Nổi Mề Đay Có Nên Bôi Dầu? Loại Nào Hiệu Quả Và An Toàn?

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay có nên bôi dầu? Nhiều người cho rằng việc dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa bôi dầu nóng sẽ làm xoa dịu triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, không phải loại dầu nào cũng phù hợp để bôi lên vùng da bị mề đay. Trong bài viết, Tuấn tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về vấn đề này.

Nổi mề đay có nên bôi dầu không?

Tuấn tôi thường gặp nhiều bà con thắc mắc liệu bị nổi mề đay có nên bôi dầu không. Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì cảm giác ấm nóng của dầu giúp giảm ngứa, xoa dịu vùng da kích ứng. Tuy nhiên, không phải loại dầu nào cũng phù hợp và không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng.

Nổi mề đay có nên bôi dầu không?
Tình trạng nổi mề đay làm da xuất hiện nhiều mốt mẩn đỏ, mảng đỏ ngứa ngáy

Nổi mề đay khiến da xuất hiện các nốt sần đỏ, có khi là từng mảng lớn kèm theo cơn ngứa râm ran hoặc dữ dội. Triệu chứng có thể tự thuyên giảm nhưng cũng có những trường hợp kéo dài, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Nếu xuất hiện viêm nhiễm, sưng tấy bất thường, bà con cần đi khám để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Bà con có thể bôi dầu khi bị mề đay, nhưng phải chọn loại phù hợp để tránh làm tình trạng nặng hơn:

  • Dầu gió thông thường: Có thể dùng nhưng với lượng vừa phải, không bôi quá dày vì có thể gây kích ứng thêm.
  • Dầu nóng, dầu xoa bóp: Không nên dùng vì có thể làm vùng da tổn thương trở nên nóng rát, khiến triệu chứng nặng hơn.
  • Dầu có nồng độ cao, chứa hóa chất mạnh: Dễ gây kích ứng, đặc biệt trên làn da đang nhạy cảm.
  • Ưu tiên dầu chiết xuất tự nhiên: Các loại dầu có thành phần dịu nhẹ như dầu tràm, dầu khuynh diệp, dầu hoa cúc có thể giúp làm dịu da an toàn hơn.

Nếu không chắc chắn về sản phẩm nào an toàn cho da, bà con có thể tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Các loại dầu thường dùng bôi da khi bị mề đay

Như trên Tuấn tôi đã giúp bà con giải đáp vấn đề: “Nổi mề đay có nên bôi dầu không?”. Tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ngoài da khiến bà con khó chịu. Bôi dầu ấm nóng có thể khiến tình trạng này thuyên giảm.

Nổi mề đay có nên bôi dầu không?
Bôi loại dầu phù hợp lên da giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu

Bên cạnh đó, dầu cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm giúp làm sạch vùng da cần điều trị. Dùng đúng cách, lựa chọn loại dầu phù hợp với tình trạng da. Không sử dụng dầu có nồng độ quá cao làm ảnh hưởng đến làn da đạng nhạy cảm, bị tổn thương.

Dưới đây là những loại dầu có thể bôi khi bị mề đay:

Tinh dầu bạc hà

Tuấn tôi nhận thấy tinh dầu bạc hà là lựa chọn phổ biến của nhiều bà con trong việc làm dịu làn da và hỗ trợ điều trị mề đay. Được chiết xuất từ lá bạc hà, loại tinh dầu này có tính mát, giúp giảm cảm giác nóng rát, sưng viêm và ngứa ngáy hiệu quả.

Các loại dầu nên bôi khi bị mề đay
Tinh dầu bạc hà kháng khuẩn, chống viêm nhiễm da
  • Theo y học hiện đại: Tinh dầu bạc hà chứa menthol, hoạt chất có khả năng làm mát tức thì, giúp giảm ngứa, kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Bà con có thể pha loãng tinh dầu này với dầu dừa hoặc dầu oliu để thoa lên vùng da bị mề đay, giúp làm dịu kích ứng.
  • Theo y học cổ truyền: Bạc hà thuộc nhóm dược liệu có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, thường được sử dụng trong các bài thuốc giúp điều hòa khí huyết, giải độc cơ thể, hỗ trợ giảm mề đay do phong nhiệt.

