Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu: Nguyên Nhân, Cách Trị
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang, lo lắng. Các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy, kèm theo các biểu hiện khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Bài viết này, Tuấn tôi xin chia sẻ đến bà con các vấn đề liên quan đến tình trạng mề đay khi mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là gì?
Nổi mề đay khi mang thai là một trong những vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Đặc biệt ở giai đoạn đầu thai kỳ (3 tháng đầu), cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm, có thể gặp phải kích ứng dẫn đến mề đay. Nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Điều này khiến nhiều bà bầu hoang mang, lo lắng, nhất là những chị em mới lần đầu làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, bà bầu không cần quá lo lắng, đây là tình trạng da liễu hình thành do dị ứng hoặc những vấn đề nhạy cảm da, hệ miễn dịch kém,… gây ra và có thể thuyên giảm mà không cần điều trị.
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu xảy ra phổ biến, trên da hình thành những nốt đỏ, ngứa ngáy, chúng tập trung một số vùng hoặc lan rộng toàn thân. Đặc biệt nhất là các vị trí như bụng, tay, đùi, chân, thậm chí là trên mặt. Cơn ngứa ngáy bùng phát khiến bà bầu khá khó chịu.
Hiện tượng nốt mẩn đỏ xuất hiện là do cơ thể phản ứng lại khi tiếp xúc với các dị nguyên từ bên ngoài hoặc thức ăn, rối loạn nội tiết tố từ bên trong. Tương tự như những trường hợp khác, nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có các dạng gồm cấp và mãn tính.
Giai đoạn mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm và có thể kiểm soát sau một thời gian, tuy nhiên phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý, phân biệt mề đay và các vấn đề da liễu khác để có biện pháp điều trị, phòng tránh sớm.
Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu
Nhiều bà bầu khi đến gặp Tuấn tôi thắc mắc không biết nguyên nhân do đâu dẫn đến mề đay. Đối với trường hợp nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố. Tuấn tôi cũng đã chia sẻ trong nhiều bài viết trước, chứng bệnh này liên quan đến các vấn đề cả trong và ngoài cơ thể.
Theo đó, cơ địa thai phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên tương đối nhạy cảm. Sự rối loạn, hoạt động kém của hệ miễn dịch khiến cho cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ bên ngoài một cách thái quá. Khi đó, chỉ cần tiếp xúc với thành phần gây hại, trên da thai phụ sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, kèm theo cơn ngứa ngáy khó chịu.
Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu, bà con cần lưu ý:
- Yếu tố nội tiết là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Không chỉ mề đay, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây ra nhiều vấn đề khác. Trường hợp mề đay, liên quan đến việc tăng hormone sinh dục trong giai đoạn thai kỳ dẫn đến một số kích ứng xảy ra, da bị ngứa và sưng đỏ.
- Chị em phụ nữ khi mang thai cần phải dùng các viên uống bổ sung sắt, vitamin và canxi, axit folic,… Cơ thể có khả năng bị dị ứng, kích thích dẫn đến tình trạng trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu thèm ăn nhiều hơn, một số người bị ốm nghén nặng. Những thay đổi trong chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây mề đay, mẫn ngứa cũng như nhiều vấn đề khác.
- Tâm lý thai phụ thay đổi trong những tháng đầu tiên mang thai. Chẳng hạn cảm giác vui vẻ, hồi hộp, những biến chuyển bất thường của cơ thể làm bà bầu lo lắng. Đây cũng là nguyên do góp phần khiến cơ thể bị rối loạn miễn dịch, dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mề đay, mẩn ngứa trên da.
- Dị ứng do tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài chẳng hạn như phấn hoa, lông chó mèo, động vật hoang dã, bị côn trùng cắn,… Những dị nguyên làm kích thích phản ứng đối kháng trong cơ thể, hình thành những vết tích bất thường trên da, sau một thời gian tự thuyên giảm hoặc kéo dài, tái phát thường xuyên.
- Các vấn đề bên lý bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu. Đặc biệt là nguy cơ suy gan, thận, bệnh lý nếu không được kiểm soát, kéo dài có thể phát sinh nhiều vấn đề nguy hại khác.
Xác định tình trạng nổi mẩn đỏ trên da là do bệnh lý nào gây ra, tiếp đến chẩn đoán, nhận định nguyên nhân gây bệnh và có hướng khắc phục xử lý sớm. Mặc dù mề đay không nguy hại cho bà bầu, chúng có thể tự khỏi mà không dùng thuốc. Tuy nhiên bà con nên thận trọng nếu thấy tổn thương da kéo dài không thuyên giảm.
Nhận biết hiện tượng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu
Hiện nay, nhiều bà bầu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường chẩn đoán điều trị bệnh da liễu gia tăng. Trường hợp nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Số còn lại thường gặp mề đay vào tam cá nguyệt cuối với những phản ứng nặng hơn.
Để nhận biết mề đay, bà con có thể dựa vào những thay đổi bất thường trên da, biểu hiện thông qua những nốt mẩn ngứa, ban đỏ, hồng, khi ấn vào chuyển thành màu trắng. Tại một vùng cơ thể, mề đay có thể lan rộng ra toàn bộ thân người.
Ngoài ra, bà bầu ở 3 tháng đầu còn cảm nhận mề đay ngứa ngáy, nóng và đau âm ỉ dưới da. Đặc biệt khi về đêm, lúc bà bầu nghỉ ngơi tình trạng này lại có chiều hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Kèm theo đó, thai phụ có thể bị sưng mắt, mí mắt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt cao, đau đầu,…
Để bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh, Tuấn tôi khuyên bà con nên thăm khám, chữa mề đay sớm nếu trong thai kỳ gặp phải các phản ứng nghiêm trọng, nặng nề hơn. Cụ thể:
- Nổi mề đay toàn thân với những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến thai phụ mất ngủ, ăn không ngon miệng, tự ti khi giao tiếp với mọi người.
- Kiểm tra và chữa bệnh bằng biện pháp phù hợp khi bà bầu phát hiện dấu hiện biến chứng, lan rộng viêm nhiễm,…
Sau khi thăm khám, tùy mỗi trường hợp bà bầu sẽ được hướng dẫn cách chữa trị tương ứng. Nhất là những trường hợp đã áp dụng mẹo chữa mà không có tác dụng sẽ phải thăm khám và điều trị bằng biện pháp chuyên sâu hơn.
Mang thai 3 tháng đầu bị nổi mề đay nguy hiểm không?
Như Tuấn tôi cũng đã chia sẻ, mề đay không phải là chứng bệnh nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Trường hợp nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có thể thuyên giảm mà không cần điều trị chuyên sâu.
Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu của mề đay khiến cho bà bầu ăn ngủ không ngon. Nếu tình trạng này kéo dài, lặp lại thường xuyên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho bà bầu trong thai kỳ. Nhất là khi ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên cơ thể bà bầu khá nhạy cảm, đồng thời thai nhi cũng đang còn phát triển chưa hoàn thiện.
Chính vì thế, tốt hơn hết chị em phụ nữ không nên chủ quan nếu thấy nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu. Chị em cần chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, chăm sóc da để tránh nguy cơ mề đay lan rộng ra các khu vực khác.
Trường hợp mề đay lan rộng trở nên dai dẵng, mãn tính và nặng nề hơn có thể tác động đến sức khỏe của bà bầu lẫn thai nhi. Trên da thai phụ thường xuyên xuất hiện các tổn thương, mề đay ngứa ngáy, nguy cơ mắc bệnh da liễu khác tăng cao, vi khuẩn lưu trú, xâm nhập sâu phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Không những thế, đối với thai nhi, nếu người mẹ có cơ thể không khỏe mạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, bà bầu nên khám chữa sớm nếu mề đay xảy ra kéo dài, hơn 3 tháng mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Điều trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu
Nổi mề đai khi mang thai 3 tháng đầu gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống phụ nữ, nhất là khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Dù đa số các trường hợp không cần chữa trị chuyên sâu. Tuy nhiên cũng khá nhiều trường hợp bệnh dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe, không thể không can thiệp kiểm soát.
Đối với bệnh mề đay ngoài da, việc điều trị cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên nếu chị em đang ở trong tam cá nguyệt thai kỳ đầu, hãy thận trọng nếu muốn sử dụng thuốc điều trị. Tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có những hướng dẫn đúng đắn và phù hợp nhất.
Dưới đây, Tuấn tôi chia sẻ đến bà con những phương pháp khắc phục mề đay 3 tháng đầu thai kỳ được áp dụng phổ biến. Bà con tham khảo:
Phương pháp điều chỉnh không dùng thuốc
Mẹo chữa mề đay tại nhà cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ được nhiều chị em quan tâm và áp dụng. Các biện pháp không dùng thuốc, đơn giản, nguyên liệu thiên nhiên lành tính. Sử dụng trong thời gian dài không lo tác dụng phụ.
Tuy nhiên, một số cách chữa chỉ giúp xoa dịu triệu chứng mề đay. Về thực tế phương pháp không dùng thuốc sẽ không thể giúp chị em loại bỏ dứt điểm mề đay, nhất là khi chúng bắt nguồn từ những yếu tố bên trong. Do đó, chị em áp dụng kết hợp theo dõi, điều chỉnh phương án can thiệp khi cần thiết.
Các cách giảm mề đay, giảm ngứa ngáy khó chịu bà con tham khảo:
- Chườm lạnh giảm ngứa: Phương pháp áp dụng tại nhà, bà con chỉ cần sử dụng khăn sạch, thấm nước đá lạnh, vắt khô ráo rồi chườm lên vùng da bị mề đay. Cách làm giúp chị em khi mang thai thoải mái hơn, giảm ngứa ngáy tại chỗ, làm tê tạm thời vùng da này.
- Dùng lá thảo dược: Các loại lá thường được sử dụng như lá kinh giới, lá khế, tía tô,… chúng có chứa các chất giúp hỗ trợ điều trị chứng mề đay cho bà bầu an toàn, không gây tác dụng phụ. Dùng lá cây nấu nước tắm, vệ sinh da loại bỏ hại khuẩn lưu trú trên bề mặt. Cách chữa xoa dịu triệu chứng ngoài da, để ngăn chặn bệnh diễn biến bên trong cơ thể, bà con có thể tham khảo những bài thuốc sắc uống.
- Bôi gel nha đam: Phần thịt trong suốt của nha đam chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất phong phú. Do đó, loại cây này được sử dụng làm thành phần dưỡng da, làm đẹp cho chị em phụ nữ. Bôi gel nha đam lên da cũng giúp giảm ngứa ngáy, ổn định da, giúp da được cấp đủ độ ẩm cần thiết, không bị khô ngứa khó chịu. Đây cũng là mẹo chữa bệnh được nhiều người sử dụng.
Dùng các phương pháp tại nhà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, các giải pháp dân gian chỉ có tác dụng tại chỗ, tạm thời. Thực tế nếu mề đay phát sinh từ bệnh, bắt nguồn từ các yếu tố bên trong cơ thể phải khắc phục bằng những biện pháp chuyên sâu hơn.
Sử dụng thuốc Tây theo hướng dẫn
Phương pháp điều trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu với thuốc tân dược thường không được khuyến khích áp dụng. Bởi, giai đoạn tam cá nguyệt đầu thai kỳ khá nhạy cảm, nếu thai phụ sử dụng thuốc không phù hợp có thể ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Chính vì thế, bà con hãy đến gặp bác sĩ, khám và nhận tư vấn điều trị an toàn nhất. Tùy mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Thuốc Tây chữa bệnh có hiệu quả nhanh chóng nhờ các hoạt tính mạnh, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro.
Chị em không tự ý dùng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi để bảo vệ thai kỳ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc cho bệnh nhân đảm bảo an toàn cho người bệnh. Các dạng thuốc thường được dùng dạng kem bôi da, giảm ngứa ngáy, sưng phù. Một số loại như Eumovate, triamcinolone, eucerin,…
Việc sử dụng thuốc đường uống trong thời gian này khá nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, thông thường bà con sẽ được chỉ dẫn dùng thuốc ngoài da, không dùng thuốc đường uống để bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Trường hợp chị em bôi kem chữa mề đay khi mang thai không tác dụng hoặc có các biểu hiện bất thường. Bà con hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, khắc phục sớm giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Phương pháp chữa bệnh Đông y
Điều trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu bằng thuốc Đông y là lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ. Chính vì thế nhà thuốc Đỗ Minh Đường thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân gặp phải tình trạng này.
Thuốc Đông y sử dụng những dược liệu tự nhiên, lành tính, an toàn hơn so với tân dược. Bên cạnh đó, không chỉ tác động loại bỏ những triệu chứng khó chịu do mề đay gây ra, thuốc Đông y còn hướng đến mục tiêu chữa trị toàn diện, cải thiện sức khỏe tổng thể, diệt mầm bệnh sâu gốc.
Theo ghi chép, tình trạng nổi mề đay là do cơ thể bị tích tụ độc tố, nhiễm phải tà khí độc từ bên ngoài dẫn đến các nốt mề đay biểu thị ngoài da. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng này, trong đó trường hợp thai phụ ở tam cá nguyệt đầu tiên có cơ địa nhảy cảm nên dễ mắc phải.
Phòng ngừa mề đay khi mang thai 3 tháng đầu
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên nếu nốt mẩn ngứa, khó chịu xảy ra thường xuyên, kéo dài hoặc tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống của người bệnh.
Chính vì thế, chị em phụ nữ nên chủ động chăm sóc cơ thể và phòng tránh sớm. Tuấn tôi khuyên chị em nên:
- Tắm rửa, vệ sinh da mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh da tốt giúp hạn chế nguy cơ vi khuẩn lưu trú, tấn công gây hại cho da.
- Quần áo, khăn tắm, chăn màn, vỏ gối,… nên thường xuyên giặt sạch, phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn lưu trú, tránh nguy cơ bùng phát bệnh mề đay hoặc các vấn đề da liễu khác.
- Chị em nên ăn uống điều độ, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
- Vận động cơ thể, đi lại, tập thể dục giúp máu huyết lưu thông, tốt cho hoạt động trao đổi chất, thanh lọc độc tố.
- Ngủ đủ, tránh thức quá khuya, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Điều trị các bệnh lý đang mắc phải theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh biến chứng gây mề đay hoặc nhiều vấn đề khác trong giai đoạn mang thai.
Hy vọng những chia sẽ của Tuấn tôi về tình trạng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu đã kịp thời giúp bà con có những thông tin cần thiết, chữa trị và phòng tránh bệnh lý này. Dù không nguy hại nghiêm trọng sức khỏe hay đe dọa tính mạng, tuy nhiên thai phụ cần phòng ngừa, chăm sóc đẩy lùi bệnh sớm để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!