Trẻ Bị Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Để Phụ Huynh Nắm Rõ
Trẻ bị nổi mề đay cũng tương tự như trường hợp ở người trưởng thành, nhưng do làn da của trẻ nhạy cảm hơn nên nốt mẩn ngứa sẽ nổi rõ và có chiều hướng xảy ra thường xuyên. Những lúc như thế cha mẹ không nên chủ quan mà nên theo dõi kỹ để sớm thăm khám và có được hướng điều trị phù hợp cho bé con nhà mình, đừng để bé phải chịu ngứa ngáy, khó chịu mà ảnh hưởng đến thể trạng chung của bé.
Trẻ bị nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không? Lương y Tuấn tôi giải thích rõ
Trẻ bị nổi mề đay là một trong những vấn đề thường gặp. Có nhiều nguyên nhân gây mề đay, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trên da trẻ lúc này hình thành những nốt, mảng mẩn ngứa, màu đỏ dễ nhận biết bằng mắt thường. Tuấn tôi cũng đã đề cập đến bài viết trước, mề đay có thể diễn ra cấp tính hoặc kéo dài mãn tính có thể lặp lại thường xuyên. Đối với trẻ em, do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển một cách toàn diện, miễn dịch non yếu dễ bị tác nhân gây hại tấn công.
ĐỌC NGAY: Mề Đay Cấp Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất Giúp Bé Khỏe, Cha Mẹ An Tâm
Trẻ bị nổi mề đay cấp tính phổ biến hơn mãn tính. Trong đó, bé gái có nguy cơ cao hơn. Do đó, bố mẹ nên thận trọng nếu nhận thấy những triệu chứng viêm da, dị ứng mẩn đỏ không thuyên giảm. Khi đó, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Tùy từng mức độ bệnh lý bác sĩ sẽ hướng dẫn bà con cách chữa trị bệnh cho trẻ nhỏ.
Trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Như đã nói, tình trạng này có chiều hướng thuyên giảm sau thời gian mà không cần can thiệp điều trị quá phức tạp. Mặc dỳ vậy, các triệu chứng mề đay có thể ảnh hưởng đời sống của bé, khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, kém ăn, chậm lớn.
Đối với trẻ tiếp tục tiếp xúc với tác nhân dị ứng có thể tăng triệu chứng mề đay, phát sinh các rủi ro khác như nhiễm trùng da, suy nhược cơ thể, phù mạch, khó thở,… thậm chí là sốc phản vệ. Chính vì thế, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ khi thấy triệu chứng mề đay kéo dài không thuyên giảm.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ nên biết
Nổi mề đay nói chung và trường hợp trẻ bị nổi mề đay nói riêng xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Dưới đây là những vấn đề Tuấn tôi thường gặp khi thăm khám cho các bệnh nhi:
Nguyên nhân bên ngoài
- Trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài như lông thú nuôi, quần áo, dị ứng với xà phòng tắm, giặt, khói bụi, phấn hoa,…
- Sự thay đổi bất thường của thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em. Đặc biệt là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và từ lạnh sang nóng.
- Nguồn nước bị ô nhiễm, không vệ sinh tắm rửa cho trẻ sạch sẽ khiến hại khuẩn lưu trú trên da dẫn đến nổi mẫn ngứa, khó chịu.
- Trẻ em bị côn trùng cắn dẫn đến phát ban, nổi mề đay.
- Tã bị ướt, quần áo bó sát, chăn mền không sạch sẽ,… là những yếu tố liên quan đến tình trạng trẻ nổi mề đay.
Nguyên nhân bên trong
- Trẻ ăn phải thực phẩm không phù hợp dẫn đến tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa mề đay. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ kể đến như đậu nành, đậu phộng, sữa tươi, hải sản có vỏ,…
- Nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến mề đay. Trẻ có cơ địa nhạy cảm hơn người lớn, do đó dễ bị hại khuẩn tấm công. Chúng xâm nhập vào đường hô hấp, đường thức ăn, nước uống,… ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, gây dị ứng da và nhiều vấn đề liên quan khác.
- Tác dụng phụ của thuốc khi trẻ dùng thuốc chữa bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân gây mề đay ở trẻ em thường gặp hiện nay. Các loại thuốc kháng sinh, thuốc không steroid là những loại thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ cho trẻ nhỏ cao.
- Trẻ bị nổi mề đay do mắc phải các bệnh lý khác như bệnh về gan, bệnh tuyến giáp, bệnh da liễu,…
Các bậc phụ huynh phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường cần quan sát, theo dõi và hỗ trợ khắc phục cho bé càng sớm càng tốt. Nếu mề đay nhẹ có thể thuyên giảm trong vòng 6 tuần, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nhận thấy tình trạng kéo dài không khỏi, bà con nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
Các dấu hiệu trẻ bị nổi mề đay dễ nhận biết
Không quá khó để bà con phát hiện tình trạng trẻ bị nổi mề đay. Bởi, những tổn thương trên bề mặt da xuất hiện có thể quan sát bằng mắt thường. Theo đó, bố mẹ trẻ sẽ dễ dàng nhận biết mề đay từ những biểu hiện chính như:
ĐỪNG BỎ QUA: Tại Sao Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm? Cách Điều Trị Tốt Nhất Lương Y Tuấn Tôi Dành Cho Các Bé
- Nốt đỏ, mảng đỏ, màu hồng trắng xuất hiện trên bề mặt da.
- So với những vùng da khác, bà con có thể xác định ranh giới vùng da bệnh và da khỏe dễ dàng.
- Cơn ngứa ngáy kéo đến bất cứ lúc nào, đặc biệt có thể gây ngứa về đêm khi trẻ ngủ.
- Bề mặt da có cảm giác bị châm chích, nóng rát.
- Một số trường hợp trẻ bị nổi mề đay có hiện tượng phù mạch ở tay, chân, miệng, mắt hay thậm chí là bộ phận sinh dục.
- Cơn đau nhẹ kèm theo, tuy nhiên phù mạch do mề đay không gây đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ.
Nếu bà con nhận thấy các triệu chứng kể trên kéo dài hoặc có xu hướng chuyển biến nặng, nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ có những triệu chứng như sưng lưỡi, mặt, thở dốc, mê man, không tỉnh táo, buồn nôn, nôn thóc, khó nuốt,…
Phương pháp điều trị nổi mề đay ở trẻ em
Khi đưa bé đến gặp bác sĩ, thông qua những biểu hiện bên ngoài da, bác sĩ sẽ xác định bước đầu vấn đề mà bé đang gặp phải. Lúc này, cha mẹ nên khai báo những thông tin cần thiết về trẻ để bác sĩ nắm kỹ hơn tình hình sức khỏe của trẻ, bao gồm tiền sử dị ứng, kích thích, tình hình bệnh lý đang gặp phải, thói quen sinh hoạt,… Từ đó đưa ra cách chữa nổi mề đay ở trẻ hiệu quả và an toàn nhất.
Phương pháp chữa trẻ bị nổi mề đay tại nhà
Như tôi đã đề cập, trẻ bị nổi mề đay có thể không cần điều trị. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để điều chỉnh thay đổi giúp trẻ cải thiện dần mà không cần can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu. Theo đó, những cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ giúp sớm khỏi bệnh đơn giản như sau:
- Chăm sóc vùng da bị tổn thương: Bố mẹ cần giữ vệ sinh khu vực bị mề đay trên người trẻ. Đồng thời, vệ sinh da toàn thân, tắm rửa cho bé mỗi ngày thật sạch sẽ. Ngoài sử dụng nước ấm thông thường, bà con có thể nấu nước lá cây chữa mề đay cho bé tại nhà. Thảo dược chứa hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.
- Chườm lạnh cho trẻ: Phương pháp có tác dụng gây tê tạm thời, giúp trẻ giảm nguy cơ ngứa ngáy khó chịu trên da. Nhiệt độ của nước đá lạnh cũng hỗ trợ làm mát da, giảm kích ứng. Bà con cũng cần lưu ý không nên chườm lạnh quá lâu để tránh gây bỏng lạnh cho trẻ nhỏ.
- Sử dụng kem dưỡng da: Một số loại kem dưỡng da cho trẻ em giúp giảm ngứa ngáy mề đay. Dùng sản phẩm chăm sóc mỗi ngày một thời gian sau tình trạng ngứa ngáy được kiểm soát đáng kể.
- Các điều chỉnh khác: Lựa chọn quần áo phù hợp cho trẻ em, bà con cũng nên giặt phơi đồ cho bé ngoài nắng để diệt khuẩn, tránh tác nhân gây hại lưu trú dẫn đến tái phát mề đay. Ngoài ra, bố mẹ trẻ cũng cần vệ sinh giường, giặt chăn nệm cho bé, hạn chế nguy cơ bé cào gãi ngứa khiến da bị tổn thương. Không cho bé ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng, dùng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ,…
Những điều chỉnh nhỏ tại nhà giúp trẻ giảm triệu chứng mề đay nhanh chóng và an toàn, phù hợp với các bé nổi mề đay do dị ứng nhẹ, mức độ cấp tính không quá nguy hại. Tuy nhiên, đối với trường hợp viêm nhiễm, tổn thương da nặng hơn, trẻ cần được khám và điều trị bằng các cách phù hợp hơn.
Điều trị trẻ bị nổi mề đay bằng thuốc Tây
Như tôi cũng đã chia sẻ, bố mẹ có trẻ bị nổi mề đay không nên dùng thuốc bừa bãi cho trẻ nhỏ. Bởi, một thời gian các triệu chứng mề đay có chiều hướng thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu.
Tuy nhiên, với trường hợp mề đay kéo dài, có xu hướng trở nên nặng nề, bố mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ sớm. Để khắc phục chứng bệnh này, trẻ sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là những loại được sử dụng:
- Thuốc kháng histamin: Chỉ định cho những trường hợp mề đay nặng, mẩn ngứa nổi toàn thân. Tùy vào độ tuổi và cân nặng của trẻ, thuốc sẽ được kê đơn với hướng dẫn liều dùng phù hợp. Công dụng chính của thuốc là giúp ngăn tình trạng dị ứng lan rộng, an thần cho bé giấc ngủ ngon về đêm không bị ngứa ngáy khó chịu.
- Thuốc chẹn H2: Thuốc có tác dụng giúp làm dịu da, cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Dùng thuốc dạng uống hoặc tiêm tùy vào tình trạng mề đay và thể trạng của trẻ nhỏ. Thận trọng bởi thuốc có khả năng gây tác dụng phụ về tiêu hóa, đau nhức đầu.
- Các loại thuốc khác: Bên cạnh những loại thuốc kể trên, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn thuốc corticosteroid, thuốc hen suyễn dạng tiêm hoặc các chất ức chế hệ miễn dịch,… để ngăn chặn triệu chứng mề đay gây khó chịu ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của trẻ nhỏ.
Mỗi loại thuốc sẽ mang lại hiệu quả nhất đinh, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng và liều dùng cho phù hợp. Bà con không nên tự ý thay đổi liều dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn. Bởi, nếu dùng không đúng cách, sai thuốc có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ không mong đợi.
Thuốc Đông y chữa mề đay ở trẻ nhỏ
Chữa nổi mề đay ở trẻ bằng Đông y là phương pháp an toàn, mang tới hiệu quả cao đang được nhiều phụ huynh lựa chọn. Theo YHCT, nổi mề đay là bệnh thuộc chứng phong, nguyên nhân do 2 yếu tố gồm:
- Ngoại nhân: Phong hàn, phong nhiệt
- Nội nhân: Sức đề kháng giảm, cơ thể suy nhược, khí huyết ứ trệ,…
Dựa vào nguyên nhân này, Đông y điều trị tận gốc bằng cách kích thích khả năng tự phục hồi và giải độc của cơ thể. Ngoài ra, Đông y còn chú trọng nâng cao chức năng tạng phủ, sức đề kháng của trẻ nhỏ, từ đó cân bằng âm dương, giúp ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Thuốc Đông y sử dụng nhiều thảo dược tự nhiên, có dược tính tốt, lành tính với trẻ em. Do đó, điều trị nổi mề đay ở trẻ bằng Đông y không gây tác dụng phụ. Đáng nói, các bác sĩ, lương y sẽ bốc thuốc dựa vào tình trạng bệnh của mỗi bé từ đó kê đơn gia giảm thành phần phù hợp nhất, giúp mang tới hiệu quả tối đa.
Hy vọng qua bài viết Tuấn tôi chia sẻ trên đây, bà con đã hiểu hơn về tình trạng trẻ em bị nổi mề đay do đâu và hướng điều trị, khắc phục. Mặc dù không phải là vấn đề quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu tổn thương da do mề đay nặng, không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Chúng có khả năng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ nhỏ, tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần, không tốt cho trẻ em.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!