Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Điều nên biết

Nếu bà con đang thắc mắc viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì thì trong bài viết dưới đây Tuấn tôi sẽ giúp bà con giải đáp ngay. Một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ chất sẽ là yếu tố giúp bà con sớm phục hồi sức khỏe, chữa bệnh hiệu quả. Do đó, khi bệnh nhân đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường thăm khám và điều trị tôi đều dặn dò kỹ về vấn đề này.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch, xảy ra khiến khớp bị sưng, viêm và đau nhức khá khó chịu. Bệnh nhân đến gặp Tuấn tôi đều có những triệu chứng như sưng đau, tê bì, cứng khớp, ngoài ra còn các dấu hiệu toàn thân khi bệnh tiến triển nặng.

Trường hợp bệnh nghiêm trọng không kiểm soát có thể gây biến chứng, thậm chí còn đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh về sau. Chính vì thế, tôi luôn nhắc nhở bà con thận trọng trước những triệu chứng xương khớp bất thường.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với viêm khớp dạng thấp
Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp

Nếu phát hiện dấu hiệu lạ, đau nhức kéo dài thì không nên chần chừ, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra xác định bà con đang gặp phải vấn đề gì. Nếu là bệnh viêm khớp dạng thấp nên điều trị sớm, bảo vệ sức khỏe tránh nguy cơ gặp các biến chứng không mong muốn.

Ngoài tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, một điều tôi luôn khuyên bệnh nhân khi đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường khám chữa bệnh là nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bởi, nếu bà con ăn uống đủ chất, kiêng ăn những thực phẩm không có lợi cho quá trình điều trị sẽ góp phần giúp bệnh sớm thuyên giảm, ngăn ngừa rủi ro.

Do đó, khi chữa bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng hay các chứng bệnh khác, bà con nên nghe theo lời khuyên điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Bổ sung đủ chất, đúng cách, lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, đồng thời kiêng ăn những món có nguy cơ gây biến chứng.

Vậy người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? Bà con đến gặp tôi thường sẽ đặt ra thắc mắc này. Để giúp bà con chăm sóc tốt cho sức khỏe trong thời gian chữa bệnh, dưới đây tôi sẽ lý giải chi tiết hơn về vấn đề này.

Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Như trên tôi đã đề cập đến câu hỏi tôi thường nhận được là: “Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và ăn gì?”. Bà con không nên chủ quan đối với chế độ ăn uống, bởi đây là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là những thực phẩm hữu ích và những thực phẩm nên kiêng để quá trình chữa bệnh an toàn, hiệu quả:

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Ưu tiên ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, mạnh gân cốt. Bà con tham khảo dùng những thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm chứa Omega 3

Thực phẩm giàu Omega 3 cung cấp dinh dưỡng giúp bà con khỏe mạnh, phục hồi thể trạng tốt hơn. Đây là một dạng chất béo tốt cho cơ thể, phù hợp cho người đang mắc bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp.

Bổ sung Omega 3 giúp chắc khỏe xương, cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Kết hợp điều trị bệnh theo hướng dẫn, cân bằng với nhóm thực phẩm khác thúc đẩy hiệu quả chữa trị, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 tốt cho sức khỏe

Gợi ý thực phẩm giàu Omega 3:

  • Các loại cá như cà hồi, cá trích, cá ngừ,…
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, macca,…
  • Các loại quả: Quả bơ
  • Các thực phẩm khác như trứng, bơ, đậu phộng, bông cải xanh,…

Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

Bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh xương khớp. Do đó, tôi khuyên bà con nên lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều hoạt chất có lợi này. Ăn đầy đủ và phù hợp để sớm chữa khỏi viêm khớp dạng thấp.

Trong nhiều loại rau củ quả, trái cây tươi có chứa các hoạt chất chống oxy hóa lành mạnh. Bà con có thể ăn:

  • Rau cải xoăn, rau bina, rau lá màu xanh đậm,…
  • Ăn củ quả, trái cây có màu vàng như chuối, ăn khoai lanh hoặc xoài,…
  • Ăn những loại quả có màu đỏ như cà chua, dưa hấu,…
  • Những loại quả mọng nước như dâu tây, cà chua, mâm xôi, việt quất,…

Bổ sung vitamin trừ trái cây

Cơ thể mỗi ngày cần nạp một lượng vitamin vừa đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho hoạt động sống của các cơ quan. Đối với người bệnh việc này càng cần thiết. Do đó, khi bà con thắc mắc viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì, tôi đều khuyên bà con nên bổ sung nhiều trái cây tươi.

Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Bà con ăn nhiều loại trái cây cung cấp vitamin cho cơ thể

Hàm lượng vitamin các loại trong hoa quả giúp cải thiện đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, chúng còn giúp phục hồi thể trạng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Bổ sung những loại quả họ cam quýt, ăn những loại quả mọng nhiều nước và giàu vitamin, ăn chuối bổ sung thêm canxi,…

Dùng ngũ cốc nguyên cám

Một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe người viêm khớp dạng thấp nên ăn đó là các loại ngũ cốc nguyên cám. Chúng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất xơ, vitamin cùng nhiều khoáng chất hỗ trợ cải thiện bệnh lý, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bổ sung những loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch,…. Tuy nhiên bà con không nên ăn nhiều những loại ngũ cốc đã qua chế biến như bánh mì, bún hoặc các loại mì, gạo đã làm trắng. Bởi, những thực phẩm khi đã chế biến sẽ mất đi một phần dinh dưỡng, đồng thời chúng sẽ khiến cơ thể bị giảm CRP.

Ăn ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt giàu chất xơ, đây là chất có tác dụng tốt đôi với hệ tiêu hóa, tạo cảm giác lâu đói. Vì thế nhiều người lựa chọn ngũ cốc ăn trong thời gian ăn kiêng, điều trị bệnh xương khớp. Cân nặng được kiểm soát cũng sẽ giúp bà con tránh được các áp lực khiến khớp đau nhức khó chịu hơn.

Ăn rau củ quả bổ sung chất xơ

Nạp thêm chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Theo đó người viêm khớp dạng thấp nên bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều rau xanh, trái cây. Như tôi đã đề cập bên trên, ngoài ra thì bà con có thể thêm các gia vị như gừng, nghệ, tỏi vào món ăn.

Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Rau củ quả chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Những thực phẩm chứa chất kháng viêm tự nhiên. Bổ sung đủ, đúng cách giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, chống oxy hóa xoa dịu các triệu chứng viêm khớp dạng thấp cũng như các biểu hiện khác.

Thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật

Để giảm thiểu chất béo xấu bạn nên thay dầu ăn nguồn gốc động vật thành dầu thực vật như dầu oliu. Trong loại dầu này chứa các chất báo không bão hòa, đồng thời còn nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống viêm, kháng khuẩn.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể giúp bà con khỏe mạnh, phục hồi sức khỏe tốt hơn. Đây là một trong những lưu ý mà Tuấn tôi thường dặn dò bà con khi đến khám và điều trị viêm khớp dạng thấp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh ăn những thực phẩm dinh dưỡng, bà con nên hạn chế hoặc tốt nhất có thể kiêng những thực phẩm dưới đây để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất:

Kiêng ăn nhiều chất béo xấu

Không nên ăn nhiều đồ ăn chế biến dầu mỡ, chiên rán chứa chất béo xấu. Việc bà con nạp nhiều thức ăn như vậy dễ tăng nguy cơ béo phì, tăng cân, mỡ máu cao. Từ việc này tình trạng viêm khớp của bà con cũng có chiều hướng trở nên nghiêm trọng hơn.

Kiêng ăn nhiều chất béo xấu từ mỡ động vật, chọn những chất béo không no từ thực vật sẽ có lợi cho quá trình điều trị bệnh hơn. Kiêng khem thận trọng sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ tăng mỡ máu, tình trạng viêm cũng được cải thiện đáng kể.

Việc kiêng ăn dầu mỡ cũng cần thiết để bà con tránh được những bệnh lý khác. Chẳng hạn như mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bệnh về tim mạch, huyết áp,… Thay vì sử dụng các thực phẩm, món ăn này bà con nên ưu tiên ăn rau củ quả, trái cây tươi,…

Kiêng ăn nhiều thịt đỏ, đạm động vật

Trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh xương khớp nói chung khác bà con nên hạn chế ăn nhiều thịt động vật, nhất là thịt đỏ chứa hàm lượng đạm quá cao. Chúng có khả năng gây đau nhức, sưng viêm nghiêm trọng hơn.

Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ để quá trình chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn

Do đó, bà con nên thay thế thịt bò, thịt dê, cừu,… những loại thịt đỏ hoặc các loại hải sản, thịt động vật giàu đạm để giúp quá trình chữa bệnh diễn ra trơn tru hơn. Cân bằng dinh dưỡng, ăn cá, trứng chứa đạm hoặc bổ sung dưỡng chất này từ các loại hạt, đậu cũng khá lành và an toàn.

Hạn chế thực phẩm chứa gluten

Một số nghiên cứu có chỉ ra, khi bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm chứa gluten có nguy cơ tăng triệu chứng viêm khớp, khiến cơ thể có dấu hiệu đau nhức dữ dội hơn. Do đó, tôi khuyên bà con hãy hạn chế ăn nhiều bánh mì, bánh quy, các loại nước ngọt có chứa chất tạo ngọt nhân tạo,….

Kiêng món ăn chế biến sẵn

Người bệnh viêm khớp dạng thấp hay mắc phải các bệnh lý khác trong quá trình điều trị cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Không nên lạm dụng những món ăn được chế biến sẵn, chứa hàm lượng chất béo xấu cao và các gia vị khiến triệu chứng nhức mỏi không thuyên giảm.

Theo đó, đây cũng là nhóm thực phẩm, món ăn cần cắt giảm để đảm bảo an toàn sức khỏe và giúp bà con có kết quả trị bệnh tốt nhất. Tôi khuyên bà con không nên ăn những món ăn bán sẵn, thay vào đó hãy ưu tiên những món tự chế biến, biết rõ thành phần, lượng gia vị nêm nếm sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe hơn.

Kiêng ăn nội tạng động vật

Như tôi cũng đã đề cập bên trên, chất béo xấu có thể tăng nguy cơ biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp, cũng như là tiền đề làm bùng phát những bệnh lý khác. Do đó, bà con nên hạn chế những thực phẩm chứa chất béo xấu thay vào đó ưu tiên những loại chất béo không no từ rau của quả, trái cây.

Khi người bệnh đặt ra câu hỏi cho tôi là viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì, tôi thường liệt kê những thực phẩm không có lợi, trong đó có nội tạng động vật. Không chỉ người bệnh, loại thực phẩm này cũng cần hạn chế ăn nhiều ngay cả đối với người khỏe mạnh bình thường.

Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Bệnh nhân không nên ăn nội tạng động vật trong thời gian chữa trị

Bởi, chúng chứa hàm lượng chất béo cao, nếu ăn thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu, gan nhiễm mỡ, làm ảnh hưởng đến tim mạch,… Do đó, tốt hơn hết bệnh nhân không nên dùng, thay vào đó hãy lựa chọn những món ăn lành mạnh hơn.

Kiểm soát đường, đồ ăn quá mặn

Lựa chọn thực phẩm phù hợp, không nên ăn những món chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, giảm lượng đường nêm nếm món ăn. Đồng thời, khi bà con đang mắc bệnh xương khớp, tốt hơn hết bà con không nên ăn quá mặn để tránh nguy cơ tăng huyết áp, loãng xương, ảnh hưởng hiệu quả chữa bệnh.

Hạn chế đồ uống chứa cồn

Ngoài những thực phẩm, món ăn đã được đề cập, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bà con không nên uống rượu bia, đồ uống chứa cồn. Bởi, những thức uống này có thể gây kích thích cơ thể, làm chậm tiến độ điều trị, tăng triệu chứng viêm và làm phát sinh nhiều biến chứng khác.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho người viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấm nên kiêng ăn gì và ăn gì? Hy vọng sau khi tham khảo nội dung tôi biên soạn bên trên, bà con cũng biết cách điều chỉnh và lựa chọn thực phẩm cho phù hợp. Ngoài ra, để giúp bà con dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn, dưới đây là gợi ý các bữa ăn, bà con có thể tham khảo:

Thực đơn bữa sáng: 

Lựa chọn món ăn lành mạnh, cung cấp dinh dưỡng đáp ứng cho cơ thể làm việc năng suất, tốt cho tình trạng viêm khớp. Theo đó, bà con có thể ăn những món giúp no lâu nhưng không gây nặng bụng, khó tiêu.

Chẳng hạn:

  • Trứng ốp la kèm rau bina, nấm, ớt chuông
  • Sữa chua Hy Lạp kết hợp với các loại hạt, trái cây tươi
  • Bữa sáng với yến mạch với chuối, táo và một ít bơ hạt

Thực đơn bữa trưa:

Bữa trưa là bữa ăn đầy đủ trong ngày, thời gian này bà con có thể ăn đa dạng. Tuy nhiên cũng nên lưu ý tránh các món ăn trong nhóm cần kiêng và hạn chế để quá trình chữa viêm khớp hiệu quả hơn. Theo đó, bà con có thể ăn các món như:

  • Salad trộn đa dạng các loại rau xanh, kết hợp cùng với bơ, trứng, nước sốt bổ dưỡng bằng dầu oliu.
  • Món súp nấu với đậu lăng, cải xoăn và thịt gà. Bà con tùy thích chế biến món súp phù hợp với sở thích.
  • Bà con cũng có thể ăn cơm cùng gia đình, ăn những món lành, không ảnh hưởng đến triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Ăn ít cơm, thay vào đó bổ sung nhiều rau củ, trái cây, thịt cá, trứng.

Thực đơn bữa chiều:

Gợi ý những món ăn với cá hồi, cá ngừ, đậu hũ và các loại đậu, hạt. Bổ sung những thực phẩm chống viêm, dùng dầu thực vật khi chế biến và gia giảm gia vị nêm nếm về mức an toàn. Cho thêm vào món ăn những thực phẩm chống viêm như gừng, tỏi, nghệ.

Thực đơn
Cân bằng dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Ngoài các bữa ăn chính, ở những bữa ăn phụ bà con nên lựa chọn những món bổ dưỡng nhưng không gây tăng cân như hạt, trái cây. Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ để giúp quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn.

Lưu ý về chế độ ăn uống khi bị viêm khớp dạng thấp

Chế độ dinh dưỡng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Do đó, bà con bên cạnh tuân thủ phác đồ chữa viêm khớp dạng thấp cũng nên thay đổi thói quen ăn uống sao cho phù hợp hơn. Một vài lưu ý:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, sơ chế thận trọng trước khi chế biến để đảm bảo an toàn sức khỏe. Mua thực phẩm ở nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, tránh tình trạng sử dụng thực phẩm có nhiễm phân thuốc độc hại.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không nên ăn quá no hoặc để cơ thể bị đói. Bổ sung các bữa phụ, có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với cơ địa mỗi người.
  • Theo dõi chỉ số cân nặng, điều chỉnh chế độ ăn uống tránh thừa cân, béo phì. Duy trì cân nặng mức ổn định góp phần giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, thúc đẩy hiệu quả chữa viêm khớp dạng thấp.
  • Kết hợp ăn uống và luyện tập, vận động khớp để giảm nguy cơ bị cứng khớp, tê bì khó chịu. Vận động phù hợp giúp cơ thể linh hoạt hơn, ăn ngon và ngủ ngon hơn.
  • Bà con nên theo dõi tình trạng sức khỏe, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cắt giảm những món ăn không lành mạnh trong quá trình chữa bệnh. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo để được hỗ trợ sớm.

Đỗ Minh Tuấn tôi xin thông tin đến bà con nội dung bên trên, giải đáp vấn đề: “Viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì và nên ăn gì?”. Hy vọng bà con đã nắm được vấn đề, điều chỉnh lại thực đơn ăn uống giúp cơ thể nạp đủ dinh dưỡng, năng lượng sớm phục hồi và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Dinh dưỡng

Viêm Khớp Dạng Thấp Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì?

Phương Pháp chữa khác

Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Nọc Ong

Cách Chữa Viêm Đa Khớp Bằng Thuốc Nam

Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Đông Y

Chữa Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Bằng Diện Chẩn

Cách Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Lá Lốt

Câu hỏi liên quan

Trong quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, Tuấn tôi nhận thấy có nhiều trường hợp bị viêm khớp dạng thấp dẫn đến thiếu máu và đi kèm nhiều biểu hiện như...

Xem chi tiết

“Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?”, đây là thắc mắc nhiều bà con đến gặp Tuấn tôi đặt ra. Như những bài viết chia sẻ trước, tôi cũng có đề cập đến yếu...

Xem chi tiết

Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu là câu hỏi nhiều bà con quan tâm. Hiện nay việc khám chữa dạng bệnh lý này đã không còn khó khăn như trước. Nhiều cơ sở y...

Xem chi tiết

Nhiều bà con đến với phòng khám gặp Tuấn tôi đặt ra thắc mắc: “Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không?”. Thực tế như bà con cũng biết, sữa chứa hàm lượng dinh...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Xét nghiệm RF là gì? Khi nào thực hiện?

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Yếu Tố RF Trong Viêm Khớp Dạng Thấp

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Yếu Tố RF Trong Viêm Khớp Dạng Thấp

Quy trình

Tìm hiểu xét nghiệm tốc độ máu lắng trong viêm khớp dạng thấp

Tìm hiểu xét nghiệm tốc độ máu lắng trong viêm khớp dạng thấp

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua