Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì, nên ăn gì tốt và giúp mau lành
Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe, mau chóng khỏi bệnh? Nhằm giúp bà con hiểu rõ về vấn đề này, trong bài viết sau đây Tuấn tôi sẽ đề cập chi tiết hơn. Việc kiêng cữ trong thời gian trẻ bị mề đay sẽ giúp bé tránh được nguy cơ tái phát hoặc kéo dài triệu chứng của bệnh.
Nổi mề đay ở trẻ em nên kiêng gì?
Tình trạng nổi mề đay ở trẻ em cũng tương tự như ở người trưởng thành. Tuy nhiên đối với trẻ em, làn da và cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như người lớn. Vì thế, mề đay dễ dàng xảy ra hơn, thậm chí có nhiều trường hợp mề đay còn tái đi tái lại nhiều lần không khỏi.
Dù bệnh lý này không nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bà con cũng không nên chủ quan. Bởi, nhiều nguy cơ trẻ bị mề đay mãn tính ảnh hưởng chất lượng đời sống, tái phát triệu chứng liên tục làm trẻ mệt mỏi, tự ti.
Không nhất thiết phải áp dụng điều trị mề đay cho trẻ em ở tất cả các trường hợp. Bởi, có những bé bị mề đay ngắn ngày, sau một thời gian tình trạng này thuyên giảm mà không cần điều trị chuyên sâu. Nếu tình trạng mề đay kéo dài, cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định chữa trị bằng phương pháp phù hợp với trẻ.
Ngoài các vấn đề như triệu chứng, nguyên nhân gây mề đay, bà con đến gặp Tuấn tôi cũng đặt ra thắc mắc nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì. Theo đó, tuy không kiêng khem khắt khe, nhưng nếu kiêng cữ được sẽ tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe. Một số vấn đề như:
Tránh cao gãi da
Trên da trẻ xuất hiện các nốt mề đay, mảng mề đay đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Trẻ thường lấy tay cào gãi da, tuy nhiên điều này lại có nguy cơ làm tăng tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Vết thương hở hình thành do cào gãi cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy khác.
Không chỉ làm da có sẹo kém thẩm mỹ, cào gãi da viêm nhiễm lan rộng, vi khuẩn bên ngoài tấn công vào cơ thể khiến triệu chứng bừng phát dữ dội và dai dẳng. Chính vì thế, bà con nên chú ý đến trẻ, dặn bé không được cào gãi da, thay vào đó hãy giúp bé tìm cách xoa dịu cảm giác khó chịu an toàn.
Lưu ý khi tắm cho trẻ
Nổi mề đay ở trẻ em nên kiêng gì và nên ăn gì? Đối với việc kiêng cữ, nhiều người cho rằng khi bị mề đay nên tránh đụng nước. Tuy nhiên, quan niệm này cũng không đúng hoàn toàn. Việc vệ sinh, tắm rửa hàng ngày vẫn cần thực hiện, tránh bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên da làm tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Tuy nhiên, khi tắm cho bé, bà con cũng nên lưu ý không chà mạnh lên da của bé, tránh trường hợp gây tổn thương khiến vùng da mề đay viêm nhiễm, đặc biệt là rủi ro bội nhiễm nguy hiểm.
Đồng thời, bà con nên chọn lựa sản phẩm làm sạch da phù hợp, tránh dùng những sản phẩm tầy rửa mạnh làm kích ứng da của bé. Dùng nước lá cây thảo dược nấu tắm cũng giúp tình trạng mề đay ở trẻ thuyên giảm nhanh.
Pha nước âm ấm, không nên tắm nước lạnh hoặc quá nóng ảnh hưởng đến tình trạng mề đay ở trẻ em. Không tắm hoặc cho bé ngâm người trong nước quá lâu. Sau khi tắm nhớ lau khô da bé bằng khăn mềm, nhẹ nhàng để cơ thể khô ráo trước khi mặc đồ, mặc tã cho trẻ nhỏ.
Về các sản phẩm dưỡng
Một số bố mẹ dùng các sản phẩm dưỡng da, phấn bôi người cho trẻ. Điều này cũng có khả năng gây dị ứng nổi mề đay, nhất là khi bé có cơ địa quá nhạy cảm. Do đó, việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé cần hết sức thận trọng.
Trường hợp da bị nổi mề đay, mẩn ngứa, bà con nên ngưng dùng sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng cho trẻ. Đồng thời đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra tổn thương trên da do nguyên nhân nào gây ra.
Tuân thủ hướng dẫn điều trị, tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc cho trẻ em. Ưu tiên những sản phẩm có thành phần thiên nhiên, gần gũi, nhẹ dịu cho làn da đang bị kích ứng của trẻ.
Không cho bé ra gió lạnh
Nhiều người quan niệm nổi mề đay nên kiêng gió. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên để trẻ em bị nóng nực, đồ mồ hôi quá nhiều. Bởi khi các vết mề đay gặp nước, ẩm ướt có khả năng khiến cơn ngứa ngáy bùng phát dữ dội hơn.
Mặc dù vậy, cũng không thể phủ định quan niệm này. Khi da tiếp xúc với nhiệt độ xuống thấp, nhiều gió lạnh làm mề đay bùng phát ở những em bé nhạy cảm, có cơ địa dị ứng thời tiết. Chính vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho bé đi ra ngoài trời có gió lạnh khi bé đang bị nổi mề đay.
Việc kiêng khem khắt khe cũng không có lợi cho hiện tượng mề đay ở trẻ em. Ngược lại còn gây ra các rủi ro không có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, bà con xem xét và kiểm soát, hạn chế lại một số vấn đề có nguy cơ gây bệnh cao, giúp bé sớm khỏi các triệu chứng mề đay, ngăn ngừa tái phát.
Nổi mề đay ở trẻ em nên ăn gì tốt và giúp mau khỏi bệnh?
Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì và nên ăn gì? Như trên Tuấn tôi đã chia sẻ đến bà con các vấn đề nên lưu ý kiêng cữ trong thời gian bé bị mề đay để ngăn rủi ro lan rộng viêm nhiễm. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, trẻ cũng cần nạp đầy đủ chất, đồng thời không nên ăn những thực phẩm, món ăn gây bất lợi cho sức khỏe. Cụ thể:
Nổi mề đay ở trẻ em nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp trẻ có sức khỏe tốt, tăng cường đề kháng, ổn định hệ miễn dịch. Do đó, bố mẹ nên điều chỉnh thực đơn ăn uống, thói quen của bé để hỗ trợ quá trình phục hồi thể trạng nhanh và hiệu quả, giảm ngứa ngáy mề đay.
Dưới đây là các thực phẩm nên ăn, bố mẹ nên lưu ý để cải thiện thực đơn dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh hơn:
- Bổ sung vitamin A, C, E: Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin cho bé giúp bé được nuôi dưỡng, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nhất là nhóm vitamin A, C, E, chúng có tác dụng tăng đề kháng chống lại sự tấn công của dị nguyên, vi khuẩn, nấm, virus gây hại.
- Thực phẩm giàu omega 3: Người mắc bệnh da liễu như mề đay ngoài cung cấp thực phẩm giày vitamin nên ăn những thực phẩm chứa omega 3 để tăng cường sức khỏe. Chẳng hạn như các loại cá béo, cá hồi, quả bơ,…
- Thực phẩm giàu khoáng chất: Cơ thể trẻ cần được nạp đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh vitamin thì khoáng chất cũng vô cùng cần thiết, chúng góp phần củng cố tình hình sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện, có điều kiện chống lại các tác nhân gây hại.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bà con cải thiện các vấn đề ngoài da. Bổ sung cho trẻ em các loại rau xanh đậm, củ quả chứa nhiều chất xơ để giúp quá trình chữa mề đay hiệu quả, an toàn hơn.
- Thực phẩm có tính kháng viêm: Chẳng hạn như nghệ, tỏi, tiêu,… chúng chứa chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên. Dùng những thực phẩm này chế biến món ăn giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc khó chịu, giúp da bé phục hồi nhanh chóng hơn.
- Cho trẻ uống đủ nước: Không nên cho bé uống nước ngọt có ga, tốt hơn hết bà con nên cho bé uống nước lọc. Đối với trẻ sơ sinh hãy cho bé bú sữa mẹ đủ, không nên để cơ thể bé bị mất nước, khô da ảnh hưởng đến tình trạng mề đay.
Nổi mề đay ở trẻ em nên kiêng ăn gì?
Nổi mề đay ở trẻ em có thể bắt nguồn từ việc trẻ ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Do đó, bố mẹ nên kiêng khem một số món ăn, thực phẩm có thể khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như:
- Hải sản: Hải sản nhất là những loại có vỏ thường có nguy cơ gây dị ứng cho một số người. Do đó, nếu trẻ em bị dị ứng với chúng, bố mẹ nên kiêng cho trẻ ăn để tránh rủi ro. Nguyên nhân là do hải sản chứa hàm lượng đạm cao, nếu cơ thể tiếp nhận nhiều đạm có thể khiến triệu chứng ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy,… trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ: Bà con không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, thay vào đó nên ưu tiên cho bé ăn những món thanh đạm, chế biến đơn giản không dùng nhiều dầu mỡ động vật. Bởi, những món ăn này có thể kích thích khiến cơn ngứa ngáy da nghiêm trọng hơn, kéo dài không khỏi.
- Hạn chế bổ sung nhiều đạm: Đạm là chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên thời gian bé đang bị mề đay, bà con nên kiểm soát, hạn chế cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, nhất là từ thịt đỏ như thịt bò.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp, kiêng khem những món ăn không có lợi cho sức khỏe giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng mề đay. Tuy nhiên cũng không cần quá khắt khe, cần tạo sự thoải mái, không bắt ép con trẻ quá mức để tránh gây ảnh hưởng tâm lý khiến bé sợ sệt, lo lắng làm bệnh kéo dài không có lợi.
Một vài lưu ý khác khi nổi mề đay ở trẻ em
Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì và nên ăn gì là cây hỏi được nhiều người quan tâm. Tuấn tôi cũng đã giải đáp chi tiết thông qua nội dung kể trên. Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng nên bỏ qua các lưu ý dưới đây:
- Việc kiêng khem quá mức trong thời gian điều trị mề đay cũng không có lợi cho trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ nên tạo cho con tâm lý thoải mái, không bắt ép hoặc hù dọa dồn dập khiến trẻ lo sợ.
- Hỗ trợ cho con, theo dõi diễn biến tình trạng mề đay ở trẻ. Nếu các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy sau một thời gian dài không thấy cải thiện, bố mẹ nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý sớm.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để chế biến món ăn cho trẻ. Ưu tiên những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không nhiễm phân thuốc độc hại.
- Khi mua thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả, bà con nên ngâm nước muối loãng hoặc dung dịch rửa rau củ để loại bỏ tạp chất, hại khuẩn.
- Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, không nên cho trẻ ăn tập trung vào một nhóm chất nhất đinh, thay vào đó bố mẹ nên cho trẻ ăn đủ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.
- Chăm sóc cơ thể, vệ sinh làn da đúng cách cho trẻ, cho bé ngủ đủ giấc để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn.
Hy vọng qua những thông tin Tuấn tôi chia sẻ, bà con đã giải đáp được câu hỏi: “Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì và nên ăn gì?”. Việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống cho trẻ em giúp tình trạng mề đay có điều kiện kiểm soát tốt, phòng tránh rủi ro cho bé.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!