Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị An Toàn

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy cơ xảy ra, bà con không nên chủ quan. Trường hợp tổn thương đĩa đệm không được kiểm soát, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thoát vị đĩa đệm còn gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuấn tôi xin thông tin đến bà con vấn đề này trong bài viết bên dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em? Nguyên nhân do đâu?

Thoát vị đĩa đệm xuất hiện phổ biến ở người già, hệ thống xương khớp lão hóa tự nhiên, bao xơ yếu, nứt rách làm nhân nhầy chảy ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh. Bệnh còn liên quan đến nhiều yếu tố khác bên trong và bên ngoài, tác động dẫn đến tình trạng tổn thương đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em?
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em hình thành bởi nhiều yếu tố

Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở trẻ em cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên nhiều bà con thường nhầm lẫn triệu chứng đau mỏi lưng ở trẻ sang các vấn đề khác khiến việc điều trị, kiểm soát chậm trễ, dẫn đến những hệ lụy khác.

Cũng tương tự như người trưởng thành, hiện tượng thoát vị ở trẻ em do nhiều yếu tố tác động. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở trẻ, bà con nên chủ động phòng tránh sớm:

  • Trẻ em chạy nhảy bị va đập, té ngã, chấn thương vùng cột sống lưng. Tuy nhiên phụ huynh không phát hiện, tổn thương đĩa đệm hình thành sau đó trở nên nghiêm trọng hơn. Khối thoát vị xuất hiện chèn ép dây thần kinh khiến trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập và sức khỏe.
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo, ăn thiếu chất, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ quá béo,… Xương khớp trẻ nhỏ bị ảnh hưởng, yếu, dễ bị tác động khi gặp phải chấn thương.
  • Nhiều phụ huynh cho trẻ em ăn nhiều đồ bổ dưỡng, đồ ăn béo ngọt thường xuyên khiến trẻ bị thừa cân, béo phì. Cân nặng vượt với chỉ số trung bình về chiều cao cân nặng theo từng độ tuổi khiến bé gặp nhiều vấn đề hơn các trẻ khác. Theo đó, xương khớp chịu sức ép của cân nặng, phần đĩa đệm chèn ép, phình giãn dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm ở trẻ em.
  • Một số trường hợp trẻ em sinh ra đã mang trong mình chứng bệnh xương khớp bẩm sinh. Các rủi ro như hẹp cột sống từ nhỏ, gai cột sống, trượt đốt sống,… là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở trẻ em.

Còn nhiều yếu tố khác tác động ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp của trẻ. Mặc dù tình trạng thoát vị đĩa đệm ở trẻ em không phải là tình trạng phổ biến, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Bà con không nên chủ quan khi phát hiện bé có các biểu hiện bất thường.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em?
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra không ít vấn đề cho trẻ nhỏ

Hãy chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ, kiểm tra tình trạng sức khỏe, xương khớp và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhất là khi nhận thấy bé bị đau nhức chân tay, cột sống sau khi chạy nhảy, chơi đùa để tránh chấn thương xương khớp kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Nhận biết dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ và chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ khám chữa sớm, phòng tránh rủi ro. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp phụ huynh không nên chủ quan:

  • Trẻ có biểu hiện đau nhức lưng khó chịu, cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội khiến trẻ sinh hoạt khó khăn.
  • Vùng đau nhức có khả năng lan rộng ra nhiều vùng khác ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ. Chẳng hạn như đau cánh tay, đau hai chân, bé đi lại, vận động trở nên khó khăn cho cơ tê bì, đau nhức diễn ra âm ỉ.
  • Bé khó khăn khi xoay chuyển cơ thể, lưng, cổ. Khi dây thần kinh chèn ép quá mức, vùng tổn thương có thể bị tê bì khiến trẻ không còn cảm nhận gì rõ rệt ở chân, tay, lưng.
  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ, dây thần kinh bị chèn ép trẻ còn bị đau đầu, xoay chuyển cổ khó khăn. Thậm chí bé có thể đột ngột bị choáng váng, đau nhức đầu.

Nhận biết trẻ em đang có những biểu hiện bất thường và điều trị để tránh các rủi ro biến chứng xuất hiện ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển sau này của trẻ. Bà con nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ và tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị để bé sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, tương tự như thoát đĩa đệm ở người lớn, trẻ em có thể gặp phải các rủi ro biến chứng khi bệnh kéo dài không được phát hiện và khắc phục đúng cách.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ bị đau nhức khó chịu, ảnh hưởng sự phát triển và sức khỏe tổng thể

Những biến chứng mà bệnh lý này gây ra cho sức khỏe của con người nói chung và trường hợp xảy ra ở trẻ em kể đến như:

  • Tình trạng tổn thương thần kinh: Dây thần kinh bị chèn ép khiến trẻ bị đau nhức cột sống dữ dội. Đĩa đệm ngày càng tổn thương, cơn đau ngày càng nặng nề làm ảnh hưởng đời sống của trẻ nhỏ.
  • Teo cơ chân, tay: Trẻ bị thoát vị đĩa đệm ở trẻ em cũng giống như người lớn khi tiến triển nặng có thể gây teo cơ hai chân, tay. Đây là một trong những biến chứng thường gặp. Nguyên nhân là do khối thoát vị nằm chèn ép dây thần kinh, máu huyết lưu thông kém khiến cơ ngày càng teo tóp, trẻ gầy gò, vận động kém hơn những đứa trẻ khác.
  • Tăng nguy cơ bại liệt: Trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động trong thời gian dài. Dây thần kinh tổn thương khiến cho các chân, tay bị ảnh hưởng. Nếu không được kiểm soát, tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể tăng rủi ro tàn phế, bại liệt cho trẻ nhỏ. Trường hợp nặng trẻ thậm chí phải nằm một chỗ, không thể sinh hoạt, học tập như những đứa trẻ khác.
  • Trẻ bị rối loạn cảm giác: Dây thần kinh bị chèn ép, tác động trong thời gian dài không được cải thiện khiến trẻ rơi vào trạng thái rối loạn cảm giác, không tự chủ đại, tiểu tiện như bình thường.

Còn nhiều rủi ro khác có thể xuất hiện ở trẻ em nếu nguy cơ thoát vị đĩa đệm không được giải quyết. Do đó, tốt hơn hết khi bà con phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, hay bị đau mỏi lưng khó chịu hãy chủ động đến gặp bác sĩ, kiểm tra và khắc phục càng sớm càng tốt.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có thể kéo theo nhiều hệ lụy tương tự trường hợp xảy ra ở người trưởng thành nếu không được phát hiện và cứu chữa đúng cách. Tuy nhiên do nhiều bà con chủ quan cho rằng chứng bệnh này chỉ xảy ra ở người lớn, đồng thời các vấn đề trẻ đang gặp phải không quá nặng nề.

Đến khi bệnh phát sinh biến chứng, trẻ thậm chí có thể bị bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích bà con nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tùy mỗi tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ em.

Cách phương pháp thường được áp dụng như:

Dùng bài thuốc dân gian

Dùng bài thuốc dân gian với nguyên liệu thảo dược có tác dụng hỗ trợ trẻ cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu bên ngoài. Biện pháp tạm thời, ngăn chặn rủi ro biến chứng phát sinh ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của trẻ em.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Xoa dịu cảm giác khó chịu cho trẻ nhỏ bằng các bài thuốc dân gian

Bà con có thể sử dụng các biện pháp như đắp lá thuốc bên ngoài cho trẻ, chườm lên vị trí tổn thương. Các dược chất có trong bài thuốc sẽ thẩm thấu, giúp vùng cần điều trị giảm đau, kháng viêm.

Có nhiều loại thảo dược được sử dụng, bà con có thể tham khảo dùng lá lốt, lá trầu, cây chìa vôi,… Những loại lá này chứa hoạt chất giúp giảm đau nhức xương khớp. Kết hợp với chút muối, giã nát rồi chườm lên vùng cần điều trị.

Phương pháp dân gian lành tính, ít rủi ro gây tác dụng phụ như thuốc Tây. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không phải là phương pháp điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm ở trẻ em. Bà con nên kết hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị bằng giải pháp phù hợp hơn.

Cách điều trị bằng Tây y

Điều trị thoát vị đĩa đệm cho trẻ em theo hướng Tây y theo hướng dẫn. Tránh trường hợp bà con tự cho trẻ uống thuốc, sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm một cách bừa bãi để tránh gây tác dụng phụ hại sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Thông thường, các loại thuốc Tây đều mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên đối với trẻ em cần cân nhắc trước khi chỉ định thuốc điều trị. Bởi nếu lạm dụng sai thuốc, không phù hợp có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ không có lợi cho sự phát triển thể chất, tinh thần trong tương lai.

Thông thường các loại thuốc thường dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, kháng viêm, thuốc tiêm cortisone,… Mỗi loại thuốc sẽ có công dụng riêng, tùy từng tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Bác sĩ kiểm tra và chỉ định giải pháp khắc phục thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Trong thời gian điều trị, nếu bà con phát hiện trẻ có biểu hiện lạ hãy thông báo để bác sĩ điều chỉnh liều dùng thuốc sao cho phù hợp hơn. Song song với việc dùng thuốc, trẻ em cũng được bác sĩ hướng dẫn tập vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật ngoại khoa cho trẻ em. Tuy nhiên giải pháp này cũng sẽ phải cân nhắc, suy xét ưu và nhược điểm trước khi can thiệp chữa bệnh cho trẻ. Bởi, phẫu thuật xâm lấn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bà con nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện. Điều trị theo phác đồ, chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách để giúp bé sớm phục hồi tổn thương, ngăn nguy cơ gặp biến chứng không có lợi cho sức khỏe.

Điều trị Đông y thoát vị đĩa đệm ở trẻ

Điều trị thoát vị đĩa đệm ở trẻ em bằng thuốc Đông y cũng là cách được nhiều người lựa chọn. So với các loại thuốc Tây, thuốc Đông y lành tính, an toàn, ít rủi ro phát sinh tác dụng phụ. Thầy thuốc sẽ xem xét tình hình thoát vị đĩa đệm trẻ đang mắc phải để đưa ra các phương án điều trị bệnh cho phù hợp.

Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Bà con cho trẻ dùng thuốc Đông y, kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh của trẻ, điều chỉnh chế độ ăn uống để trẻ có điều kiện phục hồi sức khỏe, ngăn chặn những rủi ro không mong muốn.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em là một trong những tình trạng ít người nghĩ đến. Tuy nhiên khả năng vẫn có thể xảy ra, nguyên nhân đến từ bên trong và ngoài cơ thể trẻ. Trường hợp thoát vị đĩa đệm kéo dài, không điều trị khắc phục một thời gian phát sinh hệ lụy khác, ảnh hưởng chất lượng đời sống, sức khỏe của trẻ.

Do đó, tốt hơn hết, bà con nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám sớm nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường. Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ hướng dẫn các điều trị phù hợp. Ngoài ra, bà con nên chủ động phòng bệnh cho trẻ từ sớm, chăm sóc giúp xương khớp trẻ em phát triển ổn định.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Chăm sóc, chủ động ngăn chặn bệnh xương khớp cho trẻ nhỏ

Một số vấn đề bà con cần lưu ý như sau:

  • Bổ sung cho trẻ em đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm lành mạnh. Hạn chế để trẻ em ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt. Thay vào đó nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt,…
  • Cùng trẻ vận động, tập thể dục, theo dõi và kiểm tra chân tay khi trẻ bị té ngã, tránh tình trạng tổn thương diễn ra âm thầm không phát hiện đến khi bùng phát nặng khó can thiệp điều trị.
  • Cho trẻ em ăn ngủ đủ, đúng giờ, bổ sung nước cần thiết cho cơ thể, tránh để bé uống quá nhiều nước ngọt có ga, nước ngọt chứa nhiều chất bảo quản,…
  • Khi trẻ bị bệnh hoặc gặp vấn đề sức khỏe, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc Tây để tránh những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ, kiểm tra và điều trị các vấn đề mà trẻ đang gặp phải theo hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Hy vọng những thông tin Tuấn tôi chia sẻ đã giúp bà con nhận diện mức độ nguy hại thoát vị đĩa đệm ở trẻ em. Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn để ngăn chặn biết chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Review

Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm

TOP 5 Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất

5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đà Nẵng Chất Lượng

Top 6 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hà Nội Uy Tín Nhất

Gợi Ý 4 Loại Ghế Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nên Dùng

Phương Pháp chữa khác

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cho bạn

Cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cho bạn

Tìm hiểu về đĩa đệm nhân tạo

Thay Đĩa Đệm Nhân Tạo Nguy Hiểm Không? Chi Phí Đắt Không?

Thay Đĩa Đệm Nhân Tạo Nguy Hiểm Không? Chi Phí Đắt Không?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người già

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Phân biệt triệu chứng thoát vị địa đệm và thoái hóa cột sống

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua