Nổi Mề Đay Ở Mông
Nổi mề đay ở mông là căn bệnh da liễu gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Nổi mề đay ở mông là gì?
Nổi mề đay ở mông là căn bệnh da liễu phổ biến với những biểu hiện đặc trưng đó là nổi mẩn, ngứa ngáy và mọc nốt sần đỏ trên da. Những nốt sần này có hình tròn hoặc hình bầu dục với các kích thước to nhỏ khác nhau.
Nổi mề đay ở vùng mông tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, nguy cơ bị viêm nhiễm tại vùng mông cũng cao hơn những vùng da khác.
Nguyên nhân là do khu vực này phải chịu nhiều áp lực lớn của cơ thể mỗi khi ngồi hoặc nằm. Đồng thời vùng da mông cũng dễ dàng cọ xát và tiếp xúc với quần áo. Do đó rất dễ gây bí bách, ngứa ngáy và nổi mẩn do da tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn,…
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mông là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay ở mông. Bao gồm các yếu tố sau:
Do ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu là nguyên nhân khiến người bệnh bị nổi mề đay ở mông. Lý do là bởi việc ngồi quá lâu sẽ khiến cho mồ hôi, bã nhờn tích tụ lại trên da, khó thoát ra ngoài. Đồng thời viết ngồi lâu còn khiến khí huyết kém lưu thông, dẫn đến bí bách, làm cho tế bào da ở mông trở nên yếu đi dễ chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, dẫn đến nổi mề đay.
Vệ sinh không tốt
Vệ sinh da không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu hình thành các bệnh da liễu, trong đó có nổi mề đay ở mông. Nếu bạn không vệ sinh bộ phận này cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho vi dễ dàng phát triển và gây bệnh.
Trang phục không phù hợp
Mặc quần quá chật, chất liệu cứng, dày, khó thấm hút mồ hôi sẽ khiến vùng da bị bí bách, dễ tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn ở trong lỗ chân lông. Điều này làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt hoặc nổi mề đay ở mông.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của làn da. Một số loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt là hải sản, cà phê, socola, đồ uống có cồn,… Vì vậy nếu bạn quá lạm dụng những thực phẩm này có thể khiến vùng da xung quanh mông bị ảnh hưởng.
Do giun kim
Trong một số trường hợp, hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mông có thể là do ký sinh trùng gây ra. Cụ thể, giun kim chính là tác nhân khiến người bệnh bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy ở mông. Loại giun này có thể sống được tới 2 tuần trên quần áo và da người. Trẻ nhỏ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.
Do nhiễm trùng
Nấm men có thể xuất hiện ở vùng hậu môn. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, béo phì hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài nấm men, tình trạng ngứa rát ở mông có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng do herpes hoặc mụn cóc sinh dục.
Dị ứng nguồn nước
Bề mặt da tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, có chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn và vi sinh vật sẽ gây kích ứng làn da. Một số trường hợp khác có thể là do cơ địa của người bệnh không hợp với nguồn nước sinh hoạt dẫn đến dị ứng, ngứa ngáy ở mông.
Giấy vệ sinh kém chất lượng
Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng có thể chứa nhiều hóa chất hoặc các thành phần gây dị ứng da. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay ngứa ngáy ở mông. Vì vậy bạn cần tránh sử dụng các loại giấy không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Triệu chứng nổi mề đay ở mông
Những người bị nổi mề đay ở mông có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Đỏ và sưng ở khu vực mông.
- Người bệnh bị ngứa ở mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Xuất hiện cảm giác đau nhức hoặc khó chịu tại vùng mông.
- Làn da có thể bị nứt nẻ hoặc tổn thương.
- Da bị bong tróc, nổi mẩn.
- Nổi các nốt mề đay trải rộng trên toàn bộ vùng da mông.
- Một số trường hợp xuất hiện nước mủ hoặc dịch tiết.
- Nếu bị dị ứng mề đay nặng thì có thể xuất hiện phát ban nước trên da.
- Một số trường hợp có sốt nhẹ.
Mông bị nổi mẩn mề đay cảnh báo bệnh gì?
Nếu thường xuyên xuất hiện các nốt mề đay ở mông thì rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề sức khỏe như sau:
Nhiễm nấm ở mông
Nổi mề đay ở mông là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm nấm tại khu vực này. Nguyên nhân gây nấm ở mông có thể là do bạn tiếp xúc với nguồn nước bẩn, mặc quần chất lượng kém hoặc không vệ sinh da mông đúng cách. Một số triệu chứng nhiễm nấm da mông khác mà bạn có thể gặp phải như: Da bị ngứa ngáy, xuất hiện vảy trắng, mẩn đỏ trên da,…
Chàm eczema
Nổi mề đay ở mông cũng có thể là dấu hiệu của bệnh chàm eczema. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do vùng da ở mông nhạy cảm, dễ tổn thương nên bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra cũng có thể là do di truyền hoặc do yếu tố cơ địa gây ra. Một số triệu chứng đi kèm bao gồm: Da bị nổi mụn nhọt, viêm loét, ngứa ngáy.
Do trẻ bị hăm tã
Trẻ bị nổi mề đay ở mông có thể liên quan đến tình trạng hăm tã. Điều này khiến cho da mông của trẻ bị nổi mẩn đỏ, dị ứng, khó chịu, tăng độ nhạy ở vùng da ở mông. Không những vậy, tình trạng hăm tã có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ như: Viêm loét da mông, ngứa, sốt, da bị viêm nhiễm chảy mủ.
Bệnh herpes sinh học
Căn bệnh này lây qua đường tình dục do virus Herpes Simplex gây ra. Chúng có thể gây tổn thương vùng da mông, dẫn đến các hiện tượng như nổi mụn phồng rộp ở mông, hậu môn, âm đạo, dương vật, bìu hoặc gây ra các ổ loét trên da… Bệnh thường hay tái phát và kéo dài nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời.
Do bị bệnh vảy nến
Nổi mề đay ở mông cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Điều này khiến cho làn da xuất hiện các mảng da ngứa ngáy, bong tróc, khô ráp. Người mắc bệnh vảy nến thường có hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho da dễ bị tổn thương và trở nên nhạy cảm. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay ở mông.
Do nhiễm giun
Nhiễm giun sán cũng gây ra hiện tượng nổi mề đay ở mông. Loại ký sinh trùng này thường trú ngụ ở đại tràng và hút hết chất dinh dưỡng. Khi chúng sinh sản quá nhiều sẽ khiến vùng hậu môn trở nên ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
Điều trị nổi mề đay ở mông
Có rất nhiều phương pháp giúp điều trị nổi mề đay ở mông. Trước tiên người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó mới có thể đưa ra được những biện pháp điều trị phù hợp.
Dùng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y điều trị nổi mề đay ở mông là phương pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả. Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cơ địa của từng người, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng nấm: Các loại thuốc kháng nấm bao gồm Ketoconazole, fluconazol, clotrimazol… Thuốc có tác dụng chống lại nhiễm trùng do nấm gây ra. Dược tính của thuốc tác động trực tiếp đến màng tế bào và thành tế bào của nấm và tiêu diệt chúng.
- Thuốc kháng virus Herpes sinh dục: Một số loại thuốc được dùng phổ biến như Famciclovir, acyclovir, valacyclovir… Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus herpes gây ra, bao gồm mụn rộp sinh dục, vết loét lạnh, bệnh zona,…
- Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này có tác dụng giúp làm giảm nhanh hiện tượng ngứa ngáy, phát ban, nổi mề đay mẩn đỏ trên da. Các loại thuốc được dùng phổ biến là promethazin, clorpheniramin, loratadin, cetirizin,…
- Kem bôi corticoid: Kem bôi có chứa corticoid giúp chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Tuy nhiên thuốc lại gây ra nhiều tác dụng phụ nên trước khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Nếu bạn bị nổi mề đay ở mông do vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng dinh để điều trị, nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa bội nhiễm. Một số thuốc kháng sinh phổ biến là penicilin, cephalosporin, aminoglycosid,…
Sử dụng mẹo dân gian
Nếu tình trạng nổi mề đay ở mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng thì bạn hoàn toàn có thể xử lý bằng cách áp dụng các mẹo dân gian để điều trị. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu hoàn từ tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, giúp hạn chế nguy cơ bị nhờn thuốc hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc Tây y.
Tắm với nước lá chè
Lá chè có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, giảm ngứa, làm se vết thương trên da. Vì vậy tắm với nước lá chè là phương pháp giúp cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá chè, rửa sạch, vò nát.
- Cho lá chè vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
- Khi nước sôi thì bạn để nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 5 phút nữa.
- Dùng nước này để pha thêm với nước mát để tắm.
- Mỗi ngày thực hiện một lần cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Lá trầu không
Lá trầu không có chứa nhiều chavicol, beta-phenol, eugenol, polyphenol, tanin, vitamin nhóm B… Những hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và sát trùng hiệu quả. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng dược liệu này để điều trị các bệnh da liễu như mề đay, viêm da, dị ứng…
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và cho vào nồi đun với 1 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa rồi dùng nước này đổ ra chậu, pha thêm với nước mát.
- Người bệnh ngồi xuống để ngâm rửa phần mông ở trong chậu nước.
- Chú ý về nhiệt độ của nước để không bị bỏng.
- Sau khoảng 10 phút thì bạn tiếp tục rửa lại với nước sạch.
Rau má
Rau má là dược liệu có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó loại rau này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Chuẩn bị khoảng 40g rau má tươi, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho vào máy xay và xay nhuyễn với 150ml nước.
- Lọc bỏ phần bã rồi dùng nước này để uống trong ngày.
- Dùng liên tục trong 5 ngày, không nên quá lạm dụng sẽ dễ gây tiêu chảy, đau bụng.
- Nếu bạn không uống được nước ép thì có thể giã nát rau má rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
Nha đam
Nha đam là nguyên liệu tự nhiên lành tính có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giảm ngứa ngáy rất hiệu quả. Ngoài ra, chất gel của nha đam còn hỗ trợ chữa lành vết thương trên da, dưỡng ẩm và thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào da mới khỏe mạnh. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng nha đam để điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa ở mông.
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, đem rửa sạch, gọt vỏ.
- Tách lấy phần thịt nha đam, tiếp tục rửa và ngâm nước muối thêm 10 phút để loại bỏ nhựa.
- Bôi gel nha đam lên vùng da bị nổi mề đay ở mông.
- Sau khoảng 20 phút thì người bệnh rửa lại thật sạch với nước ấm.
- Kiên trì áp dụng nhiều ngày để bệnh nhanh khỏi.
Dùng thuốc Đông y
Thuốc Đông y ít khi được sử dụng để điều trị các bệnh cấp tính bởi tác dụng của thuốc khá chậm. Người bệnh cần phải dùng từ 1-2 tháng mới có hiệu quả. Do đó thuốc chủ yếu dùng để điều trị bệnh mề đay mãn tính hoặc mề đay do yếu tố cơ địa gây ra.
Công dụng chính của thuốc Đông y đó là giúp thanh nhiệt, giải độc và tăng cường hệ miễn dịch, tác động vào căn nguyên gốc rễ của bệnh. Từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng và hạn chế để bệnh tái phát. Một số bài thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nổi mề đay ở mông bao gồm:
Bài thuốc 1: Bài thuốc giúp thanh nhiệt, sơ phong
- Chuẩn bị 10g lá đơn, 10g địa hoàng, 10g bèo cái, 10g lá cây đại thanh diệp, 10g ngưu bàng, 10g nhẫn đông, 10g lộc cửu, 10g liên kiều, 6g phòng phong, 6g kinh giới, 6g thuyền thoái, 6g quốc lão.
- Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 500ml nước. Đun sôi lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 3 bát nước thì tắt bếp. Gạn lấy nước này để uống mỗi ngày 3 lần, uống vào buổi sáng, trưa, tối.
Bài thuốc 2: Bài thuốc giúp khu phong, tán hàn
- Chuẩn bị 8g đỗ nhược, 12g đan sâm, 16g kinh giới tuệ, 8g quế chi, 16g lá đơn tướng quân, 16g thương nhĩ tử, 16g ý dĩ, 12g phòng phong.
- Rửa sạch các vị thuốc trên đem cho vào nồi sắc với 600ml nước. Chia nước thuốc thành 3 phần và uống ngay khi còn ấm nóng.
Bài thuốc 3: Bài thuốc giúp tán phong, trừ tà, tư âm, nhuận huyết.
- Chuẩn bị 10g thược dược, 15g bồ công anh, 6g quốc lão, 6g vỏ quýt, 10g hoạt thạch, 6g hậu phác, 10g hoàng cầm, 15g song hoa, 6g thổ hoắc hương, 10g phục linh bì, 10g bội lan.
- Cho các dược liệu trên vào nồi sắc cùng với 600ml nước. Chia thuốc thành 3 lần dùng và uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nổi mề đay ở mông
Để cải thiện tình trạng nổi mề đay ở mông và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thanh lọc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, có thể sử dụng các loại nước ép trái cây, sinh tố, trà thảo mộc,… để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối,… Vì chúng sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày với sữa tắm chứa các thành phần tự nhiên lành tính. Những sản phẩm nhiều bọt hoặc hương liệu sẽ khiến da dễ bị khô và mẩn ngứa.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế tình trạng ngồi quá lâu trong thời gian dài. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều như lái xe, nhân viên văn phòng…. thì sau khoảng 1 tiếng bạn hãy đi lại vận động 5-10 phút để giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể.
- Nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm body có thành phần an toàn, lành tính để dưỡng da thường xuyên, đặc biệt là vào mùa đông.
- Nếu có dấu hiệu bị nổi mề đay, mẩn ngứa ở mông thì hãy đến gặp bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định. Tránh tự ý đi mua thuốc về dùng khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Điều này sẽ khiến cho tình trạng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh nổi mề đay ở mông. Nhìn chung đây không phải là tình trạng da liễu quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không điều trị cẩn thận nó có thể lan rộng tới những vùng da khác hoặc làm tổn thương vùng da mông. Vì vậy, người bệnh cần tích cực điều trị bệnh để giảm thiểu biến chứng gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Nhóm bệnh liên quan
Kiến thức bệnh
Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt
Nổi Mề Đay Khi Mặc Quần Áo Chật Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả
Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn
Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!