Bị Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Và Cách Xử Lý Tốt Nhất – Lương Y Đỗ Minh Tuấn Giải Thích

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Nhiều bà con cứ nghĩ nóng trong người nổi mề đay là chuyện nhỏ, vài hôm sẽ tự hết. Nhưng Tuấn tôi từng chứa một anh trai ngoài bốn mươi, da đỏ rực, ngứa ngáy khắp người, mề đay lặn rồi lại bùng phát. Hóa ra, không chỉ do đồ cay nóng mà còn do gan tích nhiệt, tỳ vị suy yếu, khiến độc tố không thải ra ngoài được. Nếu chỉ chữa ngoài da mà không điều chỉnh bên trong, bệnh sẽ tái đi tái lại. Trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ chia sẻ cách nhận biết, nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả, giúp bà con xử lý tận gốc tình trạng này.

Bị nóng trong người nổi mề đay là gì? Nguyên nhân do đâu?

Bà con nào từng gặp cảnh da bỗng dưng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm, đặc biệt sau khi ăn đồ cay nóng hoặc thời tiết oi bức, chắc hẳn sẽ rất khó chịu. Tuấn tôi đã gặp không ít trường hợp như vậy, nhiều người cứ nghĩ do dị ứng đơn thuần, nhưng thực chất, đây là dấu hiệu của tình trạng nóng trong người nổi mề đay.

Quan niệm Đông y về nóng trong người gây mề đay

Theo Đông y, mề đay xuất phát từ chứng phong nhiệt và thấp nhiệt tích tụ trong cơ thể. Khi gan, tỳ, thận hoạt động kém, độc tố không được đào thải qua đường tiêu hóa, mà bị đẩy ra ngoài qua da, gây nổi mẩn đỏ, ngứa rát. Đông y gọi đây là hiện tượng huyết nhiệt, tức là nhiệt độc lắng đọng trong máu, khi gặp yếu tố kích thích như thực phẩm cay nóng, rượu bia, thời tiết hanh khô, bệnh dễ bùng phát.

Nóng trong bị nổi mề đay là hiện tượng nhiệt huyết
Nóng trong bị nổi mề đay là hiện tượng nhiệt huyết

Giải thích theo y học hiện đại

Y học hiện đại cũng nhận định rằng, nóng trong người gây mề đay liên quan mật thiết đến chức năng gan và hệ miễn dịch. Khi gan bị suy giảm chức năng thải độc, cơ thể tích tụ nhiều chất dư thừa, kích thích phản ứng viêm trên da, dẫn đến hiện tượng nổi mề đay. Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch quá mẫn cảm, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng dễ bị mề đay khi tiếp xúc với yếu tố gây kích thích.

Đa số các trường hợp mề đay không nguy hiểm, các nốt sần đỏ tự biến mất sau một thời gian mà không cần dùng thuốc điều trị. Nhưng đối với trường hợp bà con bị nóng trong người, mề đay xuất hiện thường xuyên không thuyên giảm cần khám và chữa trị sớm. Bởi, nếu hiện tượng suy giảm chức năng gan kéo dài, không chỉ mề đay mà còn gây ra nhiều vấn đề bất thường khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nhận biết nóng trong người nổi mề đay

Nhiều bà con hay nhầm lẫn mề đay do nóng trong với dị ứng thông thường, dẫn đến điều trị không đúng cách. Tuấn tôi từng gặp một chị gái ngoài ba mươi, da nổi đầy mẩn đỏ sau khi ăn lẩu cay, uống nước đá lạnh. Nghĩ rằng dị ứng thực phẩm, chị uống thuốc kháng histamin, mẩn lặn nhưng chỉ vài ngày sau lại tái phát. Khi thăm khám, Tuấn tôi kiểm tra thấy dấu hiệu huyết nhiệt rất rõ, gan yếu, hệ tiêu hóa kém. Vì vậy, muốn trị mề đay do nóng trong, bà con cần nhận diện đúng triệu chứng.

  • Da nổi mẩn đỏ, nóng rát, có cảm giác châm chích: Mề đay do nóng trong thường khởi phát đột ngột, có thể xuất hiện ở một vùng da rồi lan rộng khắp cơ thể.
  • Ngứa nhiều hơn vào ban đêm: Càng về đêm, nhiệt trong cơ thể tích tụ khiến tình trạng ngứa tăng lên, gây khó ngủ, mệt mỏi.
  • Nổi mề đay sau khi ăn đồ cay nóng, rượu bia: Nếu bà con thường xuyên bị mề đay sau khi ăn uống những thực phẩm này, rất có thể nguyên nhân là do nóng trong.
  • Cảm giác bứt rứt, khó chịu, khát nước liên tục: Do nhiệt tích tụ trong cơ thể, người bệnh dễ cảm thấy nóng bức, khô miệng, khát nước nhiều hơn bình thường.
  • Da sưng đỏ, có thể kèm theo nổi mụn nước nhỏ: Một số bà con khi bị nặng có thể xuất hiện các nốt mụn nước li ti trên vùng da bị tổn thương.
  • Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vùng lưng và trán: Khi nhiệt trong cơ thể quá mức, bà con có thể bị ra mồ hôi liên tục, cảm giác lúc nào cũng oi bức.
  • Hơi thở nóng, nước tiểu vàng sậm: Đây là dấu hiệu đặc trưng của nóng gan, cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố, cần được thanh nhiệt kịp thời.
  • Mề đay tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng: Không giống như dị ứng thông thường, mề đay do nóng trong thường xuất hiện rồi tự lặn nhưng lại dễ tái phát, nhất là khi ăn uống không hợp lý hoặc thời tiết thay đổi.

TÌM HIỂU THÊM: Nóng Gan Nổi Mề Đay Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục

Ngứa ngáy, nổi mẩn đổ từng vùng nhỏ hoặc mảng lớn trên cơ thể
Ngứa ngáy, nổi mẩn đổ từng vùng nhỏ hoặc mảng lớn trên cơ thể

Mề đay do nóng trong người có thể kéo dài hơn những trường hợp kích ứng ngoài da. Nếu cơ thể không được làm mát, đào thải độc tố, tình trạng này có thể ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, ngứa ngáy làm giấc ngủ, sức khỏe của bà con ngày càng suy nhược.

Bị nóng trong người nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nóng trong người nổi mề đay là tình trạng nhiều bà con gặp phải. Nếu điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hiện tượng nổi mẩn ngứa khó chịu sẽ thuyên giảm mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên một số trường hợp nguyên nhân gây mề đay nóng trong do bệnh lý cần can thiệp chữa trị bằng biện pháp phù hợp.

Khi nào nóng trong nổi mề đay không đáng lo?

  • Nếu chỉ bị mẩn ngứa nhẹ, không có triệu chứng khác đi kèm, bà con có thể theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh tự cải thiện.
  • Nếu chỉ có mẩn đỏ và ngứa, không bị sưng nề ở mặt, môi, mắt hay khó thở, thì thường không quá nguy hiểm.
  • Mề đay do nóng trong nhưng chỉ xảy ra một lần sau khi ăn đồ cay nóng hoặc uống rượu bia thì có thể chỉ là phản ứng tạm thời của cơ thể.

Khi nào nóng trong nổi mề đay trở nên nguy hiểm, cần đi khám ngay?

  • Nếu bà con cứ ăn đồ nóng, uống bia rượu là nổi mề đay, dùng thuốc dị ứng thì lặn nhưng vài hôm lại tái phát, rất có thể bệnh đã chuyển sang mãn tính. Khi này, chức năng gan thận suy yếu, cơ thể tích tụ độc tố, không thể đào thải hết qua đường tiêu hóa mà phát ra ngoài da.
  • Bà con bị mề đay dẫn đến không ngủ được vì ngứa quá, đêm nào cũng trằn trọc, mất ngủ triền miên. Lâu ngày, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, làm sức đề kháng yếu hơn, khiến bệnh lại càng khó chữa.
  • Nếu môi bắt đầu sưng, thở khò khè. Đây là dấu hiệu phù mạch, nếu lan xuống cổ họng sẽ gây khó thở, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp.
  • Nếu bà con thấy ai bị mề đay kèm theo chóng mặt, tụt huyết áp, khó thở, có thể đây là sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng cực kỳ nguy hiểm, cần đưa đi bệnh viện ngay.
  • Trẻ nhỏ hay người có làn da nhạy cảm dễ bị viêm nhiễm khi gãi nhiều, làm trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da, thậm chí bội nhiễm lan rộng.
Nếu nổi mề đây kèm theo sưng môi, sốt, khó thở... bà con cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức
Nếu nổi mề đây kèm theo sưng môi, sốt, khó thở… bà con cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức

20 năm điều trị mề đay, Tuấn tôi nhận thấy rằng nóng trong nổi mề đay có thể nhẹ hoặc rất nguy hiểm, tùy vào cơ địa và cách xử lý. Bà con không nên chủ quan mà cần hiểu rõ nguyên nhân, theo dõi kỹ triệu chứng, nhất là khi bệnh kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường. Điều quan trọng là phải điều trị từ gốc, giúp cơ thể thanh nhiệt, đào thải độc tố thay vì chỉ tập trung giảm ngứa bên ngoài.

Phương pháp điều trị nóng trong người nổi mề đay

Nóng trong người nổi mề đay điều trị như thế nào? Như Tuấn tôi đã chia sẽ, không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp điều trị. Mề đay nổi mẩn ngứa sau một thời gian thuyên giảm nếu bà con biết cách điều chỉnh thói quen sống và ăn uống giúp gan đào thảo độc tố, thanh lọc cơ thể.

Tuy nhiên, những trường hợp nóng trong người do bệnh lý, gặp tác dụng phụ của thuốc,… sẽ cần những điều chỉnh, can thiệp chuyên sâu hơn để tránh gây biến chứng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nổi mề đay của mỗi người để có cách trị nổi mề đay tại nhà phù hợp nhất. Bà con có thể tham khảo một số hướng khắc phục sau:

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống

Để khắc phục mề đay nhanh chóng an toàn mà không cần dùng thuốc, bà con nên chủ động sắp xếp lại cuộc sống từ những thói quen không lành mạnh đến việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn. Những vấn đề dưới đây, bà con lưu ý:

Chế độ dinh dưỡng

  • Hạn chế thực phẩm gây nóng, ảnh hưởng đến gan: đồ cay nóng như ớt, tiêu, gừng, rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Bổ sung thực phẩm thanh nhiệt, mát gan: thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất lành mạnh, rau củ quả, trái cây tươi, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…
  • Không nên bỏ bữa, nhịn ăn lâu vì cơ thể suy nhược sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh.
  • Ăn đúng giờ, không ăn quá khuya để gan có thời gian nghỉ ngơi và thải độc hiệu quả.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, giúp gan, thận hoạt động tốt hơn.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng nếu cần: viên uống bổ sung rau củ, vitamin C, vitamin E…

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ngủ đủ giấc, để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
  • Vận động cơ thể, tập thể dục để máu huyết lưu thông, tăng cường đào thải độc tố, chuyển hóa trong cơ thể.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, dùng sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Không nên tắm nước quá nóng vì có thể làm da khô, kích thích cơn ngứa nặng hơn.
  • Không cào gãi, chà xát quá mạnh lên da, tránh tiếp xúc với người bị bệnh da liễu khi cơ địa của bà con nhạy cảm hoặc đang có vết thương hở trên da.
  • Thường xuyên giặt chăn màn, vệ sinh không gian sinh hoạt, phòng ngủ để tránh các tác nhân gây dị ứng làm bùng phát mề đay vào ban đêm.

Dùng thảo dược chữa nóng trong người nổi mề đay

Nhiều bà con thích dùng các mẹo dân gian vì nguyên liệu dễ tìm, an toàn và ít tác dụng phụ. Nếu tình trạng mề đay không nặng, bà con có thể áp dụng các mẹo sau:

ĐỪNG BỎ LỠ: 10 Cách chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam thảo dược từ dân gian hiệu quả

Dùng trà thảo dược, nước ép tự nhiên, hoặc nấu nước lá tắm chữa mề đay
  • Uống trà thảo mộc: tía tô đất, hoa cúc, cam thảo…
  • Uống nước ép thanh nhiệt: rau má, chanh, táo, diếp cá…
  • Tắm nước lá thảo dược: lá khế, lá trà xanh, lá kinh giới…
  • Chườm mát bằng khăn ướt. Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da để tránh bỏng lạnh.

Điều trị bằng thuốc

Khi bị mề đay nặng, nhiều bà con tìm đến thuốc Tây để giảm nhanh triệu chứng. Tây y có thể giúp kiểm soát tình trạng ngứa, sưng đỏ. Nhưng nếu lạm dụng, bệnh có thể tái phát và gây tác dụng phụ.

  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng giảm nhanh tình trạng ngứa, mẩn đỏ bằng cách ức chế chất gây dị ứng trong cơ thể. Không nên dùng kéo dài vì có thể gây buồn ngủ, khô miệng, ảnh hưởng đến thần kinh.
  • Thuốc corticoid: Dùng trong các trường hợp mề đay nặng, không đáp ứng với thuốc kháng histamin. Nhưng nếu bà con dùng lâu dài có thể gây suy tuyến thượng thận, loãng xương, teo da.
  • Thuốc giải độc gan, bổ gan: Một số bà con bị nóng trong người nổi mề đay do gan yếu, cần dùng thêm thuốc hỗ trợ giải độc gan. Bà con vẫn nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để đạt hiệu quả tốt nhất.

DÀNH CHO BẠN: TOP 10 Thuốc Trị Mề Đay Cấp – Mãn Tính Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

Điều trị bằng Y học cổ truyền

Hơn 20 điều trị mề đay, Tuấn tôi nhận thấy rằng Y học cổ truyền mang lại hiệu quả tốt cho những trường hợp bị nóng trong người nổi mề đay dai dẳng, tái phát nhiều lần. Đông y không chỉ tập trung vào giảm triệu chứng mà còn điều chỉnh khí huyết, giúp cơ thể tự cân bằng, hạn chế bệnh quay lại.

Nguyên tắc điều trị Đông y

  • Thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể đào thải nhiệt độc ra ngoài.
  • Điều hòa chức năng gan, tỳ, thận, giúp tăng cường khả năng thải độc tự nhiên.
  • Dưỡng huyết, ổn định khí huyết, giúp da khỏe mạnh hơn.
Các bài thuốc đông y trị mề đay lành tính và hiệu quả lâu dài
Các bài thuốc đông y trị mề đay lành tính và hiệu quả lâu dài

Ưu điểm của Đông y trong điều trị mề đay

  • Điều trị tận gốc, không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn cân bằng cơ thể.
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn, ít tác dụng phụ.
  • Hiệu quả lâu dài, giúp hạn chế tái phát bệnh.

Lưu ý: Bà con chữa trị bằng Đông y cần phải kiên trì, vì thuốc không biểu hiện tác dụng nhanh như thuốc Tây. Ngoài ra phải tìm đúng thầy, đúng thuốc, tránh dùng thảo dược không rõ nguồn gốc.

Phòng ngừa nóng trong người nổi mề đay hiệu quả

Tuấn tôi nhận thấy rằng, nhiều bà con chỉ quan tâm đến việc giảm ngứa, làm dịu da mà quên mất phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Để tránh tình trạng nóng trong người nổi mề đay tái phát, bà con cần chú ý điều chỉnh từ bên trong, kết hợp ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc cơ thể đúng cách.

  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, bia rượu vì chúng khiến gan bị quá tải, dễ gây mề đay tái phát.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả mát như rau má, bồ công anh, diếp cá, giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
  • Uống đủ nước để hỗ trợ gan, thận hoạt động hiệu quả, tránh tích tụ nhiệt độc trong cơ thể.
Thay đổi lối sống giúp cơ thể thay đổi từ bên trong
  • Tránh thức khuya, căng thẳng kéo dài vì stress làm hệ miễn dịch suy yếu, dễ gây nóng trong và kích ứng da.
  • Vận động thường xuyên giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm tình trạng ứ trệ nhiệt độc trong cơ thể.
  • Không gãi mạnh khi bị ngứa để tránh gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát khiến da bị bí bách, dễ kích thích nổi mề đay.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, nước hoa, phấn hoa nếu có cơ địa dị ứng.

Nóng trong người nổi mề đay không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu không điều trị đúng cách. Tuấn tôi luôn khuyên bà con rằng, muốn hết bệnh tận gốc, không nên chỉ tập trung vào giảm triệu chứng bên ngoài mà cần điều chỉnh từ bên trong. Kết hợp đúng phương pháp, ăn uống hợp lý, giữ gìn sinh hoạt là cách tốt nhất để tránh bệnh tái phát.

Nếu bà con cần tư vấn kỹ hơn về cách điều trị nóng trong người nổi mề đay theo Đông y, có thể liên hệ trực tiếp với Tuấn tôi qua:

Đánh giá bài viết

5/5 - (9 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do cơ thể phản ứng với nhiệt...

Nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là những ai đã có tiền sử dị...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về vấn đề trẻ bị nổi mề đay về đêm, khiến trẻ khó chịu,...

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuấn tôi từng gặp rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua