Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Kiểm Soát Bệnh Hiệu Quả [THAM KHẢO NGAY]

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi và cách kiểm soát bệnh như thế nào là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua. Tuấn tôi từng gặp nhiều trường hợp, có người chỉ vài giờ là hết, nhưng cũng có người dai dẳng cả tháng trời. Vậy làm sao để rút ngắn thời gian phục hồi? Bà con hãy cùng Tuấn tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi?
Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác cho tình trạng nổi mề đay bao lâu thì khỏi. Dưới đây là ghi nhận thời gian điều trị một số loại nổi mề đay phổ biến mà Tuấn tôi đúc rút được trong suốt hơn 20 năm làm nghề:
- Mề đay cấp tính: Nếu chỉ xuất hiện cấp tính nhẹ, các triệu chứng của bệnh thường sẽ giảm dần sau vài giờ hoặc 1 – 2 ngày (không kéo dài quá 6 tuần) tùy thuộc tình trạng sức khỏe. Với bà con bị mề đay cấp tính nặng còn xuất hiện các triệu chứng như: Khó thở, buồn nôn, hạ huyết áp thì phải mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh. Mề đay cấp tính thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bà con thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng bệnh rất dễ tái phát.
- Mề đay mãn tính: Người bệnh phải mất từ 3 – 6 tháng điều trị thì triệu chứng mới được cải thiện. Mề đay mãn tính rất khó có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Để điều trị bệnh hiệu quả, phải xác định đúng căn nguyên gây ra nổi mề đay lâu năm, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Mề đay do di truyền: Đây là loại mề đay khó điều trị nhất hiện nay và bà con có thể sống chung với nó cả đời nếu không kiêng khem và sử dụng các biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện có chỉ giúp giảm triệu các triệu chứng khi nổi mề đay chứ không trị được căn nguyên của bệnh. Do đó, mề đay do di truyền có thể thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm.
Ngoài ra, mề đay bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào yếu tố khá. Cụ thể:
- Nguyên nhân gây bệnh: Nếu mề đay xuất hiện do dị ứng tức thời, bệnh sẽ nhanh khỏi khi loại bỏ tác nhân. Nếu do rối loạn miễn dịch, chức năng gan thận suy yếu hoặc căng thẳng kéo dài, bệnh có thể kéo dài và khó kiểm soát hơn.
- Cách chăm sóc và điều trị: Người bệnh áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Nếu chủ quan hoặc tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng thường xuyên, bệnh có thể dai dẳng và tái phát nhiều lần dẫn đến mãn tính.
- Cơ địa từng người: Mỗi người có khả năng phục hồi khác nhau. Có người chỉ cần vài ngày là khỏi, nhưng có người do cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch kém, bệnh có thể kéo dài hơn bình thường.
Nổi mề đay có thể tự hết nhanh hoặc kéo dài dai dẳng, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bà con cần quan sát kỹ các triệu chứng để xác định tình trạng của mình.
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?
Tuy bệnh nổi mề đay rất ít gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhưng khi tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
- Chàm hóa da: Vùng da nổi mề đay bị tổn thương có thể biến chứng thành lớp da dày sừng, thâm nhiễm, cứng cộm và nứt nẻ.
- Tăng nguy cơ sốc phản vệ: Một số trường hợp mề đay nặng có thể kèm theo phù mạch, sưng mí mắt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, gây khó thở, tụt huyết áp, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
- Gây viêm da bội nhiễm: Cảm giác ngứa dữ dội khiến bà con gãi liên tục, làm da trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng, mưng mủ, lở loét.
- Biến chứng thành mề đay mãn tính: Nếu tình trạng kéo dài trên 6 tuần và tái phát liên tục, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày.
- Rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể: Ngứa ngáy liên tục khiến bà con mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và tâm lý. Lâu ngày có thể gây suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng.
- Liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn: Mề đay kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như rối loạn miễn dịch, bệnh gan, thận hoặc nhiễm khuẩn mãn tính. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
TÌM HIỂU THÊM:Nổi Mề Đay Kiêng Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh
Phương pháp chữa triệu chứng nổi mề đay
Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay gây mẩn ngứa đều có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu để chuyển biến nặng hay tổn thương dị ứng da kéo dài, phù nề nặng, thì bà con nên áp dụng các biện pháp điều trị bệnh nổi mề đay để giúp bệnh thuyên giảm:
Mẹo dân gian cải thiện nổi mề đay tại nhà
Với những trường hợp mề đay nhẹ, chưa có dấu hiệu lan rộng, bà con có thể tận dụng thảo dược để nấu nước tắm giúp làm dịu triệu chứng. Những vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, chống dị ứng và giảm ngứa hiệu quả. Một số cách đơn giản bà con có thể áp dụng như:
- Dùng lá húng quế: Húng quế chứa nhiều hợp chất chống viêm, giúp làm dịu kích ứng và giảm ngứa. Giã nát vài lá húng quế, trộn với ít nước rồi bôi lên da, thực hiện ngày 2 lần.
- Đắp bột gừng: Gừng có tính kháng viêm mạnh, giúp giảm sưng đỏ do mề đay. Trộn 1 thìa bột gừng với 1 thìa mật ong, bôi lên vùng da bị tổn thương, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
- Bôi gel nha đam: Nha đam có tác dụng làm mát, dưỡng ẩm và phục hồi da tổn thương. Bà con lấy phần gel nha đam tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị mề đay, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước.
- Tắm nước lá khế: Lá khế có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa rất tốt. Bà con hái một nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi đun sôi với 2 – 3 lít nước. Thêm một ít muối biển để tăng hiệu quả sát khuẩn. Sau đó pha nước này với nước ấm để tắm, vừa tắm vừa dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da bị mề đay.
- Tắm nước lá trầu không: Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm ngứa và làm dịu da. Bà con chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước trong 10 – 15 phút. Để nước nguội bớt rồi tắm mỗi ngày, có thể kết hợp ngâm vùng da bị mề đay để tăng hiệu quả.
Lưu ý: Các mẹo dân gian lành tính, dễ thực hiện nhưng chỉ phù hợp với mề đay cấp tính, triệu chứng nhẹ. Dược tính thấp nên cần kiên trì, không thể thay thế thuốc đặc trị khi bệnh chuyển nặng. Nếu áp dụng lâu ngày không hiệu quả, bà con nên cân nhắc phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
⚠️ Đặc biệt không bôi hỗn hợp lên vết thương hở hay tắm nước quá nóng khiến mề đay biến chứng nguy hiểm hơn.
Sử dụng thuốc Tây
Với trường hợp mề đay nghiêm trọng, tái phát nhiều lần hoặc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, bà con nên thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Phổ biến nhất là nhóm thuốc kháng histamin – thuốc đặc trị dị ứng, giúp giảm nhanh các triệu chứng như ngứa, sẩn đỏ.
- Thuốc kháng histamin: Loratadin, Fexofenadine, Cetirizine giúp kiểm soát phản ứng dị ứng nhanh chóng.
- Thuốc corticoid: Được chỉ định khi mề đay nặng, nhưng cần dùng đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc bôi ngoài da: Giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy.
Lưu ý: Thuốc Tây y có tác dụng nhanh nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày. Bà con cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều hay kéo dài thời gian sử dụng.
Điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền an toàn, chống tái phát
Với những trường hợp mề đay kéo dài, dai dẳng, Tây y chỉ giúp kiểm soát triệu chứng tạm thời, trong khi Đông y lại đi sâu vào căn nguyên, giúp trị bệnh từ gốc và ngăn ngừa tái phát. Hơn 20 năm khám chữa bệnh, Tuấn tôi nhận thấy thuốc Nam là giải pháp tối ưu để điều trị mề đay mãn tính nhờ những ưu điểm sau:
- Tác động toàn diện: Đông y không chỉ giảm triệu chứng mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết, cải thiện cơ địa.
- Lành tính, an toàn: Dược liệu tự nhiên không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng đến gan, thận.
- Ngăn ngừa tái phát: Khác với Tây y chỉ ức chế triệu chứng, thuốc Nam giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế bệnh quay trở lại.
Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu nhược điểm riêng, bà con cần lựa chọn cách phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu mề đay chỉ ở mức độ nhẹ, có thể áp dụng mẹo dân gian hoặc điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Nhưng nếu bệnh kéo dài, tái phát liên tục, bà con nên cân nhắc sử dụng Đông y để điều trị dứt điểm.
Bà con có thể tham khảo bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh giúp dứt điểm mề đay tận gốc, an toàn và bền vững. Liên hệ với Tuấn tôi ngay để được tư vấn miễn phí:
- Hotline: 0963 302 349
- Nhắn tin qua fanpage: Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Đến địa chỉ khám trực tiếp: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!