Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Có Sao Không? Câu Trả Lời Chính Xác Nhất Từ Tuấn Tôi

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng phần lớn các trường hợp đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng một số biện pháp xử lý tại nhà. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cơ thể bị ngứa ngáy toàn thân khiến nhiều bà con có cảm giác khó chịu. Không ít bà con hoang mang rằng nguyên nhân gây hiện tượng trên là gì, bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm có sao không? Bài viết dưới đây Tuấn tôi sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, bà con cùng tham khảo nhé!

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm là bệnh gì? Triệu chứng bà con thường gặp

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Lúc này, da xuất hiện những nốt màu đỏ hoặc trắng với kích thước khác nhau, gây ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này thường xuất hiện toàn thân, ngay khi bà con vừa mới tắm xong hoặc cách vài giờ sau đó.

Cách triệu chứng đi kèm, bà con có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:

  • Các nốt đỏ hoặc trắng xuất hiện kèm ngứa ngáy.
  • Những mảng da dày có thể bị tróc vảy khô hoặc tăng sừng.
  • Một số trường hợp trên da xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, chúng sẽ vỡ ra, viêm loét nếu bà con gãi hoặc chà xát mạnh.

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể gặp ở bất cứ ai. Vì vậy, bà con cần chủ động theo dõi, nếu thường xuyên xảy ra, lâu ngày không khỏi thì nên gặp các bác sĩ da liễu để kiểm tra.

Nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm

Như đã nói ở trên, bị ngứa sau khi tắm là tình trạng nhiều bà con mắc phải, có bà con còn bị ngứa khắp người sau khi tắm nữa. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Trong suốt hơn 20 năm thăm khám và chữa bệnh, Tuấn tôi nhận thấy, những lý do phổ biến dưới đây sẽ là một trong những tác nhân gây nên tình trạng này: 

  • Dị ứng với sản phẩm làm sạch, chăm sóc da: Các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng thể,… thường chứa nhiều chất hóa học, hương liệu, chất bảo quản, có độ pH cao tác động không tốt lên da. Khi sử dụng, da sẽ bị khô và kích ứng, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Thói quen khi tắm: Khi tắm nhiều lần, tắm lâu hoặc sử dụng nước quá nóng sẽ làm da bị mất lớp dầu tự nhiên. Đây là lớp lipid bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh, đồng thời cân bằng độ ẩm. Khi đó làn da bị khô, nứt nẻ, nổi mẩn và căng rát rất khó chịu.
  • Ngứa nước vô căn (Aquagenic pruritus): Khi tắm ở các nguồn nước lạ như ở hồ bơi, biển, ao hồ, bà con rất dễ bị nổi mẩn ngứa do các thành phần của nước gây kích ứng da.
  • Sử dụng nước cứng: Đây là loại nước chưa được xử lý, do đó chứa nhiều kim loại nặng như Mg, Ca,… khi tiếp xúc sẽ khiến da bị khô rát, nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Mề đay cholinergic: Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm có thể là triệu chứng của bệnh nổi mề đay cholinergic. Đây là một dạng dị ứng do mồ hôi và thân nhiệt gây ra, có thể là ảnh hưởng từ nhiệt độ tắm, hóa chất,….
  • Bệnh chàm: Bà con xuất hiện triệu chứng ban đỏ, nổi mụn nước, khô da và ngứa ngáy, đặc biệt là sau khi tắm xong.
  • Bệnh viêm da tiếp xúc: Khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như hóa chất, xà phòng, sữa tắm, quần áo,…. Biểu hiện thường thấy là da khô, nứt nẻ, tróc vảy, nổi mẩn, ngứa ngáy,…

TÌM HIỂU THÊM: Nổi Mề Đay, Mẩn Ngứa Kiêng Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh

Nhìn chung, nổi mẩn đỏ, ngứa sau khi tắm là tình trạng khá phổ biến và có thể thuyên giảm nhanh nếu chăm sóc, xử lý đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, mẩn ngứa có thể tái phát thường xuyên gây ngứa ngáy dữ dội, viêm đỏ da và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Do đó nếu mề đay, mẩn đỏ sau khi tắm không tự thuyên giảm sau vài giờ, Tuấn tôi khuyên bà con nên chủ động thực hiện các biện pháp xử lý và điều trị chuyên khoa.

Bị nổi mẩn ngứa sau khi tắm có sao không? 

Nói rõ để bà con hiểu, tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm là hiện tượng lành tính, không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, những cơn ngứa dữ dội có thể gây ra cảm giác khó chịu và những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cuộc sống, làm mất thẩm mỹ, khiến bà con mất tự tin trong giao tiếp, công việc.

Phần lớn các trường hợp đều ở mức độ nhẹ, sẽ có thể tự biến mất sau vào giờ hoặc biến mất do tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục đúng cách. Một số trường hợp đặc biệt, bà con nào có cơ địa dễ dị ứng, làn da nhạy cảm, tình trạng mẩn ngứa này có thể kéo dài vài ngày, thậm chí lâu hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Biến chứng nguy hiểm nhất bà con có thể gặp phải nếu không chăm sóc và điều trị mẩn ngứa sau khi tắm đúng cách là nhiễm trùng. Các tổn thương da hở do bà con chà xát nhiều hoặc gãi mạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây nhiễm trùng da, sau đó là nhiễm trùng máu.

CẢNH BÁO: Bệnh Nhân Chủ Quan Dừng Thuốc, Phải Tái Điều Trị Mề Đay, Mẩn Ngứa Sau 5 Năm

Do đó, bà con cần đến gặp bác sĩ da liễu ngay nếu thấy mình có những dấu hiệu sau:

  • Tình trạng nổi mẩn đỏ sau khi tắm lan nhanh ra toàn cơ thể, gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Bà con bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy cấp.
  • Các triệu chứng của bệnh kéo dài quá 2 ngày mà không có xu hướng thuyên giảm.

Cách khắc phục tình trạng da nổi mẩn ngứa sau khi tắm

Tùy vào mức độ biểu hiện và các tổn thương trên da, bà con có thể tham khảo, lựa chọn các phương pháp điều trị và khắc phục sau: 

Tránh xa các tác nhân gây mẩn ngứa

Mẩn ngứa có thể xảy ra sau khi tắm nếu bà con sử dụng nước tắm quá nóng, chà xát mạnh, sử dụng sản phẩm làm sạch không đúng cách,… Do vậy, biện pháp đầu tiên để cải thiện và phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa da là cần tránh xa các tác nhân này. 

Cụ thể:

  • Sử dụng nước tắm có nhiệt độ phù hợp (khoảng 35 – 40 độ C)
  • Không nên tắm quá lâu. Thời gian tắm thích hợp là 15 -20 phút/lần.
  • Lựa chọn các sản phẩm dầu gội đầu, sữa tắm, kem tẩy tế bào chết có thành phần tự nhiên ít hóa chất, hương liệu, chất hóa học có khả năng gây ứng mạnh.
  • Hạn chế chà xát mạnh lên làn da trong quá trình tắm
  • Hạn chế tắm biển, ao, hồ, tắm ở các bể bơi công cộng nếu có tiền sử dị ứng nước.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng vòi sen, bồn tắm. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ này nếu thấy có biểu hiện đóng rêu, bụi bẩn.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Dùng kem dưỡng ẩm là một trong những cách giảm ngứa, tiêu sẩn đỏ và mề đay sau khi tắm khá hiệu quả. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi khi tiếp xúc với nước trong một thời gian dài, màng lipid của da bị phá vỡ khiến da khô căng, ngứa ngáy và dễ nổi mẩn đỏ, mề đay. Thoa kem dưỡng ngay sau khi tắm có thể làm dịu da nhanh chóng, hỗ trợ giảm ngứa ngáy và tiêu sẩn đỏ.

Ngoài ra, để tránh da bị kích ứng mạnh, nên sử dụng kem dưỡng có công thức lành tính, an toàn, không chứa hương liệu, cồn và các chất bảo quản độc hại. Thay vào đó, nên ưu tiên dùng sản phẩm chứa thành phần từ thiên nhiên hoặc các thành phần lành tính như Panthenol (vitamin B5), Vitamin E, Niacinamide, Acid Hyaluronic, Zinc, Glycerin và Menthol. Thực hiện bôi kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ngày, nên bôi ngay sau khi tắm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cải thiện mẩn đỏ ngứa sau khi tắm bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà

Các biện pháp dưới đây sử dụng nguyên liệu tự nhiên, khá an toàn, dễ làm mà hiệu quả lại cao.

  • Tắm nước lá trà xanh: Đun sôi một nắm lá trà xanh đã rửa sạch với khoảng 2 lít nước. Pha thêm một lượng nước lạnh vừa đủ đến nhiệt độ thích hợp rồi tắm hoặc rửa vào các vùng da bị ngứa.
  • Sử dụng nha đam: Bà con có thể lấy 1 – 2 lá nha đam, bóc vỏ xanh, lấy phần thịt chà nhẹ lên vùng da bị ngứa để làm dịu da, giảm khô rát, giảm kích ứng hiệu quả.
  • Tắm nước lá bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng làm mát, dịu da, giảm ngứa, của thiện mẩn đỏ hiệu quả. Bà con chỉ cần lấy một nắm lá bạc hà rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước. Pha loãng với nước lạnh rồi tắm hằng ngày.
  • Uống nước rau má: Xay nhuyễn một nắm thân và lá rau má rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 20 phút, sau đó đem xay nhuyễn, vắt lấy nước. Uống mỗi ngày một ly nước rau má này có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, ngừa và cải thiện tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ sau khi tắm.

Các mẹo dân gian có thể giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả cải thiện ngay tại thời điểm sử dụng. Bà con có thể bị tái phát bệnh trong những lần tiếp theo. Hơn nữa, áp dụng mẹo dân gian sai cách có thể dẫn tới các nguy cơ viêm da, bội nhiễm, nhiễm trùng, gây khó khăn trong điều trị.

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Nếu mẩn ngứa lan rộng và gây ngứa nhiều, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc trị mẩn ngứa để cải thiện. Hiện nay, điều trị mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy chủ yếu là dùng thuốc kháng histamine H1. Một số loại thuốc thường được kê đơn sử dụng để giảm nổi mề đay, mẩn đỏ sau khi tắm, bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Thường sử dụng các loại thuốc kháng Histamin thế hệ mới ít gây buồn ngủ và ức chế thần kinh trung ương như Loratadin, Desloratadin, Fexofenadin, Terfenadin, Astemizol…
  • Thuốc chứa Corticoid: Hydrocortisone, Fluocinolone, Triamcinolone, Betamethasone, Dexamethasone… Có thể dùng dạng bôi ngoài hoặc dạng uống để giảm cảm giác ngứa, giảm dị ứng và phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc làm mát da, giảm ngứa khác: Một số loại kem, mỡ bôi có chứa thành phần Pramoxine hydrochloride, Menthol,… có thể giúp tăng cường độ ẩm, giảm cơn ngứa nhanh chóng.

Các nhóm thuốc trị mẩn ngứa trên đều có dược tính khá mạnh, tuy có thể giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da nhưng rất dễ gây ra tác dụng phụ. Do đó, bà con chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Tóm lại, tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt. Bà con không được chủ quan, nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đã giúp bà con hiểu rõ về căn nguyên của tình trạng này và biết cách điều trị, chăm sóc an toàn, hợp lý và hiệu quả tốt nhất.

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học

Review

Thuốc Trị Nổi Mề Đay

Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu

Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em

Thuốc Trị Mề Đay Mãn Tính

TOP 7 Loại Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Mề Đay Cho Bé

Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay

Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Các Cách Chữa Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Hiệu Quả Nhất Có Thể Bà Con Chưa Biết

Các Cách Chữa Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Hiệu Quả Nhất Có Thể Bà Con...

Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và...

[CẢNH BÁO] Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa Nguy Hiểm Cỡ Nào? [BÀ CON CHỚ CHỦ QUAN]

[CẢNH BÁO] Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa Nguy Hiểm Cỡ Nào? [BÀ CON CHỚ...

Nổi Mẩn Ngứa Khắp Người Có Nguy Hiểm Không? Truy Tìm Câu Trả Lời Chính Xác Nhất Từ Tuấn Tôi

Nổi Mẩn Ngứa Khắp Người Có Nguy Hiểm Không? Truy Tìm Câu Trả Lời Chính...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua