Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm cổ đang ngày càng trở nên phổ biến, thế nhưng rất nhiều người vẫn còn thiếu kiến thức về bệnh khiến cho quá trình điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Thân là thầy thuốc y học cổ truyền, tôi hi vọng có thể giúp mọi người chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn qua những kiến thức về thoát vị đĩa đệm cổ mà tôi sẽ chia sẻ sau đây. 

Trong quá trình thăm khám cùng người bệnh, tôi đã tổng hợp được không ít những vấn đề mà bà con gặp phải khi bị thoát vị đĩa đệm cổ. Thế nên, tôi đã dành 2 ngày để biên soạn bài viết này giúp mọi người hiểu hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả hiện nay. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường được gọi để chỉ tình trạng trượt đĩa đệm, bệnh xảy đến do trồi lệch bao xơ nằm giữa các đĩa đệm, khiến cho lớp nhân nhầy bị thoát ra. Từ đó, đĩa đệm cổ bị lệch khỏi vị trí ở trong đốt sống, gây chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống. 

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng đĩa đệm cổ chệch ra ngoài cột sống
Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng đĩa đệm cổ chệch ra ngoài cột sống

Tôi thấy rằng, phần lớn bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở 2 vị trí là cổ và lưng, phần đốt sống cổ là khu vực chịu nhiều áp lực ở phần đầu và phụ trách phần lớn các hoạt động của đầu. Bởi thế nên phần đĩa đệm ở đây rất dễ bị tổn thương nếu người bệnh hoạt động quá mức hoặc quá ít hoạt động khiến cho các khớp xương dần bị thoái hóa. 

Thông thường, tình trạng thoát vị thường xảy đến ở những đốt sống C5-C6, thoát vị đĩa đệm cổ C6-C7, sau đó là C4-C5, một số ít là thoái hóa đốt sống cổ C3-C4. Bệnh lý này thường không phân biệt tuổi tác, giới tính, bất kể là người trường thành, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, tôi thấy rằng, phần lớn người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường là đối tượng trung niên nhiều hơn là thanh niên từ 20 – 30 tuổi.

Ngoài ra, theo các tài liệu tôi tham khảo được, đối tượng thường bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chủ yếu là: 

  • Người bị bệnh thoái hóa xương khớp hoặc đĩa đệm 
  • Người gặp chấn thương về cột sống
  • Dân văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều
  • Người làm việc nặng nhọc như công nhân khuân vác, thợ xây,…
  • Gia đình có người đã mắc bệnh về xương khớp
  • Người ít rèn luyện thể dục thể thao, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
  • Người thường xuyên hút thuốc lá

Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và các yếu tố bệnh lý nền khác ở mỗi người, bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể chuyển biến qua nhiều giai đoạn nhẹ đến nặng như:

Cấp độ 1: Người bệnh có thể cảm thấy khu vực xung quanh đốt sống cổ hơi cứng, khó chịu, khó xoay chuyển, khi cúi cổ xuống có thể thấy đau hoặc không. Lâu dần, những cơn đau mỏi sẽ lan dần xuống vùng lưng và gia tăng mức độ nếu người bệnh làm việc nặng. 

Cấp độ 2: Những cơn đau thường không rõ ràng, bà con sẽ khó để nhận biết. Thông thường, cơn đau sẽ lan rộng từ gáy đến 2 tai và phần sau đầu. Đồng thời, ở cấp độ này,  người bệnh dễ bị vẹo cổ, những hoạt động liên quan đến cổ cũng bị hạn chế. 

Cấp độ 3: Mọi người sẽ cảm nhận rõ hơn cơn đau ở vùng chẩm, trán, cơn đau nhức có xu hướng lan rộng xuống 2 bả vai nhiều hơn, thậm chí có thể lan rộng ra cả cánh tay khiến cho người bệnh mất đi sự khéo léo của đôi tay. Ngoài ra, để dễ nhận biết hơn, bà con có thể chú ý đến các biểu hiện đi kèm như chứng nấc cụt, chóng mặt, hoa mắt hay mất tập trung khi làm việc…

Cấp độ thoát vị đĩa đệm cổ mãn tính: Ở cấp độ này, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với cơn đau dữ dội hơn, tần suất dày hơn khiến cho sức khỏe suy yếu, khả năng vận động kém và việc điều trị rất khó khăn. 

Một khi đã bị thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh không những phải chịu đựng những cơn đau dữ dội mà có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của cổ và các chi. Bởi thế, tôi khuyên bạn đọc cũng cần tìm hiểu rõ các yếu tố, nguyên nhân gây bệnh để giúp bản thân và gia đình hạn chế nguy cơ mắc thoát vị. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ

Nói về nguyên nhân gây bệnh, có rất nhiều căn nguyên gây nên. Trong quá trình thăm khám, tôi thấy nhiều người bị bệnh do cùng lúc 2, 3 yếu tố tác động, thậm chí rất nhiều yếu tố cùng gây nên khiến cho quá trình điều trị khá khó khăn. Tựu chung, để mọi người dễ hiểu, tôi sẽ liệt kê ngắn gọn những tác động cả chủ quan và khách quan dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ: 

Thoát vị đĩa đệm ở cổ có thể do nhiều nguyên nhân như ngồi, nằm sai tư thế, xoay cổ sai cách,...
Thoát vị đĩa đệm ở cổ có thể do nhiều nguyên nhân như ngồi, nằm sai tư thế, xoay cổ sai cách,…
  • Yếu tố tuổi tác: Dù là nam hay nữ, khi tuổi càng cao, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cao hơn. Từ độ tuổi 40 đến 50, cấu trúc xương của con người bắt đầu thay đổi, xương có thể trở nên kém đàn hồi, linh hoạt, giảm sức đề kháng,… khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm cổ. 
  • Thói quen sinh hoạt, công việc: Một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà tôi thấy nhiều người trẻ hiện nay mắc phải đó chính là do những thói quen làm việc, tư thế ngồi, sinh hoạt không đúng cách. Từ những thói quen đơn giản như ngồi vẹo 1 bên, ngồi làm việc trước máy tính quá lâu, ngồi khom lưng, ngủ úp mặt lên bàn làm việc, thường xuyên cúi người… đều là thủ phạm dẫn đến bệnh. 
  • Chấn thương, tai nạn: Đây là những nguyên nhân khách quan không thể lường trước được. Những chấn thương trong quá trình làm việc, chơi thể thao, sinh hoạt… làm cho áp lực lên đĩa đệm ngày càng lớn, gây tác động và làm sai lệch 1 phần cột sống.Từ đó, những tổn thương này làm ảnh hưởng lên lớp nhân nhầy trong đĩa đệm và gây chèn ép hệ thống thần kinh. 
  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp như thoát vị, đau nhức, bệnh viêm xương khớp… thường có cùng 1 gen trội gây nên bệnh khi ở độ tuổi trưởng thành. Vậy nên, nếu trong gia đình bạn có người bị thoát vị đĩa đệm cổ thì những thế hệ sau cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này. 

Dấu hiệu của bệnh không nên bỏ qua

Bà con biết đấy, mỗi một biểu hiện bất thường của cơ thể đều ảnh báo chúng ta về tình hình sức khỏe. Ví như chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh thận, sổ mũi, ho hắng thường xuyên có thể cảnh báo bệnh về tai mũi họng. Bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có những dấu hiệu đặc trưng để mọi người nhận biết.

Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ chủ yếu “đánh tiếng” bởi những cơn đau mỏi vai gáy âm ỉ, triệu chứng này khiến không ít người thờ ơ bỏ qua. Thực tế tôi đã gặp rất nhiều, bởi phần lớn mọi người nghĩ rằng đau mỏi vai gáy có thể do ngủ sai tư thế, bê vác đồ nặng, ngồi lâu… nên khi gặp dấu hiệu đó, mọi người cũng “tặc lưỡi cho qua” hoặc mua ít dầu bóp rồi thôi. 

Thế nhưng, khi gặp phải tình trạng đau mỏi vai gáy thường xuyên kèm theo những biểu hiện dưới đây thì mọi người nên cẩn thận bởi có thể đây là những cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. 

Những đau mỏi, tê bỉ ở các chi cũng có thể cảnh bảo bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Những đau mỏi, tê bỉ ở các chi cũng có thể cảnh bảo bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
  • Tình trạng đau nhức trên diện rộng: Những cơn đau có thể bắt đầu từ vùng vai gáy, sau đó khởi phát thêm ở 1 vài đốt sống cổ rồi lan rộng ra vùng khắp bả vai, lan xuống cánh tay, bàn tay. Thậm chí, cơn đau có thể di chuyển lên đỉnh đầu, hốc mắt khiến người bệnh mệt mỏi. 
  • Chân tay cảm thấy tê ngứa: Dấu hiệu này cũng không phải hiếm gặp ở người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ bởi tình trạng chèn ép tủy sống do khối thoát vị sẽ sinh ra cảm  giác tê. Cùng với đó, cảm giác đau mỏi sẽ lan rộng từ bả vai đến tay, chân, kéo theo những cơn tê ngứa ở vùng cánh tay, cổ tay, bàn tay…
  • Cảm giác cứng cổ: Nếu khớp cổ hoạt động bình thường, chúng ta có thể dễ dàng cúi, xoay, vận động linh hoạt. Thế  nhưng, khi bị thoát vị đĩa  đệm cổ, người bệnh sẽ thấy cứng khớp cổ, khó khăn khi thực hiện cúi người, xoay khớp cổ hay cử động ở phần đầu. Cảm giác này thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm. 
  • Khó khăn khi vận động: Theo tôi thấy, đây là dấu hiệu chung của bệnh nhân xương khớp, tuy nhiên, với người bị thoát vị đĩa đệm cổ, sự khó khăn khi vận động thường tập trung ở phần chi trên nhiều hơn. Người bệnh cảm thấy khó khăn khi đưa tay lên cao, ra sau lưng, hạn chế cúi ngửa hoặc quay ngửa ra sau. Nếu một số dây thần kinh liên kết với phần chi dưới bị tổn thương, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó khăn khi đi bộ hoặc căng cơ. 
  • Hiện tượng yếu cơ: Hiện tượng này xảy đến bởi nhân nhầy đĩa đệm cổ chèn ép vào phần tủy sống khiến cho bắp tay, chân bị yếu. Bệnh nhân đi lại không vững vàng, dáng đi thường xiêu vẹo. Ngoài ra, nếu tình trạng yếu cơ nặng, người bệnh có thể cảm nhận được các thớ cơ xung quanh vùng đùi và bắp chân rung lên khi vận động. 

Ngoài ra, tôi thấy có nhiều người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ cũng thường xuyên gặp phải các triệu chứng đau một bên lồng ngực, cảm giác tức ngực, đau lưng, khó tiểu hay táo bón,… Mọi người cần chú ý để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất. 

Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Trong nhiều năm công tác, tôi thấy nhiều bà con mình kì lắm, lúc bệnh mới ở thể nhẹ thì chủ quan đến khi thấy đau quá không chịu được nữa thì mới cuống cuồng đi bệnh viện. Mọi người cần hiểu rằng, bất kỳ bệnh nào cũng thế, để càng lâu, bệnh càng nặng, càng khó chữa, thoát vị đĩa đệm cổ cũng không ngoại lệ. 

Bệnh lý này nếu để nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chúng ta, nó không chỉ tác động mỗi xương khớp mà còn đe dọa tới hệ thần kinh trung ương, tim mạch, huyết áp… Mức độ ảnh hưởng sức khỏe cũng tăng lên nếu người bệnh có thêm các bệnh lý nền phức tạp khác như tiểu đường, bệnh thận, rối loạn đông máu, bệnh tim,… Nếu không chủ động điều trị sớm, bệnh có thể gây nên những biến chứng như: 

Bệnh nếu để lâu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
Bệnh nếu để lâu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
  • Ảnh hưởng chi: Khi lớp nhân nhầy đĩa đệm bị chệch ra ngoài sẽ gây nên chèn ép các rễ thần kinh, gây hiện tượng tê mỏi tay. Đồng thời tình trạng chèn ép còn khiến quá trình lưu thông máu đến các chi bị ứ tắc, làm chức năng chi bị suy yếu, khả năng hoạt động kém hơn.
  • Nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não: Tình trạng chèn ép và sai lệch cột sống cổ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật. Do đó, tuần hoàn máu lên não bị rối loạn làm cho người bệnh bị mất cân bằng hoặc tiền đình. 
  • Teo chi: Người bệnh có thể cảm thấy mất dần cảm giác ở 2 tay, thậm chí nguy hiểm hơn, bà con có thể thấy 1 hoặc cả 2 tay của mình bị teo nhỏ đi. 
  • Nguy cơ bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, bệnh có thể gây nên bại liệt ở 2 tay, cánh tay hoặc cả phần thân trên, thậm chí có thể bại liệt suốt đời. Một số người bệnh còn gặp phải tình trạng liệt nửa người hoặc liệt ở chi có dây thần kinh bị tổn thương. 

Mọi người thấy đấy, những biến chứng của thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm, thế nên, ngay từ khi mới phát hiện những triệu chứng bất thường, tôi khuyên bạn đọc nên quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân để phát hiện bệnh sớm. 

Chẩn đoán bệnh: Phương pháp nào hiệu quả?

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thường được áp dụng hiện nay: 

  • Chụp x- quang: Kỹ thuật chụp x- quang giúp bác sĩ đánh giá tổng quan nhất về tình trạng tổn thương cột sống, tỷ lệ giảm chiều cao của gian đốt sống, vị trí lệch vẹo, thoát vị,… thông qua phim chụp.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Kỹ thuật này cho thấy được hình ảnh gián tiếp của thoát vị đĩa đệm cổ qua ống sống hay lỗ tiếp hợp. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp này không thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân bị thoát vị. 
  • Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật này giúp chẩn đoán tương đối chính xác về tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ có kèm theo thoái hóa xương, hay vôi hóa dây chằng sau, tình trạng dày dây chằng, mỏ xương… Tuy nhiên, nó lại không đánh giá được mức độ nặng nhẹ của thoát vị và không thể hiện được cấu trúc của đĩa đệm. 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay trong việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ. Kỹ thuật chụp này cũng cho phép bác sĩ theo dõi được những tổn thương ở bên trong tủy sống. 

Sau khi thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định liệu trình điều trị và phương pháp thích hợp cho người bệnh.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ phổ biến

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như chữa bằng tây y, đông y, mẹo dân gian… Tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến bà con từng phương pháp.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tây y

Tây y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ bằng 2 phương pháp là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. 

  • Điều trị nội khoa (bảo tồn)

Trong trường hợp tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức nhẹ, bao sơ chưa bị rách, bác sĩ có thể chỉ định bạn nhập viện điều trị để tiện theo dõi. Cũng có nhiều trường hợp, người bệnh có thể tự theo dõi ở nhà và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 

Sử dụng thuốc Tây y đem lại tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe
Sử dụng thuốc Tây y đem lại tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe

Một số loại thuốc thường được chỉ định có trong đơn dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như paracetamol, meloxicam, thuốc diclofenac, hay những loại thuốc có tác dụng giảm đau nói chung. Trong trường hợp người bệnh bị co giật hay gặp tình trạng cứng cơ cột sống  thì có thể kê thêm thuốc động kinh hoặc một số loại dược phẩm có tác dụng giãn cơ như mydocalm hay myonal,…

Ngoài ra, khi người bệnh gặp phải cơn đau dữ dội, y tá có thể tiêm corticosteroids vào màng cứng để giảm đau và chống viêm nhanh chóng. Mỗi đợt điều trị tiêm thuốc corticosteroids chỉ được phép tối đa 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau từ 3 – 7 ngày. Thuốc tiêm ngoài màng cứng corticosteroids tuy mang lại tác dụng nhanh chóng, hiệu quả nhưng đi kèm  nhiều tác dụng phụ.  Vì thế, người bệnh không được tự ý tiêm thuốc này khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

  • Phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm cổ

Đối với những người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nặng và việc điều trị bằng thuốc đã không đáp ứng được thì dù muốn hay không, bà con cũng phải thực hiện phẫu thuật để tránh những biến chứng nguy hiểm cho xương khớp. 

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm cột sống cổ mà bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật theo phương pháp nội soi, thay thế đĩa đệm nhân tạo hay phương pháp mổ mở bằng lối trước kết hợp cùng hàn xương. 

Theo như tôi thấy, phương pháp phẫu thuật nội soi là phương pháp đang được áp dụng nhiều hiện nay. Mổ nội soi cho phép bác sĩ can thiệp thay đổi cấu trúc bị sai lệch của phần đĩa đệm mà không phải phá hủy cơ ở vùng xương cổ. Đồng thời, sau khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh có thể hạn chế được những biến chứng xảy ra, tuy nhiên, tỷ lệ tổn thương đĩa đệm cổ vẫn còn tồn tại. 

Phẫu thuật thay thế đĩa đệm bị tổn thương tương đối phức tạp, nhưng nếu khối thoát vị quá lớn khiến rễ thần kinh bị chèn ép nặng thì người bệnh bắt buộc phải thực hiện. 

Nhìn chung, các phương pháp phẫu thuật đều tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm trong quá trình thực hiện như mất máu, thiếu máu, rối loạn cơ khớp, tai biến,… Vì thế, bà con chỉ nên thực hiện phẫu thuật khi thực sự cần thiết. 

Đừng Bỏ Lỡ: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm: Chi Phí Và Các Biến Chứng Có Thể Gặp Sau Mổ

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Ngoài sử dụng thuốc tây y, tôi thấy không ít người cũng áp dụng những mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà bằng cây lá quanh vườn. Với riêng quan điểm cá nhân, tôi rất đồng tình với phương pháp chữa bệnh này. Bởi nước ta có nhiều vị thuốc quý, mà chẳng cần đi đâu xa, cứ ra ngay vườn nhà, hái 1 ít cây lá là có thể chế được 1 bài thuốc đắp chữa thoát vị rồi. Cách chữa bệnh này vừa an toàn, tiết kiệm lại hạn chế được việc phụ thuộc vào thuốc tây quá nhiều, gây nên các tác dụng phụ. 

Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn một số cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ bằng mẹo dân gian tại nhà: 

Các bài thuốc dân gian từ xương rồng, ngải cứu, cỏ xước,... cho tác dụng điều trị bệnh hiệu quả
Các bài thuốc dân gian từ xương rồng, ngải cứu, cỏ xước,… cho tác dụng điều trị bệnh hiệu quả
  • Xương rồng: Người bệnh lấy xương  rồng, giấm trắng, cám gạo, lá chuối tiêu rồi đem rửa sạch, để ráo nước, chuối tiêu đem hơ lửa cho héo bớt, xương rồng dập nát rồi rang cùng cám gạo, cho thêm ít giấm trắng rồi đảo đều. Gói hỗn hợp này bằng lá chuối tiêu rồi đặt lên vùng đốt sống cổ bị tổn thương. Thực hiện cách này hàng ngày sẽ hỗ trợ người bệnh giảm đau nhanh chóng. 
  • Cỏ mật gấu: Xay nhuyễn cỏ mật gấu rồi chắt lấy nước, trộn cùng 1 lon bia rồi uống sau bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc nước lá mật gấu uống nóng hàng ngày cũng cho tác dụng chữa bệnh tương tự. 
  • Ngải cứu: Ngải cứu có thể đem xay nhuyễn rồi trộn cùng 1 ít mật ong, người bệnh uống nước ngải cứu mật ong liên tục trong khoảng 2 tuần để làm giảm đau. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng có thể đem thái nhỏ, rang cùng 1 ít muối rồi đem chườm nóng lên vùng đĩa đệm cổ bị thoái hóa. 
  • Gạo lứt: Gạo lứt đem rang giòn rồi xay nhuyễn thành bột, bà con có thể bảo quản trong hộp để sử dụng lâu dài. Khi uống, mọi người lưu ý pha bột gạo lứt với nước nóng, uống thay trà hàng ngày. 

Khi áp dụng những mẹo dân gian kể trên, mọi người cũng nên lưu ý rằng, những phương pháp này chủ yếu áp dụng được với mức độ bệnh nhẹ và cũng phụ thuộc vào cơ địa riêng của mỗi người. 

Nên Xem: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì? Những thông tin cần biết 

Đông y trị thoát vị đĩa đệm cổ

Bà con biết đấy, khi phương pháp chữa bệnh hiện đại chưa phát triển, người dân mình chủ yếu điều trị bằng y học cổ truyền. Đến nay, bên cạnh sự phát triển của tây y, y học cổ truyền nước mình cũng đang gìn giữ nhiều bài thuốc cổ phương có tác dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. 

Nói về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, đông y quan niệm bệnh này sinh ra bởi sự ứ tắc kinh lạc, khí huyết khó lưu thông gây nên dồn nén và tổn thương ở vùng đĩa đệm cổ. Để điều trị, Y học cổ truyền tập trung vào thông kinh lạc, bổ phế, trừ thấp, tiêu hàn, đề cao chính khí để đẩy lùi tà khí. Bên cạnh đó, nguyên lý chữa bệnh của đông y là “Nam dược trị nam nhân”, sử dụng thảo dược nước nhà để nâng cao sức khỏe cho người bệnh, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể “tự thân” chống lại bệnh tật, không bị phụ thuộc vào thuốc. 

Từ cơ chế đó, các thầy thuốc y học cổ truyền đã lựa chọn những vị thuốc tập trung cho bài thuốc thoát vị đĩa đệm, điển hình như: 

  • Bồ công anh: Giúp ngăn chặn tình trạng viêm sưng, cải thiện đau nhức, tê bì chân tay, đau buốt ở vùng xương có đĩa đệm bị thoát vị. 
  • Kim ngân hoa: Cây có vị ngọt, tính mát, hơi đắng, tác động vào 4 kinh tỳ, tâm, phế, vị giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, và sát trùng. 
  • Phòng phong: Hỗ trợ tán phong, trừ thấp, đây là vị thuốc không thể thiếu trong bất kỳ bài thuốc chữa xương khớp nào. 
  • Ngưu tất: Dược liệu có vị đắng, không độc, tính bình, tác động vào can, thận làm tan huyết ứ, tiêu ung lợi thấp. Đây là vị thuốc có tác dụng cao trong phòng chống các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa,  viêm khớp,…

Trên đây là những giải đáp của tôi về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ, những vấn đề mà tôi đề cập trong bài viết đều xuất phát từ thắc mắc của người bệnh. Tuy nhiên, trong giới hạn nội dung bài viết, tôi chưa thể diễn giải sâu hơn, thế nên nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào chữa rõ, mọi người cứ để lại câu hỏi cho tôi qua website này.

Tôi sẽ cố gắng giải thích tường tận, hỗ trợ mọi người chăm sóc sức khỏe của bản thân. 

Cùng Chuyên Mục:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi