Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm: Chi Phí Và Các Biến Chứng Có Thể Gặp Sau Mổ
Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết. Đây là phương án can thiệp sau cùng khi các giải pháp nội khoa khác không còn hiệu quả. Phẫu thuật xâm lấn trực tiếp, điều trị nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro kèm theo. Bà con nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám và thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm khi cần thiết.
Mổ thoát vị đĩa đệm là gì? Khi nào nên thực hiện?
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào trên lưng, cổ. Khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh khiến bà con bị đau nhức khó chịu. Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh xương khớp thường gặp ở người già, tuy nhiên hiện nay ngày càng trẻ hóa dần.
Đĩa đệm bị chèn ép làm nhân nhầy tràn ra ngoài ảnh hưởng dây thần kinh xung quanh. Cơn đau không chỉ xuất hiện khu trú ở một vị trí mà còn lan rộng ra do dẫn truyền thần kinh cảm giác. Trường hợp nhẹ, mới khởi phát triệu chứng bà con thường dễ nhầm lẫn với tình trạng đau nhức lưng thông thường.
Tuy nhiên, bệnh ngày càng nặng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống của bà con. Bởi, cơn đau ngày càng nghiêm trọng, tổn thương có thể khiến bà con đau nhức kéo dài, teo cơ, ảnh hưởng thần kinh và nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Trong các giải pháp điều trị hiện nay, cách can thiệp mổ thoát vị đĩa đệm là hướng giải quyết xâm lấn, cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành. Áp dụng cho các trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa, tình trạng thoát vị nặng không chờ đợi được thời gian dài.
Mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay là phương pháp tân tiến, hiện đại với độ chính xác ngày càng cao. Bác sĩ sẽ tiến hành khám, kiểm tra tình trạng thoát vị đĩa đệm, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có đáp ứng phẫu thuật không mới chỉ định giải pháp này.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp mổ thoát vị đĩa đệm. Theo thống kê chỉ có khoảng 10% bệnh nhân phải áp dụng cách can thiệp ngoại khoa này. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất, bà con hãy lựa chọn địa chỉ thăm khám, chữa bệnh uy tín, có bác sĩ giỏi, thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn để sớm cải thiện chứng bệnh này.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp can thiệp xâm lấn giúp điều trị bệnh nhanh chóng, dứt điểm. Bác sĩ sẽ chỉ định cho những đối tượng phù hợp. Bởi, một số bệnh nhân không đáp ứng trị liệu phải chuyển hướng điều trị kéo dài bằng các phương pháp khác.
Bên cạnh các ưu điểm thì giải pháp xâm lấn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, dưới đây là các thủ thuật mổ được áp dụng:
Mổ mở thoát vị đĩa đệm
Mổ mở được coi là phương pháp truyền thống đã được áp dụng từ lâu đời nay. Điều trị cho nhiều bệnh lý, trong đó có chứng thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định vị trí cần tác động sau đó mổ mở để khắc phục tổn thương cho bệnh nhân.
Mặc dù đã có nhiều hơn các phương pháp phẫu thuật mới, tuy nhiên mổ mở vẫn được áp dụng cho những trường hợp cần thiết. Khi đã biết rõ vị trí cần tác động, một đường mổ mở sẽ được thực hiện trên vị trí lồi sau qua ống sống cách 3cm so với vị trí đĩa đệm tổn thương.
Dây chằng vàng được loại bỏ để mở đường cho thao tác lấy đĩa đệm hư hỏng ra ngoài. Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật cần thiết để chữa trị bệnh cho bà con. Tuy nhiên, do can thiệp xâm lấn cơ thể người bệnh nhiều nhất nên mổ mở cũng là phương pháp có nhiều rủi ro hơn các phương án khác.
Chẳng hạn như nguy cơ cắt phải rễ thần kinh, tổn thương đến màng cứng, mạch máu, các tạng ở ổ bụng. Ngoài ra, mổ mở cũng gây đau nhiều hơn nếu bị ảnh hưởng rễ thần kinh, rủi ro sót đĩa đệm,…
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Mổ nội soi là phương pháp được thực hiện trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Sau thăm khám, bác sĩ sẽ xác định vị trí khối thoát vị đang hiện diện, dùng ống nội soi đưa vào bên trong và xử lý ổ viêm nhiễm, tổn thương.
Nhằm giúp bà con không có cảm giác khó chịu khi thực hiện, thông thường bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ hoặc gây tê ngoài màng cứng. So với mổ mở, nội soi ít gây tổn thương, chỉ xâm lấn tối thiểu, giảm nguy cơ gây ra các rủi ro như trên.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện mổ nội soi bà con cũng tránh được tình trạng tổn thương các mô lân cận, nhanh chóng giải quyết dây thần kinh bị chèn ép. Sau mổ bà con có thể đi lại nhẹ nhàng sau vài giờ, và sau vài ngày có thể ra viện về nhà.
Tại những bệnh viện lớn, người ta còn áp dụng công nghệ, kỹ thuật tân tiến giúp việc điều trị đơn giản và an toàn hơn. Mặc dù vậy, chi phí mổ nội soi sẽ có phần chênh lệch hơn với mổ hở. Bà con nên đến địa chỉ y tế uy tín để khám và chữa bệnh sớm.
Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm ngày càng hiện đại hơn. Theo đó, phương pháp phẫu thuật vi phẫu ra đời giúp xâm lấn tối thiểu vị trí tổn thương, xử lý vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Đường mổ vi phẫu nhỏ, kết hợp với kính vi phẫu giúp bác sĩ nhìn rõ và tránh tác động đến rễ dây thần kinh.
Có thể nói phương pháp này là cách can thiệp xâm lấn ít rủi ro nhất tính đến thời điểm hiện nay. Không chỉ xâm lấn tối thiểu, phương pháp mổ vi phẫu có thời gian thực hiện nhanh, sau khoảng 30 – 60 phút có thể hoàn thành ca phẫu thuật thông thường.
Bên cạnh đó, thời gian để bệnh nhân cải thiện và phục hồi vết thương khá nhanh do vết mổ nhỏ, không gây mất máu nhiều. Cũng vì thế mà tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ cũng thấp hơn so với nhiều phương án xâm lấn khác.
Bà con không cần quá lo lắng về chi phí mổ thoát vị đĩa đệm. Vì đa số các trường hợp đều sẽ được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả nếu bà con có tham gia BHYT. Hãy tìm hiểu và đến địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, có bác sĩ giỏi để tiến hành thăm khám và chữa thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Mổ thoát vị đĩa đệm khi nào phục hồi?
Bên cạnh quan tâm các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, nhiều bà con còn thắc mắc với Tuấn tôi thời gian bao lâu sau mổ thì vết thương sẽ hồi phục. Tuy nhiên, không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Cần dựa vào tình hình sức khỏe, vết thương, thể trạng người bệnh và các yếu tố chăm sóc sau mổ cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, để khẳng định 100% trong bao lâu sau mổ thoát vị đĩa đệm phục hồi hoàn toàn là rất khó.
Tuy nhiên, thông thường sau mổ sẽ có 2 giai đoạn phục hồi chính. Thứ nhất là khi ở bệnh viện, thứ hai là sau khi đã quay trở về nhà chăm sóc. Cụ thể:
Khi còn ở bệnh viện
Bệnh nhân cần lưu lại bệnh viện vài ngày sau mổ thoát vị đĩa đệm để tiếp tục theo dõi các phản ứng. Trường hợp không có vấn đề, diễn biến phục hồi tốt bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân quay về nhà tiếp tục chăm sóc.
Thông thường trong 24 giờ đầu cơ thể bệnh nhân khá yếu. Do đó, trong thời gian này người bệnh cần sự hỗ trợ từ người thân, bác sĩ trong việc ăn uống, đi lại. Tùy vào phương pháp mổ mà trong vòng 1 ngày sau mổ bệnh nhân sẽ được chăm sóc đặc biệt, vệ sinh vết thương tránh nhiễm trùng.
Cần bổ sung dinh dưỡng đủ cho bệnh nhân để cơ thể tăng cường năng lượng, đề kháng. Đối với bệnh nhân có cơ địa yếu, tuổi cao có thể phải truyền đạm hoặc chỉ dùng những món ăn dễ tiêu, mềm lỏng sau mổ để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa và các vấn đề liên quan.
Sau 4-5 ngày tình hình bắt đầu khả quan hơn. Mặc dù vết thương vẫn chưa lành hoàn toàn nhưng đã liền sẹo, bệnh nhân có thể tự đi lại nhẹ nhàng, xoay trở người và xoa bóp trên giường. Nếu không xảy ra các vấn đề khác, bác sĩ sẽ theo dõi thêm và chỉ định xuất viện để bệnh nhân về nhà tiếp tục chăm sóc phục hồi.
Khi đã trở về nhà
Sau khi xuất viện, người bệnh cần tiếp tục chăm sóc cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ. Từ 1-2 tháng thì vết thương coi như đã lành ổn định. Bệnh nhân có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, tập duỗi khớp, vận động trị liệu giúp kích thích lưu thông máu tốt hơn, tránh cứng cơ khớp xương.
Từ sau 3-4 tháng thì gần như người bệnh đã có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên để tránh nguy cơ tái phát vùng đĩa đệm vừa mổ, bà con hãy tránh vận động mạnh, không làm việc, mang vác quá sức. Nếu có tham gia thể dục, thể thao hãy lựa chọn các bộ môn phù hợp với tình hình sức khỏe.
Vậy, nhìn chung sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân phải mất từ 3-6 tháng hoặc thậm chí là 1 năm mới phục hồi hoàn toàn. Vết thương trên da đã lành hẳn, dù vậy cũng cần thận trọng để tránh vị trí tổn thương tiếp tục tái phát.
Rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra
Mổ thoát vị đĩa đệm là hình thức điều trị có xâm lấn, tùy vào phương pháp mà kích thước vết mổ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc tốt sau điều trị bà con vẫn khó tránh các rủi ro biến chứng. Người thực hiện mổ ở địa chỉ kém chất lượng có nguy cơ biến chứng cao.
Dưới đây là những rủi ro sau mổ thoát vị đĩa đệm, bà con cần đặc biệt lưu ý:
- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ: Đây là trường hợp mà nhiều người gặp phải. Theo đó, bệnh nhân được hướng dẫn để giữ vệ sinh vết thương, không tiếp xúc với nước bẩn, tác nhân bên ngoài làm vết mổ bị viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc tốt, vết thương có thể bị nhiễm trùng, vi khuẩn, virus tấn công sâu phát sinh các biến chứng mới.
- Tái phát thoát vị đĩa đệm: Đây là tình trạng xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương còn sót sau mổ hoặc vết thương không được chăm sóc thận trọng. Theo thống kê có đến gần 15% người bệnh tái phát chứng bệnh này mặc dù đã tham gia phẫu thuật điều trị. Những trường hợp này thông thường rơi vào các ca phẫu thuật thất bại, không “sửa chữa” được vị trí đĩa đệm bị tổn thương, chèn ép dây thần kinh.
- Biến chứng khác: Ngoài các rủi ro kể trên, mổ thoát vị đĩa đệm không đảm bảo, không chăm sóc đúng cách sau mổ có thể khiến bà con đối diện với nguy cơ đau thắt lưng, thoái hóa cột sống nghiêm trọng hơn sau mổ. Những trường hợp này cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.
Bà con nên đến bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi và máy móc thiết bị y tế hiện đại để tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp can thiệp lên cột sống nên cần thực hiện bởi người có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao.
Không thực hiện mổ hoặc bất kỳ phương pháp xâm lấn tại cơ sở kém uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đồng thời sau mổ hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để vết thương sớm hồi phục, ngăn rủi ro tái phát hoặc biến chứng nguy hiểm.
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu?
Về chi phí mổ thoát vị đĩa đệm, thực tế mỗi trường hợp, mỗi cơ sở y tế sẽ có mức chi phí điều trị riêng. Người bệnh nặng sẽ tốn kém hơn so với người thoát vị mức độ nhẹ. Do đó, cũng tương tự như thời gian phục hồi, chi phí nhất định cho mổ thoát vị đĩa đệm cũng cần dựa trên nhiều yếu tố, không thể khẳng định chính xác hoàn toàn.
Dưới đây là mức chi phí cơ bản cho từng hạng mục điều trị, bà con chỉ nên xem qua với tiêu chí tham khảo, không áp dụng cho tất cả trường hợp:
- Mổ thoát vị đĩa đệm không có hiện tượng hẹp ống sống dao động 15-20 triệu.
- Mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm chi phí 45-50 triệu.
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm, loại bỏ chèn ép đuôi ngựa chi phí dao động 10-20 triệu.
Bên cạnh chi phí phẫu thuật, bà con cần chi trả thêm những khoản viện phí khác. Chẳng hạn như chi phí giường nằm, chăm sóc, dịch vụ gây mê, gây tê, dịch vụ nẹp cố định,… Theo đó, tổng chi phí cho một ca mổ thoát vị có thể dao động trong khoảng 30-60 triệu đồng.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Như vậy, Tuấn tôi đã giúp bà con hiểu hơn về phương án điều trị mổ thoát vị đĩa đệm. Nhằm giúp bà con chăm sóc cơ thể tốt, giúp tránh biến chứng sau mổ, dưới đây là những lưu ý cần thiết khi chăm người bệnh ở viện cũng như khi trở về nhà:
Chăm sóc khi còn ở bệnh viện:
- Để tránh gây áp lực lên vùng tổn thương, giai đoạn đầu sau mổ 24 giờ thông thường bệnh nhân sẽ được di chuyển bằng xe đẩy. Hãy thận trọng với những biểu hiện như choáng, hạ huyết áp, trụy mạch. Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy người nhà có dấu hiệu bất thường.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cho bệnh nhân dùng thuốc đúng giờ, vệ sinh vết thương sạch sẽ và giữ vùng vết mổ được thông thoáng.
- Để tránh cứng khớp và giúp máu huyết lưu thông tốt, sau mổ người thân có thể giúp bệnh nhân massage, xoa bóp nhẹ nhàng.
- Không cử động đột ngột, xoay trở người mạnh có thể ảnh hưởng đến vết thương chưa phục hồi.
Chăm sóc sau khi xuất hiện về nhà:
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân, lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Thời gian này người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất, trong đó đặc biệt là canxi và các món ăn có nguồn gốc thực vật. Ưu tiên những món ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa, ăn dạng lỏng, hấp, hầm ít dầu mỡ, không cay nóng.
- Tập vận động, đi lại: Có thể đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể lưu thông máu tốt hơn. Tuy nhiên cần tập dần dần từ quãng đường ngắn đến xa. Dựa vào mức độ phục hồi sau mổ để thực hiện tập luyện, bà con không nên quá nóng vội. Lựa chọn địa hình tập bằng phẳng, không tập nơi đất gồ ghề, có nhiều vật cản.
- Lựa chọn tư thế nằm, ngồi: Để tránh ảnh hưởng và làm đau nhức vị trí vừa can thiệp xâm lấn bà con nên ngồi, nằm đúng tư thế. Dùng gối kê chân, giữ cho cột sống cong tự nhiên giảm đau thoát vị đĩa đệm. Lựa chọn nệm nằm phù hợp, không nằm ở giường hoặc nền gạch quá cứng, cũng không nên nằm nệm quá lún.
- Tái khám theo lịch hẹn: Bà con nên nhớ lịch tái khám để đưa người nhà đến bệnh viện kiểm tra sau mổ. Trường hợp nếu nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện bất thường, đau kéo dài không thuyên giảm hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để khắc phục các vấn đề, bảo đảm an toàn sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về mổ thoát vị đĩa đệm, hy vọng Tuấn tôi đã giúp bà con hiểu hơn về phương pháp điều trị này. Do đây là kỹ thuật xâm lấn nên sẽ có một số hạn chế nhất định, bà con cần tuân thủ theo hướng dẫn, chăm sóc bảo vệ tránh gây viêm nhiễm vết thương sau mổ. Đồng thời, hãy chọn lựa cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên môn giỏi để thực hiện để đạt kết quả tốt và an toàn nhất.
Dinh dưỡng
Review
Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm
TOP 5 Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất
5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đà Nẵng Chất Lượng
Phương Pháp chữa khác
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!