Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả
Nổi mẩn ngứa ở cổ không phải là hiện tượng quá xa lạ, nó có thể do da bị kích ứng hoặc là dấu hiệu cảnh cáo một số bệnh lý về da liễu. Để biết thông tin chi tiết về tình trạng này như triệu chứng, nguyên nhân, dâu hiệu, mức độ nguy hiểm, cách điều trị, bà con hãy theo dõi ngay bài viết sau đây, Tuấn tôi sẽ lý giải chi tiết.
Bệnh nổi mẩn ngứa ở cổ là gì?
Nổi mẩn ngứa ở cổ là tình trạng da bị dị ứng, xuất hiện một số các triệu chứng như nổi sẩn đỏ, kích ứng, châm chích, da khô rát, bong tróc,… Các nốt mẩn ngứa phân bố rải rác hoặc mọc thành đám tại một khu vực nhất định khiến người bệnh cảm thấy vô cùng ngứa ngáy khó chịu.
Như đã chia sẻ ở các bài trước về vấn đề nổi mẩn ngứa, bà con có thể thấy hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Hầu hết mỗi người đều từng gặp phải vấn đề này ít nhất một lần trong đời. Nổi mẩn ngứa ở cổ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác nếu không được quan tâm đúng cách.
ĐỌC NGAY: Nổi Mẩn Ngứa Kiêng Gì? Nên Bổ Sung Gì? 5 Điều Bà Con Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi Bệnh
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở cổ
Trong suốt hơn 20 năm thăm khám và chữa bệnh, Tuấn tôi nhận thấy, tình trạng nổi mẩn ngứa ở cổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, chúng ta chưa kịp thích ứng với các điều kiện tự nhiên, hệ miễn dịch suy yếu, đây sẽ là cơ hội tốt nhất để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể dễ dàng. Ngoài ra, môi trường thiếu độ ẩm không khí cũng là thời cơ cho các virus phát triển một cách mạnh mẽ, cơ thể thiếu sức đề kháng sẽ dễ mắc phải các vấn đề nổi mẩn ngứa ở cổ.
- Thực phẩm: Các đồ ăn cay, nóng, hải sản, đồ hộp, trứng, sữa… là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây nên chứng ngứa mẩn đỏ ở cổ bởi nhiều người thường ít nhận ra sự liên quan giữa triệu chứng này với thực phẩm. Cùng với đó, đồ uống có cồn hay các loại có chất kích thích như trà đặc, cà phê,… cũng dễ gây nên tình trạng dị ứng.
- Di truyền: Di truyền cũng được kể đến như một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở da cổ. Nếu trong gia đình bà con có ông, bà hay bố, mẹ mắc một số bệnh lý liên quan đến miễn dịch dị ứng như viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, hen phế quản,… sẽ có khả năng cao bị mề đay hay mẩn ngứa trên da.
- Các dị nguyên: Khi tiếp xúc với các dị nguyên điển hình như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật… da cổ một số người sẽ có khả năng bị kích ứng, nổi mẩn đỏ ngứa. Trường hợp này thường xảy ra với những người có cơ địa nhạy cảm và mức độ dị ứng cũng sẽ khác nhau.
Nổi mẩn ngứa ở cổ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Như đã trình bày trong phần trên, nổi mẩn ngứa ở cổ không phải là một bệnh lý. Tình trạng này thường là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý liên quan đến cơ địa, dị ứng hoặc bài tiết – chuyển hóa của cơ thể. Nếu bà con có dấu hiệu bị nổi mẩn đỏ ở cổ, có thể bà con đang mắc phải các bệnh lý sau đây:
- Bệnh nổi mề đay: Đây là bệnh cực kỳ phổ biến, các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên cổ hoặc bất cứ bộ phận nào khiến rất khó chịu.
- Viêm da tiếp xúc: Khi tiếp xúc với dị nguyên, có thể bà con sẽ thấy xuất hiện tình trạng nổi mẩn, bong trong, viêm loét, ngứa châm chích và nóng rát.
- Vảy nến: Trên cổ xuất hiện triệu chứng nổi mẩn ngứa và các lớp vảy trắng bong trong do các tế bào da tăng sinh bất thường tạo ra nhiều lớp sừng non.
- Rôm sảy: Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa hè. Bệnh rất phổ biến, khiến bà con cảm thấy bứt rứt, khó chịu.
- Viêm nang lông: Vi khuẩn xâm nhập khiến da bị kích ứng và bít tắc lỗ chân lông, thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị bởi bệnh liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa.
- Viêm mô tế bào: Bệnh lý da liễu cực kỳ nguy hiểm, xảy ra do nhiễm khuẩn. Vùng cổ có nhiều nốt đỏ, bị sưng, nóng gây ngứa và đau rát.
- Bệnh ghẻ: Sức đề kháng yếu và da không được vệ sinh sạch sẽ là 2 yếu tố làm cho vi trùng dễ dàng xâm nhập, tấn công lên da. Đây là bệnh lý da liễu có thể lây truyền qua tiếp xúc, người bệnh cần hết sức lưu ý.
Với câu hỏi bị nổi mẩn ngứa ở cổ có nguy hiểm không? Tuấn tôi xin khẳng định rằng đây là bệnh lý không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bị bệnh phản xạ đầu tiên của bà con đó là đưa tay vào gãi ở vùng cổ để giúp dễ chịu hơn. Cách làm này có thể khiến các nốt mẩn ngứa dễ dàng lây lan sang các khu vực khác, gây viêm da, nhiễm trùng hoặc sốc phản vệ. Bên cạnh đó, một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây hoại tử, ung thư da cực kỳ nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mẩn ngứa ở cổ
Để nhận biết được bệnh nổi mẩn ngứa ở cổ khá đơn giản, bà con hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của căn bệnh này:
ĐỪNG BỎ QUA: Cách Chữa Mẩn Ngứa Nào Hiệu Quả Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Câu Trả Lời Chi Tiết
- Vùng da cổ bị ngứa ngáy, châm chích, bứt rứt rất khó chịu, càng gãi lại càng thấy ngứa.
- Xuất hiện các mụn sần màu hồng đỏ và mụn nước nhỏ xung quanh cổ.
- Da cổ ửng đỏ, sưng nhẹ, bong tróc.
- Hiện tượng này có thể xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày rồi biến mất và không để lại sẹo trên da.
Các dấu hiệu này có thể trở nên dữ dội và kéo dài hơn trong một số bệnh lý hoặc khi bà con thường xuyên chà xát, cào gãi gây tổn thương da, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Tình trạng này có thể đeo bám dai dẳng và thường xuyên tái phát nếu không có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.
Do vậy, bà con cần chủ động đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Một số dấu hiệu bà con cần hết sức chú ý gồm:
- Nổi mẩn ngứa ở cổ trên 2 tuần nhưng không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn.
- Các cơn ngứa ngày càng dữ dội, khiến bà con mệt mỏi.
- Tình trạng nổi mẩn ở cổ lây lan sang các vùng da khác.
- Nổi mẩn đỏ ở cổ kèm dấu hiệu bất thường như sốt, đau tức ngực, sưng lưỡi, sưng môi, sưng đường thở, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, sút cân đột ngột, không rõ nguyên nhân,…
Các cách điều trị nổi mẩn ngứa ở cổ hiệu quả
Hiện nay có 3 cách điều trị nổi mẩn ngứa ở cổ bao gồm: Mẹo dân gian, thuốc Đông y và thuốc Tây y trị mẩn ngứa. Bà con tham khảo những thông tin sau đây để hiểu rõ hơn 3 phương pháp trên và đưa ra lựa chọn phù hợp, hiệu quả nhất.
Điều trị nổi mẩn ngứa bằng Tây y
Việc sử dụng thuốc Tây y được nhiều bà con áp dụng nhất bởi phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả nhanh, sử dụng đơn giản, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Một số loại thuốc trị mẩn ngứa được các bác sĩ chỉ định sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Bao gồm các loại thuốc Promethazin, Loratadin, Desloratadin,…. có tác dụng giúp giải phóng Histamin, giúp ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô da,…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Bao gồm các loại thuốc Pimecrolimus, Tacrolimus,… có tác dụng mạnh hơn thuốc kháng Histamin, giúp ức chế sản sinh interferon γ và sự hoạt hóa tế bào T.
- Thuốc bôi ngoài da chứa Corticoid: Bao gồm các loại thuốc Betamethasone, Fluocinolon, Triamcinolone, Hydrocortisone, Flucinar,… có tác dụng giúp giảm viêm, giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng kích ứng, mẩn đỏ, viêm da. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này bà con cần có sự đồng ý của bác sĩ. Vì các loại thuốc thuộc này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bà con.
- Kem dưỡng ẩm: Bao gồm các loại kem bôi như Cetaphil, Eucerin, CeraVe, Calamine… có tác dụng giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khô rát, bong tróc, giúp dưỡng ẩm cho da mềm mịn.
Trong một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở mức độ nghiêm trọng và việc điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống thông thường không đạt hiệu quả. Các bác sĩ có thể chỉ định cho bà con sử dụng phương pháp quang trị liệu. Ánh sáng cực tím bước sóng phù hợp sẽ được chiếu vào vùng cổ giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, kích ứng da. Đồng thời giúp da tự phục hồi.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh, bà con cũng cần lưu ý:
- Chỉ được phép sử dụng thuốc Tây khi có đơn thuốc, chỉ định của bác sĩ
- Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng dẫn đến không đủ liều hoặc quá liều
- Trong quá trình uống thuốc gặp tác dụng phụ cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mẹo dân gian chữa bệnh
Các cách chữa nổi mẩn ngứa ở cổ tại nhà phù hợp khi bệnh còn nhẹ, mới khởi phát. Bằng cách tận dụng những nguyên liệu tự nhiên sẵn có, tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da được cải thiện khá tốt. Có thể kể ra như:
- Lá bạc hà: Lượng menthol giúp làm dịu da, đồng thời ức chế vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh rửa sạch lá bạc hà, ngâm trong nước muối loãng 5 – 10 phút rồi đem giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da cổ bị nổi mẩn ngứa.
- Lá khế chua: Các hoạt chất trong lá khế rất tốt cho việc điều trị các bệnh da liễu, trong đó có nổi mẩn đỏ. Để cải thiện tình trạng này, bà con làm sạch lá khế bằng nước lạnh và ngâm trong nước muối pha loãng, sau đó cho vào cối giã nát cùng 1 ít muối hạt và đắp lên cổ.
- Nha đam: Các dưỡng chất trong nha đam rất tốt cho da, không chỉ làm dịu, giảm ngứa ngáy và nóng rát mà còn cải thiện các tổn thương, thúc đẩy phục hồi nhanh chóng. Bà con dùng phần gel trắng trong nha đam đắp trực tiếp lên vùng da cổ.
Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ, cách thực hiện cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn chưa cao và phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Trường hợp nổi mẩn ngứa ở cổ nghiêm trọng sẽ không thể áp dụng mà cần dùng thuốc Tây y hoặc Đông y để điều trị.
Chữa nổi mẩn ngứa ở cổ hiệu quả bằng Đông y
Trong Đông y, các biểu hiện viêm nhiễm nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da, trong đó có da cổ chủ yếu bắt nguồn từ việc cơ thể đề kháng yếu, bị các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp, nhiệt,… xâm nhập, lâu dần sinh ra huyết táo, sinh dưỡng da yếu, dẫn đến khô rát, nổi mẩn đỏ, châm chích ngứa ngáy.
Nguyên tắc điều trị của thuốc Đông y là tập trung loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh từ bên trong, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác gây nhân bệnh. Hơn nữa, các bài thuốc của Đông y đều được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên, không gây tác dụng phụ và tốt cho sức khỏe. Nhờ đó, bệnh được điều trị tận gốc mang lại hiệu quả bền vững.
Nhìn chung, nổi mẩn ngứa ở cổ là tình trạng kích ứng da thường gặp, tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt. Hy vọng những thông tin được Tuấn tôi đề cập trong bài viết này đã mang đến kiến thực hữu ích, giúp bà con hiểu rõ hơn về tình trạng này. Từ đó, mỗi người có thể chủ động nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn. Khi tình trạng có xu hướng trầm trọng và biến chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để giải quyết triệt để.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!