Thoát Vị Đĩa Đệm L1 L2

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là một trong những vấn đề xương khớp phổ biến hiện nay. Tổn thương xảy ra trên cột sống thắt lưng, gây đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Tuấn tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn bệnh lý này trong bài viết sau.

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là gì? Có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra do nhân nhầy đĩa đệm tràn ra nằm chèn ép lên dây thần kinh, đĩa đệm lệch ra ngoài dẫn đến những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ đốt sống nào.

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là gì?
Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải

Theo như hệ thống xương khớp của con người, cột sống được cấu tạo từ 33-35 đốt sống. Trong đó, đốt sống lưng gồm có 5 đốt tính từ vị trí L1 L5. Trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở khu vực này vô cùng phổ biến, nhất là vị trí L1 L2.

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là tình trạng nghiêm trọng bởi hai vị trí này có vai trò điều khiển vận động cúi, khom người, gập lưng,… Khi tổn thương xảy ra tại khu vực này khiến nhân nhầy tràn ra nằm chèn dây thần kinh dẫn đến cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội. Ngoài ra người bệnh còn gặp khó khăn khi vận động.

Cũng tương tự như những trường hợp thoát vị đĩa đệm khác, thoát vị đĩa đệm L1 L2 nếu không được khám chữa có khả năng làm bùng phát biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là những rủi ro có thể xảy ra:

  • Chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng: Khối thoát vị L1 L2 không được điều trị ngày càng phồng lên chèn ép dây thần kinh xung quanh. Cơn đau sẽ chạy dọc đường đi của dây thần kinh, lan đến vùng mông, tứ chi khiến bà con đi lại khó khăn.
  • Tăng nguy cơ teo cơ, bại liệt, tàn phế: Dây thần kinh bị chèn ép khiến bà con bị tê bì vùng lưng, tứ chi. Bên cạnh đó máu huyết cũng kém lưu thông, lâu dần cơ có dấu hiệu bị teo tóp. Người bệnh đi lại khó khăn, không vận động trong thời gian dài dẫn đến tàn phế, bại liệt vĩnh viễn.
  • Các biến chứng khác: Ngoài các vấn đề kể trên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L1 L2 không điều trị, chủ quan đến khi bệnh chuyển nặng gây ra nhiều biến chứng khác. Chẳng hạn tình trạng rối loạn tiểu tiện, đại tiện do rối loạn cơ vòng, gặp phải hội chứng khập khễnh cách hồi do dây thần kinh bị chèn ép,…

Người bệnh tốt hơn hết nên chủ động thăm khám sớm, không nên chủ quan có thể khiến cơ thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu bà con có biểu hiện bất thường hãy chủ động đến gặp bác sĩ, khám và chữa bệnh càng sớm càng có nhiều hy vọng chữa khỏi.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm L1 L2

Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở khu vực tổn thương, sau đó lan rộng ra dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép. Tương tự tình trạng thoát vị đĩa đệm L1 L2 cũng vậy, bà con mắc bệnh cũng sẽ cảm nhận được các cơn đau rõ ràng.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm L1 L2
Cơn đau nhức xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, công việc

Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:

  • Cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện, đau đột ngột hoặc có những cơn đau dai dẳng âm ỉ kéo dài. Thậm chí đau trong vài ngày, vài tuần liền không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cơn đau từ vùng tổn thương sau đó lan ra nhiều khu vực khác. Đau đến vùng hông, xương chậu, hai chân, đau lên khu vực vai cánh tay.
  • Khi bà con vận động hay chuyển động mạnh cơn đau đột ngột tăng lên khiến việc cử động khó khăn. Đau ngay cả khi bà con hắc hơi ho hoặc rặn mạnh.
  • Một vài biểu hiện khác kèm theo như rối loạn đường ruột, đại tiểu tiện không tự chủ,…

Khi các dấu hiệu ngày càng rõ nét và nặng nề cho thấy thoát vị đĩa đệm L1 L2 đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Nếu không sớm kiểm soát bà con có nguy cơ đối diện với biến chứng mà Tuấn tôi đã đề cập bên trên. Do đó, phát hiện triệu chứng bà con nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ ngay.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L1 L2

Như bà con cũng biết, thoát vị đĩa đệm thường là căn bệnh của người già hay những người phải làm công việc nặng nhọc trong thời gian dài, xương khớp trở nên thoái hóa sớm. Đĩa đệm lệch, phình ra và nứt vỡ khiến nhân nhầy bên trong tràn ra chèn lên dây thần kinh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L1 L2
Có rất nhiều yếu tố khiến bà con mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác tác động gây bệnh. Theo đó, thoát vị đĩa đệm L1 L2 cũng vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bà con tham khảo và sớm điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe:

  • Tuổi tác càng cao càng có xu hướng mắc bệnh xương khớp, trong đó có tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L1 L2.
  • Do bà con ngồi, nằm sai tư thế trong thời gian dài khiến cột sống bị lệch, cong vẹo đường sinh lý tự nhiên của cột sống. Khối đĩa đệm lồi ra chèn ép lên dây thần kinh.
  • Ảnh hưởng bởi tính chất công việc, khiêng vác nặng thường xuyên và liên tục làm xương khớp lão hóa sớm.
  • Do các chấn thương bên ngoài, té ngã, tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao,…
  • Cơ thể thừa cân, béo phì cũng là yếu tố tăng rủi ro xảy ra các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm L1 L2.
  • Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là không nạp đủ canxi, vitamin và khoáng chất khiến cơ thể yếu, xương khớp thoái hóa sớm.

Ngoài những yếu tố kể trên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L1 L2 nói riêng. Chẳng hạn liên quan yếu tố di truyền, do lạm dụng thuốc hoặc chất kích thích,…

Việc xác nhận nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà con thuận lợi hơn trong công tác chữa bệnh. Hãy liên hệ với bác sĩ và tiến hành thăm khám, điều trị ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, ngăn chặn sớm rủi ro gặp phải biến chứng.

Chấn đoán thoát vị đĩa đệm L1 L2 và điều trị

Khi đến gặp bác sĩ, bà con sẽ được kiểm tra triệu chứng, thăm hỏi thông tin liên quan về tình hình sức khỏe, tiểu sử bệnh lý, thuốc đang dùng,… Bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

Chấn đoán thoát vị đĩa đệm L1 L2 và điều trị
Hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và chữa trị sớm

Nếu kết quả cho thấy bà con bị thoát vị đĩa đệm L1 L2, tùy vào tình hình sức khỏe của bà con bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ can thiệp sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là những cách điều trị thoát vị đĩa đệm L1 L2 được áp dụng phổ biến, bà con tham khảo:

Điều trị bằng Tây y

Mỗi trường hợp tổn thương sẽ có cách chữa trị nhất định. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bà con dùng nhằm giảm triệu chứng đau nhức khó chịu, giúp hỗ trợ khắc phục thoát vị đĩa đệm, ngăn chặn biến chứng.

Phác đồ dùng thuốc được kê theo tình hình sức khỏe thực tế của bệnh nhân. Bà con nên tránh việc lạm dụng thuốc, tự ý dùng hoặc kết hợp nhiều loại thuốc bừa bãi. Bởi thuốc tân dược có khả năng sinh tác dụng phụ cao, gây hại tình trạng sức khỏe.

Những dạng thuốc thường được dùng như thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, thuốc thần kinh,… Dược tính của thuốc mạnh mẽ giúp bà con xoa dịu nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Trường hợp nặng, đau nhiều có thể dùng thêm thuốc tiêm màng cứng cho bà con.

Chấn đoán thoát vị đĩa đệm L1 L2 và điều trị
Trường hợp nặng bà con cần can thiệp ngoại khoa để ngăn chặn biến chứng

Đối với tình trạng nặng hơn, người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị. Phương pháp nhằm can thiệp chuyên sâu, điều trị tổn thương tại chỗ, loại bỏ rủi ro cho bà con.

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, phẫu thuật cột sống cũng không còn khó khăn như trước. Tùy tình trạng của bà con, cách can thiệp sẽ được chỉ định phù hợp. Bà con có thể mổ hở kiểu truyền thống, mổ nội soi hoặc vi phẫu chữa thoát vị đĩa đệm.

Bất kỳ giải pháp nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, bà con nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ y tế uy tín chất lượng để đến khám và điều trị bệnh. Tuân thủ theo hướng dẫn, kết hợp chăm sóc cơ thể, điều chỉnh những thói quen không có lợi để cơ thể sớm hồi phục.

Điều trị bằng Đông y

Sử dụng thuốc Đông y chữa hoát vị đĩa đệm cũng là giải pháp được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, thoát vị đĩa đệm xảy ra do ngoại từ như phong, hàn, thấp nhiệt xâm nhập.

Dùng thuốc Đông y chữa bệnh giúp khắc phục triệu chứng an toàn, ít gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, dược liệu được dùng từ thiên nhiên, tác động toàn diện, cải thiện sâu bên trong giúp bà con khỏe mạnh hơn.

Chấn đoán thoát vị đĩa đệm L1 L2 và điều trị
Điều trị thoát vị đĩa đệm L1 L2 bằng thuốc Đông y

Điều trị thoát vị đĩa đệm L1 L2 bằng thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc. Dưới đây là một số thang thuốc được chỉ định, bà con tham khảo:

  • Bài thuốc chữa thể hàn thấp: Dùng mỗi vị 9 gram gồm quế chi, xuyên ô, độc hoạt, can khương, cát căn và phụ tử, thêm 6 gram các vị cam thảo, ma hoàng và 3 gram tế tân. Các nguyên liệu rửa sạch rồi sắc nấu nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa thể hàn thấp: Dùng các vị thuốc gồm 12 gram mỗi loại đương quy, đẳng sâm, tần giao, phục linh, đỗ trọng, 8 gram tang ký sinh, 15 gram thạch chi 9 gram mỗi vị xuyên khung, độc hoạt, phòng phong, ngưu tất, bạch thược, 3 gram mỗi loại cam thảo, nhục quế và tế tân. Sắc nấu uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa thể thấp nhiệt: 30 gram ý dĩ kết hợp với 12 gram mỗi loại gồm ngưu tất, xương truyệt, 9 gram mỗi vị hoàng bá và tần giao. Cho nguyên liệu vào ấm, sắc nấu uống mỗi ngày 1 thang.

Thuốc Đông y điều trị nguyên nhân sâu xa gây thoát vị đĩa đệm L1 L2. Dùng thuốc đúng theo đơn, không lạm dụng, không tự ý kết hợp với thuốc tân dược để tránh xảy ra tương tác thuốc. Bà con nên đến nhà thuốc để được hướng dẫn trực tiếp, đảm bảo hiệu quả khi điều trị.

Dùng thuốc Nam điều trị

Ngoài các cách chữa thoát vị đĩa đệm L1 L2 kể trên, bà con có thể sử dụng bài thuốc Nam hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng. So với thuốc tân dược thuốc Nam dùng thảo dược dân gian, lành tính và ít rủi ro gây tác dụng phụ. Dưới đây là một vài cách chữa bà con tham khảo:

Chấn đoán thoát vị đĩa đệm L1 L2 và điều trị
Khắc phục các triệu chứng bằng thuốc Nam quanh nhà

Bài thuốc từ cây cỏ xước: Loại cây này được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm L1 L2. Để tăng thêm hiệu quả, bà con thêm vào bài thuốc hạt ý dĩ, đỗ trọng và lá lốt. Thực hiện theo cách sau:

  • Dùng 20g rễ cây cỏ xước, 20g ý dĩ, 16g đỗ trọng và 16g lá lốt.
  • Cho nguyên liệu rửa sạch vào trong nồi sắc nấu với 6 chén nước đến khi cạn còn 2 chén.
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc với cây ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, giúp xoa dịu cảm giác đau mỏi do thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng gây ra. Dùng lá ngải cứu chữa bệnh theo cách sau:

  • Hái khoảng 300g lá ngải cứu tươi, ngâm rửa với nước muối.
  • Sau đó cho vào cối giã nát, lọc lấy nước, trộn với 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
  • Uống mỗi ngày 2 lần để giảm đau, kháng viêm thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc với cây chìa vôi: Cây này cũng được dùng điều trị các vấn đề xương khớp, sử dụng đắp ngoài da hoặc có thể sắc nấu nước uống. Dưới đây là cách làm được nhiều người áp dụng:

  • Dùng 20g cây chìa vôi, 20g cỏ ngươi, 20g lá lốt, 20g dền gai, 20g tầm gửi và 30g cây cỏ xước.
  • Cho các nguyên liệu đã rửa sạch vào nồi nấu nước uống.
  • Hoặc bà con lấy cây chìa vôi giã với muối đắp lên lưng khu vực bị đau nhức.

Các bài thuốc Nam tác dụng chậm hơn thuốc tân dược, tuy nhiên an toàn, lành tính ít gây tác dụng phụ. Khi thực hiện bà con phải kiên trì, kết hợp điều chỉnh các thói quen xấu, xây dựng đời sống khoa học hơn.

Trường hợp áp dụng các cách chữa tại nhà một thời gian không thấy thuyên giảm, tốt hơn hết bà con nên đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định giải pháp phù hợp hơn. Biện pháp tại nhà chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không phải là cách trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm L1 L2.

Vật lý trị liệu cải thiện chức năng

Bên cạnh điều trị bằng các biện pháp đã đề cập, bệnh nhân cũng nên thực hiện những bài tập vật lý trị liệu giúp duy trì chức năng xương khớp, tránh cứng cơ, cứng cột sống trong thời gian chữa bệnh.

Chấn đoán thoát vị đĩa đệm L1 L2 và điều trị
Tập vật lý trị liệu hỗ trợ bà con phục hồi chức năng

Theo đó, có rất nhiều hình thức vật lý trị liệu dành cho người bị thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L1 L2 nói riêng. Chẳng hạn như phương pháp kéo giãn cột sống, điện trị liệu, vận động trị liệu, nhiệt trị liệu hay trị liệu bằng nước.

Mỗi biện pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bà con có thể tham gia tập vật lý trị liệu tại các trung tâm uy tín, có nhân viên y tế hướng dẫn để tránh sai sót ảnh hưởng đến cột sống lưng đang tổn thương.

Bà con cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian bắt đầu luyện tập phù hợp với liệu trình điều trị. Tập luyện kết hợp chăm sóc phục hồi giúp chức năng cột sống, tránh nguy cơ cứng khớp, teo cơ và nhiều rủi ro không mong muốn khác.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm L1 L2

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 cũng tương tự như trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng khác nếu không chữa trị có khả năng phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, bà con nên chủ động khám chữa khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm L1 L2
Tập luyện và chăm sóc cơ thể đúng cách ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm L1 L2

Ngoài ra, để phòng tránh rủi ro bà con nên chủ động bảo vệ sức khỏe, chăm sóc xương khớp từ sớm. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Tập thể dục, thể thao giúp cơ thể dẻo dai, không nên ngồi một chỗ quá lâu, việc lười vận động sẽ khiến bà con có nhiều khả năng mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên cũng nên chọn lựa bộ môn thể dục, thể thao phù hợp.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi, hạn chế đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, quá ngọt, không nên uống nhiều bia rượu, hãy tránh xa chất kích thích và tốt nhất không nên hút thuốc lá.
  • Làm việc vừa phải, tránh làm việc quá sức, khiêng vác vật quá nặng làm ảnh hưởng đến xương khớp. Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm sao cho giữ cột sống được thoải mái, tránh sai lệch hoặc những chấn thương không mong muốn khác xảy ra.
  • Khi mắc bệnh xương khớp hoặc gặp phải các chấn thương, va đập hãy đến bệnh viện kiểm tra sớm. Không nên chủ quan để tránh các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.
  • Điều trị bệnh đang theo hướng dẫn của bác sĩ, thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến độ phục hồi của cơ thể. Trường hợp nặng cần can thiệp điều trị chuyên sâu để ngăn chặn rủi ro gây hại cho sức khỏe.

Tuấn tôi vừa cung cấp các thông tin cơ bản về tình trạng thoát vị đĩa đệm L1 L2 mà nhiều bà con đang gặp phải. Đây là bệnh xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bà con nên chủ động thăm khám sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe, điều trị khắc phục phòng tránh rủi ro.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi