Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau nguy hiểm không? Cách xử lý

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể do vết mổ chưa hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của biến chứng hậu phẫu thuật hoặc bệnh lý tái phát. Do đó, Tuấn tôi khuyến cáo bà con nên chủ động theo dõi triệu chứng để kịp thời xử lý. 

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Cơn đau sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống lưng và cổ. Tình trạng này đặc trưng bởi nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch ra ngoài và chèn ép tủy sống, dây thần kinh. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do chấn thương, lão hóa tự nhiên, làm công việc nặng nhọc, sai tư thế trong thời gian dài, tập luyện quá sức, thói quen sinh hoạt không khoa học,….

Các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm sẽ tiến triển dần thông qua từng giai đoạn. Thông thường ở giai đoạn phồng đĩa đệm chỉ gây ra các cơn đau nhẹ và có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, đến khi bao xơ tổn thương nghiêm trọng và rách thì nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài và gây đau nhức dữ dội. Ngoài ra, các dây thần kinh bị chèn ép còn gây tê bì tay chân, ngứa râm ran, yếu chi và giảm khả năng vận động.

Bệnh lý thường diễn tiến âm thầm ở giai đoạn đầu và đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển nặng. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm, thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây teo chi, tàn phế vĩnh viễn.

Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau, tăng cường độ vận động và làm chậm tiến triển của bệnh lý. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa để kiểm soát bệnh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Với sự phát triển của y học hiện nay có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp với từng mức độ bệnh lý cũng như điều kiện của bệnh nhân. Đây được xem là phương pháp điều trị cuối cùng đối với thoát vị đĩa đệm khi các phương pháp bảo tồn không mang lại kết quả khả quan.

Việc can thiệp xâm lấn có tác động tích cực trong việc kiểm soát tiến triển và các biểu hiện của bệnh lý. Tuy nhiên, phương pháp này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng trong và sau mổ cũng như quá trình hồi phục vết thương cần nhiều thời gian. Và không ít trường hợp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau.

Tuấn tôi thấy rằng, tình trạng đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là khá phổ biến. Thông thường thì cơn đau sẽ dần thuyên giảm khi vết thương phục hồi. Bởi nhìn chung phương pháp can thiệp xâm lấn tác động sâu bên trong xương, các dây thần kinh nên để lại cơn đau là khá bình thường.

Tuy nhiên, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau cũng có thể là dấu hiệu của những biến chứng hậu phẫu thuật hoặc do bệnh lý tái phát. Do đó, bà con tránh chủ quan khi gặp tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân bị đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

Vết mổ chưa hồi phục

Đối với mổ thoát vị đĩa đệm có 2 phương pháp chính là mổ thường và mổ nội soi. Thông thường sau 3 – 6 tháng vết mổ sẽ phục hồi hoàn toàn và bệnh nhân trở lại hoạt động như bình thường mà không gây ra bất kỳ cơn đau nhức, khó chịu nào.

mổ thoát vị đĩa đệm
Cơn đau sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể do vết mổ chưa lành

Tuy nhiên, khoảng thời gian phục hồi còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và phương pháp mổ. Mổ nội soi thường ít đau và phục hồi nhanh hơn so với mổ truyền thống. Vì vậy, tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là do vết thương chưa phục hồi hẳn.

Những trường hợp này thường sẽ bị đau khi vận động mạnh, chăm sóc vết thương không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu để đi bạn sẽ thấy cơn đau sẽ thuyên giảm dần đến khi lành vết mổ. Nhưng nếu cơn đau bùng phát nặng hơn và đi kèm các biểu hiện bất thường khác thì có thể không phải do nguyên nhân này.

Dây thần kinh bị kích ứng

Trước đó tôi đã đề cập đến cơn đau nhức, tê bì của bệnh thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép các dây thần kinh và bùng phát triệu chứng. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật là giải phóng sự chèn ép này để dây thần kinh và các cơ quan hoạt động lại bình thường, kiểm soát cơn đau, tê bì tay chân.

Vì bị chèn ép trong thời gian dài nên sau phẫu thuật các dây thần kinh sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Do đó, bạn có thể vẫn sẽ đau nhức sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Một số ít trường hợp dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến viêm trong quá trình mổ và bùng phát cơn đau.

Mất cân bằng ở cột sống

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bên cạnh những ưu điểm vượt trội vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Chính vì điều này nên trước khi can thiệp phẫu thuật, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lợi ích và rủi ro để đảm bảo an toàn cũng như khắc phục bệnh tốt nhất.

đau nhức xương khớp
Mất cân bằng ở cột sống sau phẫu thuật có thể gây ra cơn đau 

Theo đó, nhiều trường hợp bị suy yếu cột sống sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này có thể nhận thấy thông qua các biểu hiện như chuột rút thắt lưng, đau nhức cột sống, co thắt, các hoạt động cúi người, ngửa cổ, xoay người không được linh hoạt như trước.

Tái phát bệnh

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 hay C3 C4 và lưng đều có tính chất mãn tính, gần như không thể điều trị dứt điểm dù đã can thiệp phẫu thuật. Do đó, không ít bà con tái phát bệnh sau khi mổ. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau nhức lưng hoặc cổ dù đã tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh.

Một số thống kê cho thấy, có khoảng 15% bệnh nhân tái phát thoát vị đĩa đệm sau 6 tháng phẫu thuật. Thực tế, việc tái phát bệnh phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, kiêng cữ cũng như tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật trước đó quyết định.

Một số rủi ro, biến chứng hậu phẫu thuật

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là dấu hiệu của các biến chứng sau phẫu thuật và rủi ro y tế trong quá trình mổ. Nguyên nhân của tình trạng này là cơ sở thực hiện không đảm bảo, bác sĩ không có tay nghề, quy trình phẫu thuật không nghiêm ngặt và chế độ chăm sóc của bệnh nhân sau mổ kém khoa học.

Một số biến chứng và rủi ro sau phẫu thuật có thể kể đến như:

  • Đĩa đệm còn sót lại
  • Mô xơ sẹo sau phẫu thuật
  • Người cao tuổi và mắc các bệnh nền
  • Sai tư thế
  • Bê vác vật nặng
  • Chăm sóc vết thương sai cách

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có nguy hiểm không?

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, cơn đau có thể do vết mổ chưa lành hẳn nhưng cũng có thể là do dây thần kinh bị thích ứng hay một số biến chứng hậu phẫu thuật gây ra.

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng có thể là dấu hiệu của các biến chứng hậu phẫu thuật

Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu tiến triển nặng nề theo thời gian và đi kèm các biểu hiện bất thường ngoài cơn đau như tê bì tay cân, yếu cơ bắp, teo chi, giảm khả năng vận động,… Với những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề như:

  • Tăng nguy cơ thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát và nặng hơn trước đó
  • Một số trường hợp đau nhức do nhiễm trùng vết mổ nếu không được kiểm soát sẽ lan rộng
  • Nếu không được can thiệp xử lý kịp thời sẽ gây bại liệt nửa thân trên hoặc dưới và tàn phế vĩnh viễn.

Điều quan trọng là cần phải xác định được mức độ cơn đau, tiến triển của nó cũng như các biểu hiện đi kèm để xử lý đúng cách. Nếu cơn đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm có xu hướng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại và nghỉ ngơi thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Các biện pháp xử lý cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể được cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà và dùng thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, trường hợp nặng thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm, giảm các biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể cũng như khả năng vận động của bệnh nhân.

Dưới đây là một số biện pháp làm giảm cơn đau sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

Nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu nằm trong danh mục vật lý trị liệu cho người bị thoát vị đĩa đệm. Theo đó, việc tác động nhiệt nóng/ lạnh sẽ tác động đến cơn đau ở vết mổ và từ đó giúp cải thiện triệu chứng đáng kể. Liệu pháp này phù hợp với người đang bị thoát vị đĩa đệm và sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ lựa chọn chườm ấm hoặc chườm lạnh để giảm đau, cải thiện cảm giác khó chịu ở bệnh nhân. Theo đó, tác động nhiệt nóng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ, từ đó giảm đau do kích ứng, chèn ép dây thần kinh hiệu quả.

Trong khi đó, chườm lạnh giúp giảm biểu hiện sưng nề, đau nhức thông qua cơ chế co mạch, dây thần kinh giảm dẫn truyền cơn đau đến não bộ. Liệu pháp này phù hợp với những cơn đau bùng phát đột ngột, đi kèm với biểu hiện sưng viêm, đau nhức nhiều.

Vận động nhẹ nhàng

Người bị thoát vị đĩa đệm và sau mổ sẽ được khuyến khích dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tạo điều kiện thuận lợi cho vết thương phục hồi và hạn chế bùng phát cơn đau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bà con nằm hoặc ngồi quá lâu. Bởi điều này sẽ thu hẹp lại cường độ vận động, các khớp xương giảm linh hoạt và gây ra tình trạng cứng khớp.

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Để cải thiện cơn đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng

Việc vận động là rất cần thiết cho quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm. Theo đó, nó giúp tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi của dây thần kinh bị tổn thương và củng cố cấu trúc cột sống. Việc tập luyện đều đặn còn giúp ngăn ngừa bệnh lý tái phát và tiến triển nặng hơn.

Để tránh cơn đau bùng phát và đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn các bộ môn, bài tập có cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và chỉ nên tập vừa sức. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn một số động tác phù hợp. Một vài bộ môn bạn có thể tham khảo như đi bộ, thể dục nhịp điệu, yoga, đạp xe,…

Dùng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm không cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Lúc này bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau để kiểm soát triệu chứng. Thuốc giảm đau sau phẫu thuật có thể kể đến như Paracetamol, Aspirin, Neurontin, nhóm thuốc kháng viêm không Steroid,…

Mặc dù mang lại tác dụng giảm đau và không kê đơn nhưng thuốc không khuyến khích dùng trong thời gian dài. Bởi nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày. Hơn nữa, nếu triệu chứng cứ tái đi tái lại, bệnh nhân cần xác định nguyên nhân để khắc phục nhanh chóng thay vì dùng thuốc giảm đau.

Với những trường hợp mắc các bệnh lý nền như suy gan, suy thận, huyết áp cao, tim mạch,… cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng thuốc để tránh phát sinh các rủi ro. Ngoài ra, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và dùng đúng theo chỉ định.

Ăn uống khoa học

Sau phẫu thuật, người bị thoát vị đĩa đệm cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phục hồi vết mổ, cải thiện sức khỏe tổng thể. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật rất quan trọng và có thể cải thiện cơn đau nhức đáng kể.

thoát vị đĩa đệm ăn gì
Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, vitamin, chất xơ,…

Dưới đây là chế độ ăn uống dành cho người mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Thời gian đầu sau khi mổ nên ăn những món mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo thịt nằm, canh hầm, bún, hủ tiếu, phở,… Tuy nhiên, chỉ nên ăn ít gia vị và hạn chế dầu mỡ để tránh kích thích cơn đau.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa protein lành lạnh như trứng, cá, thịt trắng, sữa, các loại đậu. Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại thịt đó vì chất béo bão hòa có thể kích thích phản ứng viêm đau bùng phát.
  • Ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, photpho có trong bông cải xanh, cải thìa, rau xanh lá các loại, sữa, hạt điều, bắp cải, củ cải,…
  • Các loại thực phẩm chứa các vitamin A, B, C, D, E, K rất tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe tổng thể và vết mổ của người bị thoát vị đĩa đệm.
  • Ngoài ra, bà con nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3, magie, glucosamine, chondroitin,… vào thực đơn thường xuyên.
  • Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật thì bệnh nhân cũng cần kiêng các loại đồ uống chứa chất kích thích, cồn, món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,…

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng tác động không nhỏ đến tiến triển của bệnh cũng như quá trình phục hồi ở bệnh nhân can thiệp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Việc loại bỏ những thói quen xấu và duy trì thói quen tích cực còn tác động tốt đến sức khỏe tổng thể, đồng thời bảo vệ xương khớp trước những tác động cơ học và phòng ngừa bệnh tái phát.

phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Tránh mang vác những vật nặng hoặc làm việc, tập luyện quá sức

Dưới đây là một số thói quen giúp giảm đau sau mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Tuyệt đối không mang vác những vật nặng ngay cả khi vết mổ phục hồi
  • Cẩn thận trong di chuyển, vận động, tham gia giao thông để giảm thiểu các chấn thương ảnh hưởng đến cột sống
  • Thực hiện đúng các tư thế đi, đứng, ngồi và nằm để định hình cột sống tự nhiên, giảm áp lực lên các đốt sống và dây thần kinh.
  • Tránh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu vì có thể gây cứng khớp, tăng áp lực lên các khớp xương. Nên đi lại, vận động nhẹ nhàng sau 2 – 3 tiếng ngồi làm việc.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực quá mức. Theo đó, cần cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Ngay khi cơn đau bùng phát, bạn cần ngưng ngay các hoạt động và nằm nghỉ ngơi. Đến khi thuyên giảm thì có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng.

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Nếu cơn đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm không có xu hướng thuyên giảm sau khi thực hiện các biện pháp trên. Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán. Sau khi xác định nguyên nhân sẽ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

Bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan tình trạng này vì nó không chỉ là biểu hiện thông thường mà có thể là dấu hiệu của những biến chứng sau phẫu thuật cần được khắc phục nhanh chóng. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động và sức khỏe tổng thể.

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng cũng có thể tiến triển nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng đi đứng, vận động của bệnh nhân. Do đó, Tuấn tôi khuyến cáo bà con nên chủ động theo dõi và can thiệp sớm để kiểm soát tốt tình trạng này.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Review

Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm

TOP 5 Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất

5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đà Nẵng Chất Lượng

Top 6 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hà Nội Uy Tín Nhất

Gợi Ý 4 Loại Ghế Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nên Dùng

Phương Pháp chữa khác

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi - nguy hiểm chớ coi thường

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Tìm hiểu về đĩa đệm nhân tạo

Thay Đĩa Đệm Nhân Tạo Nguy Hiểm Không? Chi Phí Đắt Không?

Thay Đĩa Đệm Nhân Tạo Nguy Hiểm Không? Chi Phí Đắt Không?

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cho bạn

Cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cho bạn

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua