Nổi Mề Đay Có Được Uống Sữa Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

“Nổi mề đay có được uống sữa không?” là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm. Bởi dị ứng sữa là một trong những tác nhân gây bùng phát các triệu chứng mề đay mẩn ngứa. Trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho bà con cũng như một số loại thức uống tốt cho người bị mề đay. 

Nguyên tắc ăn uống khi bị nổi mề đay

Nổi mề đay đề cập đến phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên sau vài phút hoặc vài giờ. Các dị nguyên có thể kể đến như côn trùng, hóa chất, khói bụi, mủ nhựa thực vật, ánh nắng mặt trời, phấn hóa, mỹ phẩm,… Trong đó, dị ứng thức ăn cũng có thể gây bùng phát các triệu chứng phát ban, nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát da.

nổi mề đay có được uống sữa không
Chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ đến quá trình điều trị mề đay

Thực tế, những trường hợp bị dị ứng thức ăn có mức độ nặng và có thể dẫn đến mề đay phù mạch như sưng mí mắt, sưng cổ họng, lưỡi, khó thở và dẫn đến sốc phản vệ. Chính vì vậy, chế độ ăn của người bị nổi mề đay luôn được nhiều bà con quan tâm.

Khi mắc bệnh đay hoặc các bệnh ngoài da khác, bà con nên tuân thủ một số nguyên tắc khi ăn uống như:

  • Thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được chế biến chín hoàn toàn
  • Tuyệt đối không dung nạp thực phẩm đã có tiền sử dị ứng
  • Không dùng những thực phẩm có nguy cơ kích thích phản ứng dị ứng
  • Tránh các loại thực phẩm mà cơ thể dung nạp kém hoặc không có khả năng dung nạp
  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như phục hồi mô da bị tổn thương
  • Đa dạng thực đơn để giúp cơ thể dung nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Nổi mề đay kiêng gì và nên ăn gì? cần được chú trọng bởi nó không chỉ đơn giản giúp cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ năng lượng cho những hoạt động mà còn hỗ trợ tích cực vào quá trình điều trị mề đay cấp và mãn tính, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát lâu dài.

Chính vì vậy nên những thực phẩm bổ dưỡng như có chứa một số chất dễ gây kích ứng như trứng, thịt đỏ hay sữa và những chế phẩm từ sữa luôn được đặt ra câu hỏi là có nên ăn hay không. Về những vấn đề này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm.

Nổi mề đay có được uống sữa không?

Mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên việc có uống sữa được hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Một số người có thể uống sữa bình thường, nhưng một số khác cần tránh để hạn chế nguy cơ dị ứng và làm bệnh trầm trọng hơn.

Trường hợp không nên uống sữa

  • Dị ứng đạm sữa: Sữa bò, sữa dê, sữa cừu và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, bánh có sữa) chứa protein whey và casein, có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Khi hệ miễn dịch nhận diện sai protein này là dị nguyên, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách phóng thích histamin, gây ngứa, nổi mề đay, thậm chí khó thở, suy hô hấp hoặc sốc phản vệ.
  • Không dung nạp lactose: Người không dung nạp được đường lactose trong sữa dễ gặp tình trạng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Nếu đang bị mề đay, việc này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, làm triệu chứng nặng hơn.
  • Mề đay do dị ứng thực phẩm: Nếu trước đó bị mề đay do ăn các thực phẩm giàu đạm (hải sản, trứng…), bà con cũng nên tránh uống sữa, vì có thể làm hệ miễn dịch phản ứng mạnh hơn, khiến bệnh kéo dài hoặc tái phát.

Trường hợp có thể uống sữa

Nếu mề đay không do dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như mề đay do thời tiết, côn trùng đốt, căng thẳng hoặc tiếp xúc hóa chất, thì có thể uống sữa bình thường. Tuy nhiên, để an toàn:

  • Thử một lượng nhỏ trước, theo dõi xem có phản ứng bất thường như ngứa, sưng, khó tiêu hay không.
  • Nếu không có dấu hiệu dị ứng, có thể tiếp tục uống nhưng không nên uống quá nhiều, tránh đầy bụng, khó tiêu.

Tóm lại, người bị mề đay do dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose hoặc có tiền sử dị ứng đạm sữa cần tránh uống sữa. Với các trường hợp khác, bà con có thể sử dụng nhưng nên kiểm soát liều lượng và theo dõi phản ứng cơ thể để đảm bảo an toàn.

nổi mề đay có được uống sữa không
Không dùng các loại sữa động vật và chế phẩm từ sữa nếu có tiền sử dị ứng

Nổi mề đay nên uống gì?

Như tôi đã giải đáp vấn đề “Nổi mề đay có được uống sữa không?” thì sữa chỉ phù hợp với những trường hợp không có tiền sử dị ứng với thức uống này cũng như mề đay không phải do dị ứng thực phẩm. Nếu trong giai đoạn bùng phát mạnh và phân vân có nên uống sữa không thì bạn có thể tham khảo một số thức uống khác có lợi cho sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Một số loại nước tốt cho người bị nổi mề đay bao gồm:

Nước ép trái cây:

Bên cạnh bổ sung các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày thì người bị nổi mề đay cũng có thể dùng thêm nước ép trái cây tươi. Thức uống này không chỉ có vị ngọt tự nhiên của trái cây, kích thích vị giác mà còn giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể, giúp cân bằng độ ẩm cho da, giảm các biểu hiện ngoài da.

nước ép trái cây
Người bị nổi mề đay mẩn ngứa nên bổ sung các loại nước ép và sinh tố vào chế độ dinh dưỡng

Việc tận dụng các vitamin, khoáng chất dồi dào từ nước ép giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường miễn dịch. Đồng thời giúp khắc phục bệnh nhanh chóng, đẹp da, chống oxy hóa và phục hồi những mô da bị tổn thương đáng kể. Ngoài nước ép thì bà con cũng có thể tham khảo các loại sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Mỗi ngày, bạn có thể bổ sung thêm nước ép và các loại sinh tố như:

  • Sinh tố chuối, bơ, đu đủ,…
  • Nước ép dứa, táo, lô hội, cà chua, dưa lưới, rau má,…
  • Nước cam, quýt, bưởi,…

Nước lọc:

Mỗi ngày cơ thể luôn cần lượng nước lọc nhất định để hỗ trợ quá trình bài tiết, đào thải độc tố và trao đổi chất. Đặc biệt, người bị nổi mề đay mẩn ngứa cần uống đủ nước để làm dịu các triệu chứng trên da, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Nước lọc còn giúp làm giảm gánh nặng cho gan, thận, từ đó hạn chế nổi mề đay do nóng gan, thận.

Theo đó, mỗi ngày nên uống từ 2 – 2.5 lít nước để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Nên uống khi khát và chia nước thành nhiều lần uống trong ngày. Tránh uống cùng lúc quá nhiều nước vì có thể làm tăng áp lực lên thận và khiến cơ quan này gặp vấn đề.

Trà thảo mộc:

Trà thảo mộc là một trong những loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và người bị nổi mề đay nói riêng. Các loại thảo mộc có dược tính và công năng giúp giải độc, thanh nhiệt, chống viêm, tăng cường sức đề kháng và làm dịu các triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra.

trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc nói chung và trà hoa cúc nói riêng tốt cho người bị mề đay mẩn ngứa

Những vị thuốc được dùng khá quen thuộc, lành tính nên có thể dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau. Sau khi khỏi bệnh, bà con cũng có thể uống trà thảo mộc thường xuyên để giúp phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.

Một số loại trà thảo mộc tốt cho người bị mề đay mãn tính, bao gồm:

  • Trà hoa cúc
  • Trà Atiso
  • Trà gừng
  • Trà bạc hà
  • Chè xanh
  • Trà hoa nhài

Nước dừa:

Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nước dừa còn chứa các acid amin, glucose và nhiều vitamin khác. Uống nước dừa thường xuyên còn giúp làm đẹp da, làm dịu các sẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu do mề đay mẩn ngứa gây ra. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều nước dừa vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bà con giải đáp được thắc mắc liệu “ nổi mề đay có được uống sữa không”. Nếu bà con cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với Tuấn tôi qua số 0963 302 349, nhắn tin qua fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn hoặc đến trực tiếp số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có nên tắm không? Đây là thắc mắc của nhiều bà con khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Thực tế, vệ sinh đúng cách không chỉ...
Nổi mề đay bôi thuốc gì để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ mà vẫn an toàn cho da? Tuấn tôi thường gặp nhiều bà con lo lắng khi lựa chọn thuốc bôi...
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi và cách kiểm soát bệnh như thế nào là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua. Tuấn tôi từng gặp...
Nổi mề đay có kiêng gió không? Theo quan niệm dân gian, người bị mề đay cần kiêng gió vì đây là tác nhân có thể khiến mề đay nặng hơn. Thực hư quan niệm...
Nổi mề đay ăn gà được không? Đây là thắc mắc mà nhiều bà con băn khoăn khi bị mẩn ngứa, dị ứng. Tuấn tôi nhận thấy có người ăn vào không sao, nhưng cũng...

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do cơ thể phản ứng với nhiệt...

Nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là những ai đã có tiền sử dị...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về vấn đề trẻ bị nổi mề đay về đêm, khiến trẻ khó chịu,...

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuấn tôi từng gặp rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua