Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ là một tình trạng y tế khá phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về hiện tượng trên, những nguyên nhân phổ biến, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả. Nếu bạn hoặc những người thân xung quanh đang gặp phải tình trạng này, hãy tiếp tục tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn.
Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ nguyên nhân do đâu?
Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ là một hiện tượng vô cùng khó chịu mà khá nhiều người gặp phải. Nó có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Do nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sưng đau và mưng mủ ở ngón chân. Hiện tượng này có thể xuất phát từ việc trên da xuất hiện các vết thương, vết rách, cắt nhưng không được xử lý kịp thời khiến vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Người bị nhiễm trùng sẽ có các dấu hiệu như sưng, đỏ, đau, có thể tiết dịch mủ.
Sưng đau ngón chân do nấm móng
Nấm móng thường xảy ra do chân của bạn tiếp xúc quá nhiều với nước, luôn trong trạng thái ẩm ướt, không được làm sạch cẩn thận. Ngoài ra việc đi làm móng chân tại những tiệm nail không uy tín cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm móng. Khi đó móng chân cái của người bệnh sẽ có hiện tượng sưng đau và thay đổi màu sắc.
Viêm xương khớp khiến ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ
Một số căn bệnh về xương khớp chẳng hạn như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, có thể gây viêm nhiễm và đau ở ngón chân cái. Tuy nhiên những căn bệnh này chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Vì vậy nếu bạn dưới 40 tuổi mà có hiện tượng đầu ngón chân cái bị sưng nhức có mủ thì khả năng cao không phải do các bệnh xương khớp gây ra.
Đau ngón chân cái bị sưng nhức do bệnh gout
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 80% những người bị sưng ngón chân cái có mủ là do bệnh gout gây ra. Hiện tượng này là do các tinh thể muối urat kết tủa và lắng đọng sâu vào ổ khớp. Khi đó ngón chân cái sẽ sưng to, nóng đỏ và đau nhức khó chịu. Nếu không được khắc phục kịp thời, các khối u tophi mọc trên ngón chân cái sẽ vỡ ra và gây viêm nhiễm vô cùng nguy hiểm.
Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ do chín mé
Chín mé ngón chân là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh là do tụ cầu vàng và Herpes khu trú tại vùng khe móng chân. Từ đó gây ra tình trạng mưng mủ, sưng và áp xe tại ngón chân. Chín mé nếu không được xử lý kịp thời và người bệnh không giữ gìn vệ sinh tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết.
Do nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ cũng có thể do bạn cắt móng chân sai cách, các tổn thương tại móng chân do va đập, vấp ngã hoặc tai nạn,…
Để xác định được chính xác nguyên nhân gây sưng đau mưng mủ ở ngón chân cái là gì, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế. Từ đó họ sẽ tiến hành thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ngón chân cái bị sưng mủ phải làm sao?
Những tổn thương tại vùng ngón chân có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của bạn. Vì vậy việc điều trị từ sớm và đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Nếu gặp phải tình trạng ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ, bạn có thể xử lý theo những cách như sau:
Ngâm chân với nước muối
Muối trắng có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt. Trường hợp ngón chân của bạn sưng đau do viêm nhiễm, nấm móng hoặc chín mé, việc ngâm chân với nước muối sẽ giúp khử trùng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Bạn có thể pha 1 thìa muối trắng vào chậu nước ấm 40 độ. Sau đó tiến hành ngâm chân trong vòng 10-15 phút. Sau khi ngâm chân xong cần lau khô trước khi đi ngủ.
Chườm đá lạnh lên ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ
Chườm đá lạnh vào ngón chân là phương pháp giúp giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức một cách tạm thời. Nước đá lạnh sẽ làm tê liệt dây thần kinh cảm giác tại khu vực này, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể chườm đá lạnh trực tiếp hoặc bọc đá vào khăn sạch rồi chườm lên ngón chân. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm thấy cơn đau dần thuyên giảm.
Dùng giấm táo
Ngón chân cái bị sưng mủ có thể được cải thiện bằng cách sử dụng giấm táo. Đây là một nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều axit, vitamin và khoáng chất, giúp nuôi dưỡng móng, đồng thời hỗ trợ kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ. Bạn pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng bông gòn thấm vào dung dịch và bôi lên vùng ngón chân đang bị sưng viêm. Sau khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch, mỗi ngày bạn thực hiện từ 2-3 lần sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Massage đầu ngón chân cái
Khi ngón chân bị sưng đau bạn có thể massage nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn máu tại khu vực này. Đây cũng là một cách giúp làm giảm tình trạng đau nhức và cương cứng tại ngón chân. Mỗi ngày bạn thực hiện massage đều đặn khoảng 5 lần, mỗi lần từ 3-5 phút. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời và áp dụng cho những người bị đau nhức do xương. Nếu bạn bị sưng đau do viêm nhiễm thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ khi nào đến gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp bị sưng đau mưng mủ ở ngón chân đều có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu chân bị nhiễm trùng lan rộng ra những vùng da xung quanh thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài triệu chứng đang lo ngại mà bạn cần chú ý:
- Móng chân bị sưng đau dữ dội, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, mưng mủ, ấn vào thấy đau buốt ở móng chân.
- Điều trị tích cực tại nhà sau một tuần nhưng bệnh tình không có sự cải thiện.
- Có bệnh nền là các bệnh mãn tính gây suy yếu hệ miễn dịch như HIV, tiểu đường, suy thận, ung thư,…
Khi gặp phải một trong các dấu hiệu trên bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân gây bệnh cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý khi điều trị đau ngón chân cái bị sưng nhức
Nếu ngón chân cái bị sưng và có mủ, điều quan trọng là bạn nên thực hiện những bước sau đây để giữ cho tình trạng không trở nên nghiêm trọng hơn và để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Rửa sạch sẽ vùng da bị bệnh: Điều quan trọng là bạn cần làm sạch ngón chân bị sưng viêm bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó, bạn lau khô nhẹ bằng khăn sạch và mềm. Không nên để chân bị ẩm ướt sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
- Tránh tiếp xúc nguồn nước bẩn: Để giúp bệnh nhanh được cải thiện và phòng ngừa những lần tái phát tiếp theo, bạn không nên để chân tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước đang bị ô nhiễm. Nếu bạn sống trong khu vực thường xuyên có mưa lũ hoặc do đặc thù công việc thì nên sử dụng ủng cao su để bảo vệ chân.
- Không nên tự lấy mủ: Không nên tự ý dùng kim hoặc các vật sắc nhọn để lấy mủ mà không có kiến thức y tế. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc gây thêm tổn thương. Nếu cần loại bỏ mủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị cẩn thận.
- Sử dụng kem bôi chống nhiễm trùng: Bạn có thể dùng một số loại kem bôi chống nhiễm trùng như Betadine, Polysporin hoặc một loại thuốc chống nhiễm trùng tương tự để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan.
- Bảo vệ vùng da bị mưng mủ: Bạn nên dùng băng vải hoặc băng thấm mủ để bao bọc ngón chân bị sưng nhằm bảo vệ chân khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
- Hạn chế vận động mạnh: Khi ngón chân bị tổn thương, bạn nên hạn chế đi lại và vận động mạnh. Đặc biệt là không nên tham gia các môn thể thao như bóng đá, điền kinh, múa bale,…
- Không nên đi giày: Trong thời gian điều trị bệnh, bạn không nên đi giày và đi tất. Điều này sẽ khiến ngón chân bị bí bách, đồng thời tăng sự cọ sát với mũi giày và tất chân khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ. Các bác sĩ cho biết, bạn không nên xem thường tình trạng này. Vì nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng và lan ra các phần khác của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Mắt cá chân bị sưng phù đau: Nguyên nhân và cách cải thiện
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!