Uống Rượu Bị Dị Ứng Mẩn Đỏ Có Phải Bệnh? Cách Khắc Phục

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Uống rượu bị dị ứng mẩn đỏ là trường hợp nhiều bà con gặp phải. Tình trạng này cho thấy cơ thể bà con bị dị ứng với thành phần rượu hoặc do các yếu tố khác ảnh hưởng. Một vài trường hợp dị ứng rượu, mẩn đỏ da liên quan đến bệnh lý. Tuấn tôi sẽ đề cập chi tiết hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây, bà con theo dõi để sớm có cách khắc phục phù hợp.

Uống rượu bị dị ứng mẩn đỏ có phải là bệnh? Nguyên nhân do đâu?

Bà con uống rượu mà bị mẩn đỏ, ngứa ngáy thì có thể là dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng bất thường của cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn là lời cảnh báo về sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu?

Uống rượu bị dị ứng mẩn đỏ có phải là bệnh?
Da dị ứng mẩn đỏ sau uống rượu có liên quan đến nhiều yếu tố

  • Dị ứng rượu: Một số người không dung nạp được cồn hoặc dị ứng với thành phần trong rượu (như gạo nếp, trái cây lên men, phụ gia). Khi đó, cơ thể sản sinh kháng thể để chống lại, gây nổi mề đay, đỏ da, sưng môi, ngứa ngáy. Trường hợp nặng có thể khó thở, phù mạch, cần đến bác sĩ ngay.
  • Gan suy yếu: Rượu bia làm gan hoạt động quá tải, không kịp chuyển hóa độc tố. Khi acetaldehyde (chất độc từ rượu) tồn đọng, cơ thể phản ứng bằng cách thải độc qua da, gây mẩn đỏ, ngứa rát. Nếu uống rượu thường xuyên, bà con dễ mắc viêm gan, xơ gan nguy hiểm.
Uống rượu bị dị ứng mẩn đỏ có phải là bệnh?
Một số người bị dị ứng thành phần trong rượu dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa trên da
  • Cơ thể không dung nạp rượu: Một số người bẩm sinh thiếu enzyme chuyển hóa rượu, khiến độc tố tích tụ, gây đỏ da, đau đầu, buồn nôn, hạ huyết áp. Tình trạng này khó khắc phục, bà con nên hạn chế tối đa bia rượu.
  • Mất nước: Rượu làm cơ thể đào thải nước nhiều hơn bình thường, dẫn đến da khô, kích ứng, nổi mề đay. Nếu không bù nước kịp thời, tình trạng ngứa ngáy, nóng rát có thể nặng hơn.
  • Mạch máu nhạy cảm: Cồn có thể kích thích mạch máu giãn nở quá mức, gây đỏ mặt, mề đay, ngứa ngáy. Người có cơ địa nhạy cảm hoặc lạm dụng rượu bia dễ gặp tình trạng này.
  • Rối loạn nội tiết tố: Rượu làm hormone thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn, khiến da dễ nổi mụn, ngứa rát, dị ứng. Đặc biệt, những người uống rượu thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng nội tiết lâu dài.

Nhìn chung, uống rượu bị dị ứng mẩn đỏ không phải bệnh, nhưng là dấu hiệu cơ thể không dung nạp được rượu hoặc gan đang suy yếu.

Uống rượu bị dị ứng nổi mẩn đỏ có nguy hiểm?

Nhiều bà con gặp Tuấn thắc mắc nếu uống rượu bị dị ứng nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Đối với tình trạng nổi mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng nặng nề hơn như sốc phản vệ, khó thở, phù nề, tức ngực, lan rộng vùng bị tổn thương ra nhiều khu vực khác,… bà con không thể chủ quan.

Bởi, nếu tình trạng dị ứng, ngộ độc rượu xảy ra nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh lúc này cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Do đó, nếu bà con sau khi uống rượu bị dị ứng nổi mẩn đỏ kèm theo các dấu hiệu bất thường hãy thông báo với người thân, bạn bè để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Nếu tình trạng dị ứng, ngộ độc rượu xảy ra nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong
Nếu tình trạng dị ứng, ngộ độc rượu xảy ra nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong

Cần làm gì để khắc phục mẩn đỏ dị ứng khi uống rượu?

Bà con uống rượu mà bị dị ứng, nổi mẩn đỏ thì trước hết đừng hoảng hốt. Thông thường, các vết đỏ sẽ tự biến mất khi rượu được đào thải khỏi cơ thể, nhưng nếu kéo dài hoặc đi kèm triệu chứng bất thường, bà con cần xử lý kịp thời.

Trường hợp nhẹ

Bà con có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà để giảm ngứa, làm dịu da:

  • Dùng lá tía tô: Đun nước lá tía tô tắm hoặc lau người giúp giảm viêm, mề đay.
  • Đắp nha đam: Nha đam làm dịu da, giảm mẩn đỏ nhanh chóng. Chỉ cần lấy gel nha đam bôi lên vùng da bị kích ứng.
  • Uống trà thảo mộc: Trà xanh, trà hoa cúc, atiso giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, giảm ngứa hiệu quả.
Đun nước lá tía tô tắm hoặc lau người giúp giảm viêm, mề đay.
Đun nước lá tía tô tắm hoặc lau người giúp giảm viêm, mề đay.

Nếu sau vài giờ tình trạng dị ứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tăng nặng, bà con nên đi khám để kiểm tra chức năng gan và sức khỏe tổng thể.

Trường hợp nặng

Nếu bà con bị nổi mẩn đỏ kèm khó thở, đau đầu, buồn nôn dữ dội, có thể là dấu hiệu sốc phản vệ hoặc ngộ độc rượu, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống dị ứng hoặc điều trị phù hợp tùy vào mức độ nặng nhẹ. Quan trọng là không tự ý uống thuốc, tránh biến chứng nguy hiểm.

Các vấn đề lưu ý khi bị dị ứng mẩn đỏ do uống rượu

Ngoài những thông tin mà Tuấn tôi đã chia sẻ ở trên, bà con cũng cần lưu ý thêm một số điều để hạn chế nguy cơ dị ứng tái phát hoặc trở nặng:

  • Tránh lạm dụng rượu bia: Nếu đã từng bị dị ứng, tốt nhất bà con nên hạn chế hoặc ngừng uống rượu, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến gan, hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
  • Ăn nhẹ trước khi uống: Không nên để bụng đói khi uống rượu, vì khi đó rượu hấp thu nhanh hơn, làm tăng nguy cơ ngộ độc, kích ứng dạ dày và phản ứng dị ứng mạnh hơn.
  • Bổ sung nước đầy đủ: Uống nước lọc, nước chanh loãng, trà gừng, mật ong giúp hỗ trợ gan thải độc, làm dịu tình trạng mẩn đỏ và hạn chế kích ứng da.
  • Bảo vệ chức năng gan: Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa để giúp gan khỏe mạnh, tăng khả năng lọc thải độc tố do rượu gây ra.
Các vấn đề lưu ý khác
Ngưng việc lạm dụng rượu bia để bảo vệ một cơ thể khỏe mạnh

Bên cạnh đó, bà con cũng nên theo dõi cơ thể sau mỗi lần uống rượu, nếu thấy tình trạng dị ứng ngày càng nghiêm trọng, tái phát thường xuyên, tốt nhất nên đi khám để kiểm tra chức năng gan và có hướng xử lý phù hợp.

Hy vọng những vấn đề Tuấn tôi đã đề cập giúp bà con hiểu rõ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng uống rượu bị dị ứng nổi mẩn đỏ. Hiện tượng bất thường ngoài da có thể biến mất trong thời gian ngắn. Thế những cũng có trường hợp ngộ độc, dị ứng nặng có kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm cần được cấp cứu để tránh các rủi ro không có lợi cho sức khỏe, tính mạng.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do cơ thể phản ứng với nhiệt...

Nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là những ai đã có tiền sử dị...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về vấn đề trẻ bị nổi mề đay về đêm, khiến trẻ khó chịu,...

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuấn tôi từng gặp rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua