Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nhiều bà con gặp Tuấn tôi thắc mắc về tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm. Bởi, bà con bị đau nhức khá khó chịu ảnh hưởng đến công việc và đời sống khi mắc phải chứng bệnh này. Trong quá trình điều trị việc điều chỉnh tư thế ngồi, nằm ngủ góp phần giúp bà con thoải mái hơn và ngăn nguy cơ cơn đau nhức trở nên nặng nề.

Tư thế nằm, ngồi ảnh hưởng đến thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người có tuổi cao, xương khớp bắt đầu lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay theo thống kê cho thấy độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là một trong những chứng bệnh xương khớp có khả năng gây biến chứng nặng nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.

Tư thế nằm, ngồi ảnh hưởng đến thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Ngồi, nằm sai tư thế trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Nhận biết các biểu hiện bất thường từ sớm như đau nhức cột sống lưng, đau lan rộng và nhiều biểu hiện liên quan khác. Nguyên nhân là do khối thoát vị nằm chèn ép lên dây thần kinh xung quanh khiến cơ thể bị đau nhức từ nhẹ đến nặng nề.

Bệnh khiến bà con hoạt động, làm việc khó khăn do khớp đau, cứng, tê bì. Do đó, Tuấn tôi khuyên bà con nên sớm thăm khám và chữa trị thoát vị đĩa đệm từ sớm. Vậy, do đâu mà thoát vị đĩa đệm hình thành. Bên cạnh vấn đề tuổi tác còn rất nhiều yếu tố tác động sinh ra chứng bệnh này.

Trong đó, việc ngồi, nằm ngủ sai tư thế trong thời gian dài là một trong số đó. Đây là yếu tố gây tổn thương xương khớp, đốt sống cổ, thắt lưng và các khu vực liên quan. Đĩa đệm chịu áp lực trong thời gian dài dần phình nỡ, nứt rách làm khối nhân nhầy tràn ra gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Bên cạnh điều trị bằng biện pháp được bác sĩ chỉ định, bà con cũng cần lưu ý điều chỉnh lại tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm, hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn. Việc duy trì tư thế sai lệch càng khiến bệnh nghiêm trọng và dễ phát sinh biến chứng.

Ngồi và nằm ngủ đúng tư thế không chỉ giúp bà con hạn chế được triệu chứng nặng nề mà còn giúp cơ thể thấy thoải mái, sinh hoạt và nghỉ ngơi, ngủ ngon hơn. Từ đó cũng góp phần giúp việc điều trị bệnh sớm đạt hiệu quả tích cực.

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm

Vậy tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm như thế nào là phù hợp? Dưới đây là những tư thế thoải mái, giúp bà con dễ chịu hơn, giảm tình trạng đau nhức do khối thoát vị đĩa đệm gây ra. Mời bà con tham khảo:

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Để tránh nguy cơ cơn đau nhức lưng trở nên nặng nề hơn, bà con nên chọn tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm phù hợp. Theo đó, bà con cần ngồi giữ lưng ở tư thế thoải mái, không ngồi công vẹo khiến cột sống bị tổn thương, thậm chí còn ảnh hưởng đến mắt.

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm
Điều chỉnh tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm giảm đau nhức

Với những người phải thường xuyên ngồi nhiều, nhân viên văn phòng thì việc điều chỉnh tư thế ngồi sao cho phù hợp là điều cần thiết. Dưới đây là cách ngồi giúp bà con thư giãn thoải mái hơn, giảm nhẹ áp lực lên vùng thoát vị đĩa đệm, tránh cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và công việc:

  • Bà con nên tìm chọn chiếc ghế vừa với thân người, tầm nhìn máy tính, bàn làm việc để khi ngồi đạt độ thoải mái tốt nhất.
  • Ngồi đặt khuỷu tay vuông gốc khi đánh máy, lưng giữ thẳng, không cong lưng. Bà con có thể dùng môt chiếc gối kê phía sau để làm điểm tựa giúp lưng được giữ thẳng tốt nhất.
  • Mắt nhìn màn hình, điều chỉnh sao cho không cúi đầu hoặc ngước quá cao ảnh hưởng đến đốt sống cổ.
  • Ngoài ra, bà con cũng nên điều chỉnh phần độ sáng màn hình, tránh việc nhìn không rõ phải thường xuyên cúi người ghé sát màn hình gây đau nhức mắt, đau lưng.
  • Chân để vừa tầm với, chạm đất để giảm áp lực lên vùng lưng đang bị đau nhức.

Trường hợp bà con làm những công việc phải ngồi nhiều khác như lái xe, điều khiển máy móc, tùy từng trường hợp để linh hoạt điều chỉnh tư thế ngồi. Tuy nhiên hãy lưu ý giữ cho lưng được thẳng, thoải mái nhất có thể, không ngồi cong vẹo khiến cột sống đang bị tổn thương trở nên đau nhức nhiều hơn.

Để tránh khối thoái vị bị chèn ép khó chịu hơn, sau mỗi 1 – 2 giờ ngồi liên tục bà con hãy đi lại, vận động nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông. Không chỉ có lợi cho xương khớp, việc làm nhỏ này còn giúp bà con ngăn chặn được rủi ro mắc bệnh trĩ hoặc những vấn đề liên quan khác.

Tư thế nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm

Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm phù hợp giúp bà con giảm đau và cải thiện bệnh an toàn. Tuấn tôi đã đề cập tư thế ngồi bên trên, dưới đây sẽ là một vài tư thế nằm ngủ thoải mái cho bệnh nhân, bà con tham khảo:

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm
Nằm ngủ tư thế thoải mái, đúng cách giảm áp lực lên đĩa đệm đang bị tổn thương
  • Nằm nghiêng co gối: Tư thế giúp bà con thoải mái khi ngủ. Bà con nằm nghiêng sang một bên hỗ trợ giảm tải bớt áp lực lên cột sống lưng. Co gối hướng về phía bụng. Tư thế ngủ này sẽ giúp cột sống được giữ cong tự nhiên, giảm sự chèn ép dây thần kinh, nhờ đó cơn đau cũng thuyên giảm, bà con dễ chịu hơn khi ngủ.
  • Nằm nghiêng kê chân lên gối: Ngoài ra, bà con cũng có thể nằm ngủ với tư thế nghiêng người, dùng một chiếc gối nhỏ kê chân. Lúc này, khu vực sống lưng được thư giãn, giảm áp lực khá hữu hiệu. Hỗ trợ thêm một chiếc gối mềm ở sau lưng để bà con cảm thấy chắc chắn hơn.
  • Nằm ngủ kê chân lên gối: Nằm người ngửa ra, kê gối dưới chân giúp thư giãn cột sống lưng. Đây cũng là một trong những tư thế nằm ngủ được thực hiện. Lúc này phần lưng sẽ tiếp xúc với mặt giường, chân duỗi và được kê gối mền bên dưới. Tư thế cân bằng giúp điều chỉnh cột sống cong tự nhiên, tránh gây đau nhức khi ngủ.
  • Nằm sấp kê gối dưới bụng: Tư thế nằm sấp cũng giúp cho lưng được thư giãn phần nào. Để thoải mái hơn bà con có thể kê dưới bụng một chiếc gối mềm. Cách này sẽ giúp cho thắt lưng không bị cong khiến cho cột sống bị đau.

Trên đây là các tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm. Những tư thế giúp bà con cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Tuy nhiên đối với các tư thế nằm kê gối, hạn chế sử dụng gối cứng và quá cao. Bà con nên chọn loại gối mềm, thấp vừa phải để không làm ảnh hưởng đến tổn thương đĩa đệm.

Tư thế ngồi, nằm ngủ nên tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

Lựa chọn tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm thoải mái, tránh ảnh hưởng đến vị trí tổn thương, giảm nhẹ áp lực giúp bà con không cảm thấy đau nhức khó chịu. Ngoài những gợi ý bên trên, bà con cũng cần tránh ngồi, nằm những tư thế dưới đây nếu không muốn bị đau nhức cột sống nghiêm trọng hơn:

  • Hạn chế ngồi đè lên hai chân. Việc này sẽ khiến cho chân bị tích tụ dịch tĩnh mạch dẫn đến các bệnh lý mãn tính khác.
  • Ngoài ra, bà con cũng cần hạn chế, tránh ngồi vắt chéo chân để không khiến xương chậu bị ảnh hưởng, tác động vùng đĩa đệm đang tổn thương khiến cơn đau nhức dữ dội hơn.
  • Khi ngồi tốt nhất nên để chân chạm sàn, giảm áp lực cho thân người. Tránh ngồi đung đưa chân, ngồi thõng trên ghế có thể gây đau vùng tổn thương.
  • Dành thời gian đi lại, không ngồi quá lâu, không ngồi cúi gập người trong thời gian dài, không ngồi chòm hõm.
  • Tránh nằm vẹo lưng, không nên nằm ở nơi không bằng phẳng, có chỗ nhô gồ ghề cột sống làm bà con đau nhức khó chịu.
  • Ngoài ra, hãy đảm bảo phòng ngủ, giường ngủ của bà con ấm áp mùa đông, tránh nằm ngủ nơi có gió lùa lạnh ban đêm khiến xương khớp đau nhức dữ dội hơn.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh tư thế ngồi, nằm cho người thoát vị đĩa đệm được đề cập bên trên, để giảm nguy cơ ảnh hưởng tổn thương, tránh biến chứng thoát vị đĩa đệm bà con nên lưu ý thêm các vấn đề sau đây:

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Điều chỉnh tư thế nằm ngồi phù hợp, kết hợp điều trị và chăm sóc đúng cách
  • Không nên đột ngột thay đổi tư thế ngồi, trở mình khiến cho khớp cơ không kịp thời thích ứng bùng phát các cơn đau khó chịu. Thay vào đó bà con nên từ từ xoay trở sao cho cơ thể thoải mái nhất.
  • Không nên chọn những chiếc gối quá mềm, lún, tuy nhiên cũng không nên chọn loại gối quá cứng có thể gây ảnh hưởng đến đĩa đệm đang bị tổn thương. Gối nên thay mới 6-12 tháng/lần, vỏ gối thay đổi thường xuyên để giữ vệ sinh, tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Ngoài ra, phần nệm nằm cho bà con nên chọn những loại chất lượng, không quá lún gây cong phần xương sống. Tuy nhiên cũng không chọn nệm quá cứng, không có độ mềm, đàn hồi nhất định, bởi khi trở người, nằm ngủ có thể nệm sẽ gây đau lưng cho bà con.
  • Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, điều chỉnh tư thế ngồi, nằm ngủ, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ chỉ định dùng đai cố định, nẹp cổ, lưng để tránh tổn thương trong khi ngủ.
  • Để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, trong thời gian điều trị bệnh, bà con nên tránh khiêng vác nặng. Dùng thuốc theo hướng dẫn, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên ăn uống đồ dầu mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác,…

Tuấn tôi xin thông tin đến bà con tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm, bà con tham khảo. Nhằm tránh gây ảnh hưởng đến vùng điều trị, việc thay đổi thói quen ngồi, nằm cũng khá cần thiết. Kết hợp với điều trị đúng phát đồ, chăm sóc cơ thể tốt hy vọng bà con sớm khắc phục được chứng bệnh này, ngăn ngừa các rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Review

Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm

TOP 5 Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất

5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đà Nẵng Chất Lượng

Top 6 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hà Nội Uy Tín Nhất

Gợi Ý 4 Loại Ghế Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nên Dùng

Phương Pháp chữa khác

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Phân biệt triệu chứng thoát vị địa đệm và thoái hóa cột sống

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi - nguy hiểm chớ coi thường

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua