10 Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hỗ trợ trị bệnh hiệu quả
Nghỉ ngơi, massage, thực hiện một số bài tập, tận dụng các thảo dược tự nhiên,… là những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được nhiều bà con lựa chọn. Mặc dù không điều trị bệnh dứt điểm nhưng Tuấn tôi thấy rằng biện pháp này hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cũng như làm giảm cơn đau nhức đáng kể.
Có nên chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà không?
Thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng ở người trung niên, người cao tuổi, lao động nặng nhọc, ít vận động. Tình trạng này đặc trưng bởi nhân nhầy trong đĩa đệm tràn ra bên ngoài gây chèn ép cột sống, dây thần kinh và bùng phát các triệu chứng như đau nhức, tê bì, mất cảm giác tạm thời,…
Tuấn tôi nhận thấy rằng, đa số bà con bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 là chủ yếu. Bệnh có tính chất mãn tính nên gần như không thể điều trị dứt điểm. Mục tiêu điều trị là ngăn chặn tổn thương tiến triển, phòng ngừa biến chứng, kiểm soát các triệu chứng lâm sàng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con.
Việc sử dụng thuốc Tây điều trị thoát vị đĩa đệm trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tác động xấu đến dạ dày. Để giảm thiểu những vấn đề trên, bà con nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà để làm giảm các biểu hiện đau nhức, tê bì và vận động dễ dàng hơn.
Những cách chữa thoát vị địa đệm tại nhà chủ yếu là chăm sóc đúng cách và tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, có dược tính để làm giảm tình trạng đau nhức, khó chịu. Bà con nên áp dụng đều đặn và đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển ở mức độ nặng.
Mặc dù có độ an toàn và mang lại hiệu quả tích cực nhưng cách chữa này không thể điều trị bệnh dứt điểm cũng như thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu. Bên cạnh đó, biện pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân đã kiểm soát cơn đau cấp, bùng phát nặng nề.
Mách bạn 10 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà an toàn
Hiện nay có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, an toàn và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Mục tiêu của biện pháp này chủ yếu là làm giảm áp lực lên đĩa đệm bị tổn thương, cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân và cải thiện các biểu hiện lâm sàng như đau nhức, tê bì tay chân và yếu cơ.
Dưới đây là một số mẹo hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà dễ thực hiện:
Massage giảm đau, cải thiện khả năng vận động
Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống lưng, cổ đặc trưng bởi cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này thì massage chính là một giải pháp tốt và có độ an toàn cao.
Massage đúng cách giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe cột sống và mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp bệnh ở giai đoạn đầu. Bởi khi nhân nhầy đã lệch ra ngoài, bao xơ bị tổn thương, rách thì việc tác động không phù hợp sẽ khiến bệnh nặng nề hơn, đau nhức dữ dội.
Hướng dẫn cách massage cho người bị thoát vị đĩa đệm:
- Sử dụng lực ở đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức, tê bì. Lưu ý xoa bóp ngược chiều kim đồng hồ để cải thiện các biểu hiện lâm sàng
- Sau 5 phút thì thực hiện động tác bóp đều 2 bên thắt lưng để thư giãn cơ, giảm đau
- Kế đến tiến hành lăn dọc 2 bên cột sống như khi dùng dụng cụ lăn
- Cuối cùng dùng lực ở phần đệm lòng bàn tay ấn và day tại vùng đau nhức một lực vừa phải trong vòng 5 phút
- Một số huyệt vị bạn có thể tác động để hỗ trợ điều trị bao gồm huyệt Cách du, Thận du, A thị huyệt, Đại trường du
Chườm nóng/ lạnh
Tác động nhiệt là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều bà con áp dụng và phản hồi tích cực. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bệnh nhân có thể dùng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh để cải thiện các triệu chứng lâm sàng.
Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để tránh phản tác dụng, khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Theo đó, liệu pháp chườm nóng có tác dụng giúp dây chằng giãn, tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sung huyết cục bộ. Trong khi đó, chườm lạnh giúp giảm sưng, viêm, đau nhức tại rễ thần kinh và dây chằng.
Chườm nóng:
- Có thể dùng chai đựng nước nóng hoặc túi chườm ấm đều được
- Đặt lên vùng có đĩa đệm bị thoát vị khoảng 5 – 6 phút
- Thực hiện lại 5 – 6 phút nữa là được
- Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để giảm đau nhức hiệu quả
- Lưu ý chỉ nên dùng nhiệt độ phù hợp, tránh để nhiệt quá nóng vì có thể gây bỏng
Chườm mát:
- Cho vài viên đá vào túi chườm rồi áp lên vùng cần điều trị
- Mỗi lần chườm khoảng 10 phút
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Nghỉ ngơi hợp lý
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có xu hướng nặng nề khi bệnh nhân vận động mạnh, không có thời gian nghỉ ngơi. Bởi lúc này áp lực sẽ tăng lên đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy chèn ép các dây thần kinh nặng hơn. Để làm giảm các biểu hiện do bệnh lý gây ra, bà con cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Dù dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhưng không đồng nghĩa nằm yên không cử động, đi lại trong thời gian dài. Bởi điều này càng khiến bệnh lý nặng nề, chậm phục hồi hơn. Theo đó, khi cơn đau bùng phát thì bạn cần ngưng toàn bộ hoạt động và chọn tư thế nằm và ngồi phù hợp.
Sau 1 – 2 ngày nghỉ ngơi khi cơn đau thuyên giảm thì bắt đầu đi lại, vận động nhẹ nhàng để tăng sự linh hoạt của các khớp, cải thiện sức khỏe cơ bắp, đồng thời phòng ngừa tình trạng cứng khớp, yếu cơ bắp.
Chườm muối biển
Muối không chỉ là loại gia vị mà còn được biết đến là vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm. Theo tài liệu y học cổ truyền, muối có tính mát, vị mặn, công dụng thanh tâm, lương huyết, tả hỏa, nhuận táo và nó còn đóng vai trò quan trọng trong dẫn các thuốc khác vào kinh lạc.
Những trường hợp bị thoát bị đĩa đệm gây đau nhức, cứng khớp và tiến triển nặng nề hơn khi trời lạnh có thể dùng muối sao nóng và chườm đắp. Mẹo chữa này giúp thông kinh mạch, lưu thông máu, chống viêm, làm ấm khớp. Từ đó cải thiện các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 200g muối biển hạt to
- Cho muối vào chảo và sao trên lửa nhỏ
- Đến khi muối nóng thì cho vào chiếc khăn sạch và chườm lên vùng bị đau nhức
- Sau khi hết nóng thì có thể sao lại và đắp thêm vài lần để cải thiện cơn đau
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Tránh để nhiệt độ quá nóng chườm lên da vì có thể gây bỏng, rát da.
Một số bài tập hỗ trợ
Thực hiện một số bài tập bổ trợ tại nhà cũng là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tôi cũng như các bác sĩ chuyên môn khuyến khích bệnh nhân tập luyện đều đặn để làm chậm tiến triển của bệnh lý, giảm cơn đau nhức, đồng thời giúp tăng cường độ vận động.
Dưới đây là một số bài tập giúp cải thiện bệnh lý:
Bài tập 1: Dành cho người bị thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng
- Nằm ngửa trên sàn tập và thả lỏng cơ thể
- Trường hợp bị đau, khó chịu ở vùng lưng dưới thì có thể dùng một chiếc khăn bông lót bên dưới
- Hít sâu đồng thời co chân trái và dùng 2 tay kéo đầu gối lên gần ngực
- Lưu ý giữ chân phải thẳng
- Giữ tư thế trong vòng 30 giây thì đổi chân
- Thực hiện mỗi bên 5 lần và kết thúc bài tập
Bài tập 2: Người bị thoát vị ở vùng cổ có thể áp dụng bài tập này để cải thiện
- Ngồi trên ghế và thẳng lưng
- Thả lỏng phần cổ, vai gáy rồi ngửa cổ lên trần nhà
- Cố giữ tư thế trong 15 giây rồi từ từ cúi xuống sao cho cằm gần ngực nhất có thể
- Sau 15 giây thì trở về tư thế ban đầu
- Sau đó nghiêng đầu sang trái giữ trong 30 giây và thực hiện tương tự đối với bên phải
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây xương rồng
Một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, dễ thực hiện là dùng cây xương rồng. Cách chữa bệnh bằng cây xương rồng được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian và được phản hồi tích cực. Theo đó, loại xương rồng được dùng để trị thoát vị đĩa đệm là xương rồng ba chia.
Tài liệu y học cổ truyền nhận thấy, thảo dược này có tính hàn, vị đắng, công dụng tiêu thũng, sát trùng, giải độc, thanh nhiệt nên được dùng để chữa các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh, đau xương khớp, trị táo bón,…
Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy heterosid glevonix có trong xương rồng có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Việc thực hiện đúng cách có thể làm dịu cơn đau do bệnh lý gây ra. Vì cách chữa ngoài nên mẹo chữa này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính.
- Cách 1: Chuẩn bị vài bẹ xương rồng tươi, sau khi cắt sạch gai, rửa sạch thì giã nát. Kế đến trộn đều với một ít muối hạt rồi mang đi sao nóng. Cho hỗn hợp này vào túi vải sạch rồi chườm lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm. Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
- Cách 2: Bẹ xương rồng tươi sau khi cắt bỏ gai thì mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng. Đem xương rồng nướng trên lửa than hồng cho nóng đều 2 mặt thì để cho nguội bớt rồi đắp lên vùng bị đau nhức. Sau khi nguội hoàn toàn thì thay bẹ khác. Thực hiện đều đặn trong vòng 15 ngày để nhận thấy các triệu chứng bệnh cải thiện.
Lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Lá lốt được biết đến là vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều bệnh lý thường gặp như viêm da, nổi mề đay, đau nhức xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Nhờ vào tính ấm, công dụng chỉ thống, ôn trung tán hàn nên vị thuốc này mang lại công dụng giảm đau nhức, tê cứng khớp ở người bị thoát vị đĩa đệm.
Nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy, các thành phần hóa học trong lá lốt như flavonoid, alkaloid,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau hiệu quả. Áp dụng các mẹo chữa từ lá lốt đều đặn còn giúp tăng lưu thông máu huyết, tăng cường sức khỏe xương khớp.
Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng lá lốt:
- Cách 1: Dùng 30g lá lốt tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì xả lại với nước lần nửa và để ráo. Cho thảo dược vào ấm đun sôi với 200ml. Để sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, chắt lấy phần nước uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào cối cùng với 1 ít muối rồi giã nhuyễn. Đem hỗn hợp này sao nóng rồi cho vào túi vải sạch và đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Sau khoảng 20 phút thì lấy ra và vệ sinh da lại bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
Đu đủ xanh cải thiện bệnh
Đu đủ chín là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng vitamin, dưỡng chất dồi dào. Trong khi đó, đu đủ xanh được biết đến là vị thuốc chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả. Y học hiện đại cũng nhận thấy trong loại quả này có chứa Papain với công dụng giảm đau nhức, cứng khớp hiệu quả.
Trong y học cổ truyền thấy rằng, đu đủ có tính mát, công dụng chỉ khái, chỉ thống, giải độc, hóa đàm, bổ tỳ, thanh nhiệt, dưỡng can,… Bên cạnh dùng đu đủ xanh chữa bệnh thì bà con có thể ăn đu đủ chín để bổ sung các dưỡng chất có lợi, cải thiện sức khỏe tổng thể và chống lại tiến triển của bệnh lý.
- Cách 1: Chuẩn bị nửa quả đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch thì thái mỏng. Sau đó cho đu đủ vào chảo sao nóng đến khi có mùi thơm thì tắt bếp. Cho tất cả vào túi vải mỏng sạch rồi chườm lên vùng lưng, cổ bị đau nhức. Khi nguội có thể sao lại và đắp tiếp để tăng tác dụng giảm đau. Kiên trì thực hiện đều đặn để đạt được kết quả tốt.
- Cách 2: Đu đủ xanh cắt khoảng 1/3 từ phần cuống, bỏ phần hạt rồi mang đi rửa sạch. Sau đó đổ rượu trắng 38 – 40 độ vào rồi đậy phần cuống lại. Đem hấp cách thủy đến khi chín đều thì tắt bếp. Chia rượu thành 2 phần, 1 phần để uống, phần còn lại để xoa bóp vùng bị đau nhức. Thực hiện đều đặn trong 2 tuần để nhận thấy bệnh thuyên giảm.
Cây ngải cứu giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Cây cải cứu được biết đến là vị thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, chấn thương sưng khớp, tê bì tay chân,… Công dụng này nhờ vào công dụng ôn kinh tán hàn, chỉ thống, sát trùng, chống viêm, lưu thông khí huyết,…
Bên cạnh đó, ngải cứu cũng chứa các thành phần hoạt chất có lợi trong quá trình điều trị bệnh như adenin, flavonoid, cholin, cùng với các hoạt chất kháng khuẩn khác giúp làm giảm cảm giác tê cứng khớp do nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh.
Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Theo đó, bà con có thể kết hợp các mẹo dùng ngoài và bài thuốc sắc uống hoặc một số món ăn từ lá ngải cứu để tăng tác dụng chữa bệnh.
- Cách 1: Chuẩn bị 1 ít ngải cứu tươi, ngâm rửa sạch với nước muối rồi để ráo. Sau đó cho thảo dược vào chảo cùng với một ít muối biển và sao nóng. Kế đến cho vào túi vải sạch rồi chườm lên vùng bị đau nhức, tê cứng. Khi nguội thì có thể rang lại hỗn hợp này và đắp thêm lần nữa. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để giảm tình trạng bệnh lý.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 bó ngải cứu sau khi nhặt lá héo úa thì đem rửa sạch và ngâm nước muối. Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá ngải cứu vào đun thêm 10 phút nữa là được. Cho thêm 2 muỗng muối vào khuấy đều. Đợi đến khi nước nguội bớt thì tiến hành ngâm chân trong vòng 15 phút. Nên thực hiện vào buổi tối/ sáng để cải thiện tốt nhất.
Dùng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn được xem là một cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp kiểm soát cơn đau tốt. Cách này chỉ nên áp dụng khi những biện pháp trên không mang lại hiệu quả. Bởi nhìn chung việc dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn cũng sẽ mang nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Mặc dù là những loại thuốc giảm đau thông thường, không kê đơn nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của nhân viên y tế bán thuốc. Theo đó, cần thông báo rõ tình trạng bệnh lý để được bán loại thuốc giảm đau phù hợp.
Ngoài ra, không lạm dụng thuốc giảm đau vì lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và thậm chí là lờn thuốc. Nếu cơn đau không thuyên giảm sau vài lần dùng thuốc thì tôi khuyên bà con nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau thông thường có thể làm giảm nhẹ các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm:
- Paracetamol
- Motrin
- Advil
- Naprosyn
- Aleve
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà phần nào hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra, đồng thời ngăn chặn tổn thương đĩa đệm tiến triển nặng nề và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bà con có thể thấy rằng những mẹo chữa này khá đơn giản, dễ thực hiện và có độ an toàn cao.
Tuy nhiên, trước và khi áp dụng cách chữa này nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu đang điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y hoặc Đông y thì bà con nên trao đổi với bác sĩ/ lương y nếu có ý định thực hiện các cách chữa bệnh tại nhà để được tư vấn cụ thể. Đặc biệt là những bài tập hoặc bài thuốc uống từ thảo dược.
- Như tôi đã đề cập, chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, tránh tình trạng lạm dụng, phục thuộc hoàn toàn.
- Hiệu quả của biện pháp hỗ trợ này còn tùy thuộc vào từng tình trạng, cách thực hiện và khả năng đáp ứng. Vì vậy, sẽ có người cải thiện bệnh đáng kể nhưng có những trường hợp không mang lại hiệu quả. Do đó, nên cân nhắc thay đổi phương pháp khác nếu chữa bệnh tại nhà không hiệu quả.
- Trong quá trình áp dụng biện pháp hỗ trợ điều trị này có xuất hiện các biểu hiện bất thường hoặc tình trạng đau nhức tiến triển nặng nề hơn thì bạn cần ngưng ngay. Trong trường hợp cần thiết hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được xử lý đúng cách.
- Song song với việc điều trị thì người bị thoát vị đĩa đệm cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Đồng thời kiêng những thực phẩm gây bất lợi cho quá trình điều trị và phục hồi như thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, bia rượu,…
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và ngăn chặn bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ/ lương y để được hướng dẫn các bài tập cũng như bộ môn vận động phù hợp với tình trạng bệnh.
Như vậy, Tuấn tôi đã tổng hợp các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu hoặc khi bệnh đã qua giai đoạn cấp. Vì vậy, bà con nên cân nhắc để khi áp dụng mang lại kết quả tốt nhất.
Dinh dưỡng
Review
Gối Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm
TOP 5 Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất
5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đà Nẵng Chất Lượng
Phương Pháp chữa khác
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!