Mề Đay Mãn Tính
Như Tuấn tôi thường chia sẻ khi khám bệnh rằng mề đay mãn tính mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng ảnh hưởng đến làn da, chức năng thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất nhiều. Do đó, trong bài viết này lương y Đỗ Minh Tuấn tôi sẽ một lần nữa chia sẻ với bà con kiến thức về bệnh lý cũng như các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Mề đay mãn tính và dấu hiệu nhận biết, đừng nên bỏ qua
Mề đay mãn tính được xác định khi các tổn thương và triệu chứng lâm sàng kéo dài trên 6 tuần. Trong khi đó, mề đay cấp tính có triệu chứng biến mất sau vài giờ hoặc chậm nhất là dưới 6 tuần. Nhìn chung, mề đay mãn tính kéo dài dai dẳng nhưng không có mức độ nguy hiểm cao như mề đay cấp tính.
Tôi thấy rằng, nổi mề đay là bệnh ngoài da phổ biến và ảnh hưởng khoảng 10 – 20% dân số trên thế giới đối với mề đay cấp tính và 5% dân số là tình trạng mề đay thường xuyên tái phát và kéo dài trên 6 tuần. Căn bệnh này đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị nhưng mang tính chất mãn tính nên có thể tái lại.
Mặc dù không nguy hại đến sức khỏe tổng thể nhưng những biểu hiện mà bệnh lý gây ra khiến bà con gặp không ít phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làn da bị tổn thương có thể hình thành thâm sẹo và tăng nguy cơ nhiễm trùng, tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý khác phát triển.
Dưới đây là một số biểu hiện của mề đay mãn tính:
- Vùng da bị tổn thương xuất hiện các sẩn đỏ có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau và nhô cao hơn so với vùng da bình thường
- Mức độ ngứa ngáy sẽ nhẹ hơn so với mề đay cấp tính
- Các biểu hiện do bệnh lý gây ra kéo dài dai dẳng trên 6 tuần
Mề đay mãn tính xảy ra do đâu? Tuấn tôi chỉ rõ cho mọi người
Đa số các bà con bị mề đay mãn tính tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường của tôi trong độ tuổi trưởng thành và số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới. Nhiều tài liệu cũng nhận thấy điều này nhưng nguyên nhân cụ thể thì vẫn chưa được xác định.
Theo y học hiện đại, cơ chế phát bệnh mề đay và mề đay mãn tính là khi hệ miễn dịch phản ứng lại với các dị nguyên (bụi, hóa chất, phấn hoa, nọc độc côn trùng, lông động vật, thuốc,….). Lúc này cơ thể tạo ra kháng thể IgE để chống lại tác nhân gây dị ứng.
Tuy nhiên, trong kháng thể này có chứa histamin – chất trung gian gây dị ứng. Chất này sẽ giải phóng qua da, niêm mạc và gây bùng phát các triệu chứng nổi mề đay. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến mề đay mạn tính.
Mề đay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng việc xác định nguyên nhân cụ thể là rất khó. Tương đương 10 bệnh nhân chỉ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân được 2 – 3 người. Những trường hợp không rõ nguyên nhân được xếp vào mề đay mãn tính vô căn/tự phát.
TÌM HIỂU THÊM: Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì? Thông Tin Bà Con Nên Biết
Dưới đây là một số yếu tố, điều kiện thuận lợi tăng nguy cơ phát bệnh:
- Không kiểm soát tốt các triệu chứng mề đay cấp tính
- Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng như nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, hóa chất trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, bột giặt, nước tẩy,…
- Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Theo đó, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến bệnh lý bùng phát.
- Nhiều trường hợp nổi mề đay sau khi tập thể dục, tắm
- Căng thẳng, áp lực quá mức
- Thói quen mặc quần áo, giày dép hoặc các phụ kiện quá chật, bó sát
- Hoạt động ngoài trời và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ mạnh
- Mề đay mạn tính cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn như chức năng gan suy giảm, nhiễm trùng kéo dài, nhiễm giun sán, vi khuẩn HP, gặp các vấn đề tuyến giáp và một số bệnh tự miễn khác.
Ảnh hưởng của mề đay mãn tính đến sức khỏe và cuộc sống bà con
Như tôi đã đề cập trước đó, mề đay mạn tính chỉ có tính chất dai dẳng chứ không ảnh hưởng nặng nề đến nội tạng, sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng điều trị và chăm sóc kém nên nhiều bà con phải sống chung với căn bệnh này cả đời.
Bệnh điển hình bởi những cơn ngứa ngáy âm ỉ, kéo dài. Từ đó sẽ kích thích hành động cào gãi, chà xát lên da để giảm ngứa, khó chịu. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến da bị tổn thương, chảy máu và tăng nguy cơ gặp các vấn đề về da. Mề đay nếu không được điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu như:
- Da thâm, sẹo: Việc thường xuyên tác động vật lý như cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa sẽ hình thành tổn thương do, lở loét và chảy máu. Lâu dần sẽ dẫn đến thâm sạm và sẹo trên da. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là những vùng da hở.
- Nhiễm trùng da và gây ra các bệnh ngoài da khác: Khi vùng da bị nổi mề đay xuất hiện lở loét sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây nhiễm trùng. Từ đó hình thành những bệnh ngoài da khác như viêm da tiếp xúc, vảy nến, nấm da,…
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng: Bà con bị mề đay mạn tính thường có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng cao hơn so với người bình thường. Nguyên do là kháng nguyên IgE trong huyết thanh tăng cao, chất gây dị ứng không chỉ giải phóng qua da mà còn đến đường hô hấp. Từ đó, gây ra các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,...
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Biểu hiện ngứa ngáy âm ỉ, nổi sẩn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Lâu dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống suy giảm và gây ra nhiều phiền toái.
Phương pháp điều trị mề đay mãn tính phổ biến hiện nay
Nguyên nhân chính dẫn đến mề đay mạn tính và không kiểm soát tốt tình trạng mề đay cấp tính. Việc điều trị và chăm sóc bệnh ở thể mãn tính sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, mục tiêu chính trong điều trị là tìm ra tác nhân gây bệnh, cách ly và kiểm soát các triệu chứng lâm sàng để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thông qua các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bà con sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp. Đối với bệnh mề đay và mề đay mãn tính, có thể chữa trị theo Tây y và Đông y, đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc và dự phòng tại nhà để đạt được hiệu quả lâu dài.
Sử dụng thuốc Tây trị mề đay mạn tính
Tác dụng chính của tân dược là khắc phục cơn ngứa ngáy âm ỉ, kéo dài dai dẳng và chống viêm, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Từ đó cải thiện bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con. Cơ chế của thuốc chủ yếu là kháng histamin – chất trung gian trong phản ứng dị ứng.
Ngoài ra, bà con cũng có thể được chỉ định dùng thuốc sinh học để ức chế immunoglobulin E. Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp mề đay mãn tính vô căn, không xác định được nguyên nhân. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần được theo dõi và theo đúng phác đồ.
Mặc dù không quá phổ biến nhưng trường hợp mề đay mãn tính xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, sưng cổ họng, mắt, môi, lưỡi, hoa mắt, chóng mặt,… Sẽ dùng thuốc tiêm để ức chế hệ miễn dịch, từ đó kiểm soát các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài thuốc uống thì bà con cũng có thể được hướng dẫn một số loại thuốc bôi ngoài để giảm ngứa, làm dịu vùng da bị tổn thương. Đồng thời phục hồi các mô bị tổn thương, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được dùng trong điều trị mề đay mẩn ngứa:
- Thuốc kháng Histamin
- Thuốc corticoid
- Thuốc kháng leukotriene
- Thuốc Omalizumab
- Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporine, Cyclophosphamide, Methotrexate)
Thuốc Tây điều trị mề đay mạn tính mặc dù có tác dụng nhanh nhưng có thể để lại những tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Không chỉ gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, thuốc còn có thể khiến da bị teo, giãn mao mạch, viêm nhiễm, đặc biệt là thuốc dùng ngoài chứa corticoid.
Để giảm thiểu tình trạng phụ thuộc, tác dụng phụ do tân dược gây ra, tôi khuyên bà con nên kết hợp với những biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tại nhà. Bởi hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều phát sinh do những tác nhân sinh lý. Ngoài ra, có thể cân nhắc sử dụng thuốc Đông y để khắc phục bệnh tận gốc.
Tận dụng các mẹo dân gian trị mề đay mãn tính tại nhà
Việc sử dụng các vị thuốc, nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ, khó chịu do bệnh lý gây ra được nhiều bà con áp dụng và phản hồi tích cực. Đây là những cách chữa từ xa xưa khi mà y học hiện đại chưa phát triển. Nó được lưu truyền đến ngày nay và áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian.
Nếu đang dùng thuốc hoặc sợ phát sinh tác dụng phụ thì bà con có thể lựa chọn những mẹo chữa từ bên ngoài vừa an toàn lại vừa cải thiện cơn ngứa ngáy hiệu quả. Tuy nhiên, vì những vị thuốc nam có dược tính thấp nên cần phải kiên trì thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất.
Lá khế giảm ngứa do mề đay, rôm sảy
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi
- Ngâm qua với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút
- Sau đó xả lại với nước sạch và để ráo
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá kế vào
- Đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp
- Cho thêm 1 ít muối vào, đợi nước nguội thì dùng nước này để tắm
- Tận dụng lá khế chà nhẹ lên vùng da bị ngứa để cải thiện triệu chứng.
Nha đam
- Nha đam tươi gọt sạch vỏ, rửa sạch
- Dùng muỗng cạo lấy phần gel
- Rửa sạch vùng da cần điều trị bằng nước muối sinh lý và lau khô
- Dùng phần gel nha đam thoa đều lên da và để khoảng 15 phút
- Sau đó rửa sạch lại với nước và lau khô
- Áp dụng từ 2 – 3 lần/ ngày
Lá trà xanh
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, ngâm rửa sạch rồi vò nhẹ
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho thảo dược vào
- Đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp
- Đợi đến khi nước nguội thì dùng để tắm
- Mỗi ngày tắm 1 lần đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc Nam chữa mề đay mạn tính
Các tài liệu YHCT mà Đỗ Minh Tuấn tôi nghiên cứu cho rằng, bệnh mề đay mãn tính (chứng chẩn khối/ tầm ma chẩn) hình thành do cơ thể bị nhiệt, hàn xâm nhập. Bên trong là do độc tố, tỳ, can, thận suy yếu và sinh ra nhiệt tích tụ và bùng phát biểu hiện ngứa ngáy, nổi sẩn phù trên da.
Những bài thuốc nam sử dụng các dược liệu quý để giúp khu phong, trừ tà, giải độc, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ phục hồi tạng phủ. Về cơ bản, Y học cổ truyền điều trị mề đay mãn tính tác động đến căn nguyên nên mang lại hiệu quả bền vững.
Chăm sóc và dự phòng mề đay tái phát
Mề đay mãn tính tiến triển dai dẳng và âm ỉ, bệnh có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, song song áp dụng các phương pháp điều trị, tôi khuyến khích bệnh nhân kết hợp chăm sóc để kiểm soát bệnh lý, đồng thời dự phòng tái phát hiệu quả.
Dưới đây là một số cách chăm sóc và ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Cách ly nguyên nhân gây bệnh là vấn đề hàng đầu để ngăn ngừa mề đay lan rộng, kéo dài và tái phát thường xuyên. Ngoài việc tránh xa tác nhân gây bệnh, bà con cần hạn chế tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, lông động vật, nguồn nước lạ và tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân.
- Một số biện pháp cải thiện tại nhà như chườm mát, thoa kem dưỡng ẩm cũng giúp giảm ngứa ngáy, nổi sẩn đáng kể. Đối với các loại kem dưỡng giảm ngứa nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thuần chay, an toàn cho làn da và hạn chế tối đa kích ứng, dị ứng.
- Không tác động vật lý lên da như cào gãi, chà xát vì những hành động này sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước, chảy máu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus tấn công và gây viêm nhiễm.
- Tìm hiểu kỹ thành phần của các sản phẩm chăm sóc da để đảm bảo không bị kích ứng nổi mề đay mẩn ngứa. Bên cạnh đó, ngưng dùng sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội,… nếu nghi ngờ chúng là tác nhân gây bệnh.
- Không tắm nước quá nóng, tiếp xúc với ánh nắng bởi nhiệt độ cao có thể khiến làn da bị kích ứng và là nguyên nhân gây nổi mề đay.
- Chọn trang phục thoáng mát, vừa vặn, hạn chế mang trang sức hoặc giày quá chật. Bởi nó sẽ tạo nên ma sát với da, tăng áp lực và khiến vùng da bị tổn thương ngứa ngáy, khó chịu hơn.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý tiến triển và bùng phát. Ngoài mặc quần áo ấm thì bà con cũng có thể uống các loại trà thảo mộc để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế những món ăn dị ứng, có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, thịt đỏ, các thực phẩm lạ. Để đảm bảo, chỉ nên thử một ít trước, nếu không có phản ứng dị ứng thì có thể ăn bình thường.
- Xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung thực phẩm tốt cho da và cơ thể như rau xanh các loại, trái cây giàu vitamin, sữa chua, trứng, cá, các loại hạt,…
- Uống nhiều nước, đồng thời hạn chế bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác
- Lựa chọn bộ môn tập luyện phù hợp, tránh vận động mạnh, đổ nhiều mồ hôi. Người có tiền sử mề đay hoặc đang trong thời gian điều trị bệnh nên ưu tiên tập yoga, đi bộ, bơi lội, tập thể dục dưới nước,…
Việc điều trị và chăm sóc thường không mang lại hiệu quả cao đối với bệnh mề đay mãn tính. Do đó, bà con nên chủ động thăm khám và chữa bệnh ngay khi mới khởi phát. Còn nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì cần phải kiên trì vì mất nhiều thời gian chữa trị.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Nhóm bệnh liên quan
Kiến thức bệnh
Nổi Mẩn Ngứa Khắp Người: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn
Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa
Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!