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là tình trạng mẩn ngứa, mề đay. Loại tinh dầu này có mùi hương đặc trưng, dễ chịu, giúp làm sạch da và ngăn ngừa vi khuẩn.

  • Theo y học hiện đại: Tinh dầu tràm trà chứa terpinen-4-ol, hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm giảm triệu chứng mề đay, hạn chế nhiễm trùng do gãi quá nhiều. Bà con có thể pha loãng tinh dầu này với nước hoặc kem dưỡng để bôi lên vùng da bị mẩn đỏ.
  • Theo y học cổ truyền: Tràm trà có tính ấm, giúp tiêu viêm, giảm phong thấp, hoạt huyết và thúc đẩy quá trình hồi phục da. Người bị mề đay do phong hàn thường dùng tràm trà để xông hơi, giúp đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng.

Tinh dầu hoa cúc

Tinh dầu hoa cúc là một trong những loại tinh dầu nhẹ dịu, phù hợp cho làn da nhạy cảm và những người đang bị mề đay mãn tính. Loại tinh dầu này có hương thơm dễ chịu, giúp thư giãn tinh thần và cải thiện giấc ngủ.

  • Theo y học hiện đại: Nhờ chứa bisabolol và chamazulene, tinh dầu hoa cúc có đặc tính chống viêm, giảm kích ứng da, làm dịu các vết mẩn đỏ và hỗ trợ phục hồi da nhanh hơn. Khi bị mề đay, bà con có thể pha loãng tinh dầu hoa cúc với nước ấm rồi thoa lên da để giảm viêm.
  • Theo y học cổ truyền: Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể điều hòa khí huyết, giảm tình trạng phong nhiệt gây mẩn ngứa. Thường được kết hợp với các vị thuốc như kim ngân hoa, cam thảo để hỗ trợ điều trị mề đay từ bên trong.

Tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp không chỉ giúp làm sạch đường hô hấp mà còn hỗ trợ giảm mẩn ngứa, chống viêm hiệu quả. Đây là loại tinh dầu phổ biến trong nhiều gia đình, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường.

  • Theo y học hiện đại: Tinh dầu khuynh diệp chứa eucalyptol, hoạt chất giúp kháng viêm, làm dịu vùng da bị kích ứng, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp do mề đay. Bà con có thể pha loãng với dầu nền và xoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
  • Theo y học cổ truyền: Khuynh diệp có tính ấm, giúp tiêu độc, giảm phong thấp và hỗ trợ tuần hoàn máu. Thường được dùng để xông hơi hoặc thoa ngoài giúp giảm triệu chứng mề đay khi thời tiết lạnh hoặc độ ẩm cao.
Các loại dầu nên bôi khi bị mề đay
Lựa chọn loại tinh dầu an toàn, giảm triệu chứng tại nhà

Cách bôi dầu an toàn giảm tình trạng mề đay

Nổi mề đay có nên bôi dầu không? Tuấn tôi đã đề cập bên trên, bà con có thể sử dụng dầu bôi da. Thế nhưng nhằm đảm bảo an toàn, bà con nên lựa chọn loại dầu phù hợp. Bôi dầu đúng cách để đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất.

Bà con có thể tham khảo cách bôi dầu khi bị mề đay như sau:

  • Trước tiên bà con nên vệ sinh vùng da bị mề đay cần thoa dầu cẩn thận.
  • Dùng khăn bông mềm thấm khô da để tinh dầu thẩm thấu tốt hơn.
  • Sử dụng lượng dầu vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị.
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày 2 lần để sớm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay.

Phương pháp bôi dầu ngoài da giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài tình trạng mề đay hoàn toàn có thể tái phát. Do đó, bà con nên kết hợp chăm sóc, điều trị bệnh từ nguyên nhân gốc rễ.

Trường hợp bôi dầu lên da bị mề đay, bà con cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Đối với tình trạng mề đay kéo dài, da có nhiều vùng viêm nhiễm bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bôi dầu xoa dịu cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Không nên bôi dầu trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm, vùng da đang có vết thương hở, trầy xước.
  • Không nên bôi dầu liên tục lên da, cần bôi với tần suất vừa phải. Bà con có thể cho tinh dầu đậm đặc vào loại dầu nền hoặc sữa tắm, bởi tinh dầu không thể hòa vào nước để giảm độ đậm đặc như nhiều người vẫn nghĩ.
  • Không nên trực tiếp bôi ngay dầu lên da bị mề đay. Bà con hãy thử bôi lên vùng da nhỏ, xem phản ứng, nếu thấy bất thường thì không nên dùng.

Một số phương pháp giảm ngứa mề đay khác

Ngoài phương pháp bôi dầu lên da để cải thiện tình trạng mề đay, mẫn ngứa, bà con có thể áp dụng các cách khác để xoa dịu cảm giác khó chịu. Dưới đây là một vài giải pháp thường được sử dụng:

Một số phương pháp giảm ngứa mề đay khác
Dùng giải pháp giảm mề đay mẩn ngứa khác
  • Chườm mát da: Cơn ngứa ngáy khó chịu đôi khi kèm nóng da là tình trạng mà bệnh nhân mắc mề đay gặp phải. Để nhanh chóng xoa dịu cơn ngứa, giúp da thư giãn, thoải mái hơn bà con có thể chườm mát da bằng khăn lạnh. Cách này sẽ tạm thời gây tê vùng da tiếp xúc với nước lạnh, giúp da thoải mái hơn.
  • Dùng thảo dược: Dùng các loại lá thảo dược, nấu lấy nước tắm giảm mề đay ngoài da. Đây là cách được bà con áp dụng. Ngoài dùng dầu thoa lên da, bà con có thể sử dụng cách này để giảm ngứa ngáy, diệt khuẩn giúp da mau chóng hồi phục hơn.
  • Bổ sung món ăn có tính mát: Lựa chọn những món ăn có tính mát giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng. Cách này giúp bà con thải độc từ bên trong, hỗ trợ loại bỏ mề đay tận gốc.
  • Điều chỉnh căng thẳng: Hạn chế stress, áp lực quá mức. Bà con nên dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Ngoài ra, bà con có thể tham gia các bộ môn thư giãn như yoga, thiền để cơ thể, đầu óc có thời gian nghỉ ngơi, điều hòa lưu thông máu.

Như vậy, qua bài viết Tuấn tôi đã giải đáp giúp bà con vấn đề: “Nổi mề đay có nên bôi dầu không?”. Sử dụng tinh dầu bôi da phù hợp, đúng cách giúp đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da khó chịu. Bà con nên lựa chọn tinh dầu chất lượng, tham khảo ý kiến bác sĩ để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt và an toàn nhất.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có nên tắm không? Đây là thắc mắc của nhiều bà con khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Thực tế, vệ sinh đúng cách không chỉ...
Nổi mề đay bôi thuốc gì để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ mà vẫn an toàn cho da? Tuấn tôi thường gặp nhiều bà con lo lắng khi lựa chọn thuốc bôi...
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi và cách kiểm soát bệnh như thế nào là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua. Tuấn tôi từng gặp...
Nổi mề đay có kiêng gió không? Theo quan niệm dân gian, người bị mề đay cần kiêng gió vì đây là tác nhân có thể khiến mề đay nặng hơn. Thực hư quan niệm...
Nổi mề đay ăn gà được không? Đây là thắc mắc mà nhiều bà con băn khoăn khi bị mẩn ngứa, dị ứng. Tuấn tôi nhận thấy có người ăn vào không sao, nhưng cũng...

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do cơ thể phản ứng với nhiệt...

Nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là những ai đã có tiền sử dị...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về vấn đề trẻ bị nổi mề đay về đêm, khiến trẻ khó chịu,...

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuấn tôi từng gặp rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua