hợp vitamin B cùng axit folic loại 1200mg hàng ngày để hỗ triều trị bệnh. 
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau giúp người bệnh dịu nhanh những cơn đau do hẹp ống sống gây ra. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc theo toa, đơn để người bệnh sử dụng. Sử dụng thuốc giảm đau cần phải được tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc dùng hay dùng quá liều lượng. 
  • Tiêm màng cứng: Biện pháp tiêm màng cứng thường dùng cortisone tiêm vào khoang màng cứng để giảm đau cho người bệnh. Các bác sĩ cho biết tiêm cortisone không cho tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho người bệnh, nhưng có thể giúp giảm đau lên tới 50%.

Các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa

Thông thường, phẫu thuật được xem giải pháp cuối cùng khi những phương pháp điều trị không giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng bệnh. Tùy thuộc vào điều kiện, mức độ hẹp ống sống, hay vị trí, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng hay phẫu thuật ở cổ với các phương pháp khác nhau. Bệnh nhân được chỉ định thực hiện phẫu thuật nếu: 

  • Người bệnh bị đau lưng, đau chân làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường, gián đoạn sinh hoạt. 
  • Bệnh hẹp ống sống đã tiến triển thành những khiếm khuyết thần kinh như yếu chân, tê chi, bàn chân rũ…
  • Người bệnh có nguy cơ mất chức năng đại và tiểu tiện hoặc khó khăn hơn khi đại tiểu tiện
  • Người bệnh gặp khó khăn khi đi đứng 
  • Thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác không mang lại tác dụng
  • Người bệnh có thể trạng ổn định, đáp ứng được điều kiện phẫu thuật. 

Một số thủ pháp phẫu thuật hẹp ống sống thường được áp dụng như: 

Phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng được tính đến để chữa bệnh
Phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng được tính đến để chữa bệnh
  • Thủ thuật cắt bản sống: Bác sĩ sẽ tạo một khoảng mở trong xương của người bệnh để làm  giảm áp lực lên các rễ thần kinh. 
  • Thủ thuật mở rộng lỗ liên hợp: Thủ thuật phẫu thuật này làm rộng lối ra của rễ thần kinh khi nó đi chệch ra khỏi ống sống. Phương pháp phẫu thuật này có thể thực hiện đơn độc hoặc kết hợp cùng phẫu thuật mở rộng bản sống, cắt bản sống. 
  • Phẫu thuật cắt diện khớp trong: Thực hiện phẫu thuật này nhằm loại bỏ một phần của diện khớp bị phì đại để tạo ra khoảng không cho ống sống. 
  • Phẫu thuật hàn xương liên thân sống thắt lưng trước: Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ đĩa đệm thoái hóa bằng đường mổ phía sau lưng, đồng thời lấy bỏ xương phía sau của ống sống. Phương pháp này thường được thực hiện ở 2 bên cột sống. 
  • Phẫu thuật hàn xương liên thân sống thắt lưng qua lỗ liên hợp: Phương pháp này thực hiện tương tự như hàn xương liên thân sống thắt lưng trước nhưng tiến hành ở một bên cột sống. 
  • Phẫu thuật hàn xương sau bên: Phẫu thuật ghép xương ở phía sau và phía trước của phần cột sống để hàn xương. 

Bên cạnh y học hiện đại, nhiều người bệnh ngày  nay có xu hướng tìm đến y học cổ truyền để chữa bệnh hẹp ống sống. Phương pháp này mang đến cho người bệnh sự an toàn, hạn chế được rủi ro khi phẫu thuật hay những tác dụng phụ khi dùng thuốc tây. 

Chữa hẹp ống sống bằng đông y

Theo nhiều tài liệu YHCT ghi chép lại, đông y quan niệm chứng hẹp ống sống thuộc thể tý thống. Bệnh này xuất phát từ 2 nguyên nhân là ngoại nhân (các tác nhân như phong, hàn, thấp xâm nhập cơ thể) và nội nhân (do thiên thận khí chưa đủ, thận khí hư, lao dịch thương thận). Một số bài thuốc đông y chữa chứng hẹp ống sống như sau: 

  • Bệnh hẹp ống sống do gan thận lưỡng hư: Bài thuốc gồm các thành phần như hoàng kỳ, cam thảo, phục linh, bạch thược dược, sinh địa hoàng, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, tần giao, chích cam thảo, xuyên khung, tế tân… Bài thuốc đông y cho tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, đả thông khí huyết ở vùng xương bị tổn thương. 
  • Bài thuốc đông y chữa hẹp ống sống do đàm thấp trở trệ cản: Gồm các thảo dược như bạch phụ tử, xuyên bối mẫu, bạch cương tàm, bọ cạp, uất kim, hán hạ, trần bì, bạch giới tử, mộc hương, sinh mẫu… Bài thuốc giúp người bệnh giảm đau, hỗ trợ vận động tốt hơn. 
  • Bài thuốc đông y chữa hẹp ống sống do thận đốc hư tổn: Thành phần gồm các vị thảo dược như thục địa hoàng, miết giáp, sừng hươu giáo, xuyên khung, đỗ trọng, quế chi, tế tân, ma hoàng, bạch giới tử, bào khương, xuyên ngưu tất, chích cam thảo,… Bài thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả cao (khảo sát ngẫu nhiên trên 17 trường hợp dùng thuốc, có đến 90% người bệnh khỏi), hỗ trợ người bệnh ôn bổ thận đốc, giải phóng tà khí ngưng trệ, lưu thông khí huyết, thông kinh lạc…

Ngoài dùng thuốc, không ít người bệnh mong muốn chữa hẹp ống sống với phương pháp không dùng thuốc, trong đó vật lý trị liệu là ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn khi chữa thoát vị, thoái hóa, đau nhức xương khớp… nói chung là các bệnh về xương khớp.

Điều trị hẹp ống sống bằng vật lý trị liệu

Các hình thức điều trị hẹp ống sống bằng vật lý trị liệu tương đối nhiều, cơ bản được phân làm 2 loại là chủ động và thụ động. 

  • Phương thức chủ động: Người bệnh phải vận động khá nhiều, tập trung vào các động tác kéo dãn các cơ, tăng cường sức mạnh của cơ bắp… Những bài tập hẹp ống sống sẽ hỗ trợ người bệnh thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến vị trí tổn thương, đẩy nhanh phục hồi cho cơ thể. 
  • Phương thức thụ động: Phương thức này sử dụng các thiết bị, máy móc hoặc tác động từ người khác nhằm để giúp vùng bị tổn thương được hồi phục, hỗ trợ giảm đau cho người bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu chữa hẹp ống sống như massage, châm cứu, bấm huyệt, thủy châm, nắn khớp… 
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa hẹp ống sống hiệu quả
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa hẹp ống sống hiệu quả

Hiện nay, tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chúng tôi cũng áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp sử dụng bài thuốc nam gia truyền của dòng họ để hỗ trợ người bệnh điều trị xương khớp. Qua những trường hợp thực tế của người bệnh đến điều trị tại nhà thuốc ở một số đầu bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm xương khớp, gout… tôi nhận thấy phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả tốt. 

Những phương pháp Vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ, thủy châm… tác động trực tiếp đến vùng xương khớp bị tổn thương, giúp đả thông khí huyết, hỗ trợ máu lưu thông và tuần hoàn tốt hơn, nuôi dưỡng vùng tế bào tổn thương. Từ đó, giúp người bệnh khắc phục những triệu chứng của bệnh gây nên. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho rằng, châm cứu có thể kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – chất có tác dụng giảm đau. Vì vậy, sau  mỗi liệu trình vật lý trị liệu, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn rất nhiều. 

Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh qua nhiều trường hợp người bệnh thực tế của tôi. Điển hình như nghệ sỹ Xuân Hinh chữa thoái hóa đốt sống cổ, chú Phạm Văn Đăng (Phú Thọ) chữa thoát vị đĩa đệm hay trường hợp anh Luận (Hà Đông, Hà Nội)…

Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt từ phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh cần có sự kiên trì theo đuổi đến cùng. Trong quá trình đó, đội ngũ bác sĩ, lương y của chúng tôi luôn tận tình chăm sóc, theo sát mọi chuyển biến và đồng hành cùng mọi người cho đến cuối hành trình chữa bệnh.

Lời khuyên từ chuyên gia để sớm khỏi bệnh

Dù là bệnh hẹp ống sống hay bất cứ bệnh nào khác, bên cạnh nỗ lực, sự kiên trì của cả người bệnh lẫn bác sĩ, hiệu quả điều trị còn phù thuốc rất nhiều ở chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân. 

Trong quá trình thăm khám, tôi gặp không ít người bệnh không chú trọng đến vấn đề đó, cứ ỉ lại vào thuốc và bác sĩ khiến cho quá trình điều trị cũng bị ảnh hưởng. Vậy nên, đối với bệnh nhân bị hẹp ống sống, tôi muốn khuyên mọi người cần thiết lập cho mình chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị, đồng thời tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể. 

Thiết lập chế độ sinh hoạt, thói quen tốt

Trước hết, về chế độ sinh hoạt, mọi người hãy chú ý thay đổi từ những thói quen nhỏ nhặt nhất để hiệu quả chữa bệnh được nâng cao. Một vài chú ý như sau:

Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh hẹp ống sống
Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh hẹp ống sống
  • Người bệnh lưu ý lịch tái khám đúng hẹn để được theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và chuyển biến của bệnh. 
  • Khi điều trị bằng thuốc, cần dùng đúng loại thuốc và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liệu trình hay bỏ ngang liệu trình được kê. 
  • Khi cảm thấy đau quá, mọi người có thể chườm lạnh hay chườm nóng để hỗ trợ giảm đau 
  • Sắp xếp lại bố cục trong nhà bạn, giữ cho ngôi nhà rộng rãi, có nhiều khoảng trống thuận tiện cho việc di chuyển, tránh hiện tượng va chạm hoặc trơn trượt gây ngã, ảnh hưởng đến xương khớp đang bị tổn thương. 
  • Đối với người bệnh bị hẹp ống sống cổ, nên lựa chọn trang phục thoải mái ở phần cổ, mùa đông không nên mặc áo quá kín cổ, gây khó chịu, bí bách, khó vận động. Đồng thời, mọi người cũng chú ý lựa chọn gối kê đầu thích hợp, độ êm vừa đủ, thoải mái.  
  • Nên chú ý mang giày, dép thoải mái, vừa chân, dễ dàng di chuyển. 
  • Thói quen tập thể dục: Vận động thường xuyên sẽ giúp người bệnh linh hoạt, các khớp cơ, xương được co giãn, tăng cường sức mạnh cho xương khớp, tăng khả năng nâng đỡ của xương…Đồng thời, vận động thường xuyên cũng hỗ trợ người bệnh đốt cháy năng lượng để duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế được áp lực lên các khớp và xương sống. Đối với người bệnh bị hẹp ống sống, mọi người nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền, đạp xe… Hạn chế tham gia các hoạt động thể dục thể thao mạnh như đá bóng, chạy, bóng chuyền… khi tình trạng bệnh nặng bởi có thể dẫn đến các tổn thương cho xương. 

Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt người bệnh đang bị hẹp ống sống thì đây là điều hết sức quan trọng. Người bệnh cần lưu ý những thực phẩm nên bổ sung và thực phẩm cần tránh trong thời gian điều trị bệnh. 

Bị hẹp ống sống nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm người bệnh cần bổ sung trong bữa ăn của mình như:

  • Bổ sung thêm một số món ăn từ cá chứa nhiều omega 3 như cá ngừ, cá hồi, cá mòi… có tác dụng giảm  đau gân, khớp rất tốt. Thậm chí, nếu người bệnh sử dụng đúng mức độ cá trong các bữa ăn (ăn khoảng 2 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn 100 – 200mg cá) có thể sẽ không cần phải sử dụng đến thuốc giảm đau. 
  • Hoa quả cam, quýt, bưởi: Nguồn dinh dưỡng vitamin C có trong các loại quả này sẽ hỗ trợ kiến tạo sụn khớp. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên sử dụng các loại quả này vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ tốt hơn. 
  • Trà xanh: Trà xanh là một loại thực phẩm giúp hạn chế tổn thương xương khớp rất tốt. Các thành phần trong trà xanh có tác dụng làm dịu viêm và hết đau, đồng thời, chất chống oxy hóa trong trà xanh hỗ trợ ức chế quá trình sản xuất các phân tử gây hại cho xương khớp. 
  • Sữa, chế phẩm từ sữa: Những loại thực phẩm này giúp bổ sung dưỡng chất, protein, calci để hỗ trợ người bệnh kiến tạo xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng và uống quá nhiều sữa trong ngày, tránh tình trạng thừa cân. 
  • Đậu: Các loại đậu như đậu cúc và đậu đỏ tây có chứa nhiều chất xơ, protein giúp kiến tạo cơ. Đồng thời, nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng như sắt, magie, kali, kẽm và acid folic… giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Quả óc chó, hạnh nhân: Đây là thực phẩm thuộc nhóm chất béo lành mạnh, có khả năng chống viêm. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn chứa các vi lượng giúp xương chắc khỏe. Người bệnh chỉ nên ăn 6-7 quả óc chó hoặc hạnh nhân mỗi ngày là đủ, không nên ăn nhiều quá. 
Bên cạnh đó, cần chú ý chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Bên cạnh đó, cần chú ý chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần chú ý hạn chế một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. 

Người bị bệnh nên kiêng gì? 

Người bệnh cần chú ý hạn chế một số loại thực phẩm như sau:

  • Đồ ăn nhiều đường: Các loại bánh kẹo, thức ăn, thực phẩm nhiều đường có thể thay đổi khả năng miễn dịch của cơ thể với viêm nhiễm, có thể khiến cho tình trạng viêm sưng, đau nhức trở nên nặng nề hơn. 
  • Đồ nhiều muối: Hàm lượng muối cao trong thức ăn có thể khiến các tế bào bị sưng lên do tích nước, tăng khả năng phù nề, viêm sưng. 
  • Đồ chiên rán: Theo Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) cho biết những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, những cơn đau sẽ gia tăng hơn. 
  • Thực phẩm chứa nhiều omega 6: Theo một công bố từ trường Y Harvard, omega 6 có thể làm gia tăng những cơn đau khớp. Vì thế, người bệnh nên chú ý hạn chế những thực phẩm chứa axit béo này. 
  • Cà phê, thức uống chứa cồn, thuốc lá, rượu: Những loại thức uống này khiến cho tình trạng hẹp ống sống trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, một số thứ như rượu bia, thuốc lá cũng không tốt cho sức khỏe. 

Dù là điều trị bệnh gì cũng cần phải có sự kiên trì của người bệnh. Mặc dù đã dành nhiều thời gian tham khảo ý kiến các chuyên gia tây y, nghiên cứu tài liệu y khoa… tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bài viết này vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa thể giải đáp hết thắc mắc của mọi người. Vì thế, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh hẹp ống sống, có thể để lại tin nhắn cho tôi qua facebook Đỗ Minh Tuấn, qua trang blog này hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến: 0963 302 3490984 650 816, tôi sẽ tư vấn tận tình và giải đáp các thắc mắc của mọi người. 

Tìm hiểu thêm:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi