Danh Sách 12 Thuốc Trị Mề Đay Hiệu Quả, Giảm Ngứa Nhanh
Bà con nhiều người lựa chọn cách dùng thuốc trị mề đay để nhanh hết bệnh hơn các mẹo tại nhà. Tuy nhiên bà con hãy thận trọng trước các tác dụng phụ của thuốc. Bởi, dược tính thuốc tân dược mạnh có thể phát sinh các phản ứng đi kèm. Thông báo với bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc có bất kỳ vấn đề gì. Bài viết dưới đây Tuấn tôi sẽ thông tin đến bà con các loại thuốc thường được sử dụng.
Khi nào nên sử dụng thuốc trị mề đay?
Như bà con cũng đã biết, mề đay, mẩn ngứa xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Người ta còn hay gọi tình trạng này là mày đay, một dạng bệnh da liễu bùng phát liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch.
Trên da xuất hiện các vùng sần đỏ, nốt đỏ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy nhẹ đến dữ dội. Đối tượng mắc bệnh đa số là trẻ em, hệ miễn dịch kém, ngoài ra còn gặp ở người sức khỏe yếu, cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng, người trưởng thành đang mắc phải các bệnh lý làm đề kháng cơ thể giảm.
Triệu chứng mề đay xuất hiện sau đó thuyên giảm mà không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, một số trường hợp mề đay mạn tính, kéo dài hơn nhiều người nghĩ. Nguyên nhân là do bà con không chăm sóc tốt, chủ quan khiến viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần.
Ngoài các giải pháp tại nhà như dùng thảo dược, uống trà thảo mộc, tắm nước lá thảo dược,… bà con có thể dùng thuốc trị mề đay. Thuốc sẽ được chỉ định cho những đối tượng cần thiết dùng thuốc. Thuốc cho hiệu quả nhanh tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro phát sinh tác dụng phụ.
Thuốc trị mề đay dùng ở dạng thuốc bôi, thuốc uống, hiệu quả nhanh, giúp bà con cải thiện các triệu chứng khó chịu. Để đảm bảo an toàn, bà con nên dùng thuốc theo hướng dẫn, tránh sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây tác dụng phụ, tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe.
Trong thời gian dùng thuốc chữa mề đay, bà con nếu gặp bất kỳ phản ứng nào, đặc biệt là khi chúng trở nên dữ dội hơn, bà con hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ điều chỉnh, xử lý để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà con.
Các loại thuốc trị mề đay thường được dùng hiện nay
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị mề đay phù hợp cho bà con. Bà con có thể dùng thuốc uống hoặc kết hợp thêm thuốc bôi da. Đối với tình trạng nặng hơn thậm chí bà con còn được chỉ định dùng thuốc dạng tiêm.
Mỗi loại thuốc sẽ công dụng nhất định, kèm với các phản ứng phụ nếu có. Dưới đây là các loại thuốc được kê đơn cho bệnh nhân mề đay, bà con theo dõi thêm:
Thuốc Hydroxyzine trị mề đay
Hydroxyzine là một dạng thuốc kháng histamin, được dùng trong điều trị các bệnh lý dị ứng, trong đó có mề đay. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế histamin, giúp ngăn nguy cơ dị ứng tiến triển.
Ngoài ra, thuốc này còn được sử dụng trong điều trị ngắn hạn các vấn đề tâm lý như lo âu, giúp cơ thể thư giãn, ngủ ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp Hydroxyzine được dùng cho người sau phẫu thuật.
Chống chỉ định dùng Hydroxyzine cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Đối tượng thai phụ, đang cho con bú không nên dùng. Thuốc dùng đường uống không sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
Liều dùng:
- Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Dùng mỗi ngày 3-4 lần, liều đầu tiên dùng vào buổi tối, sử dụng khoảng 25mg/lần uống.
- Trẻ em: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, tùy vào độ tuổi, cơ địa của mỗi bé.
Tác dụng phụ: Sử dụng Hydroxyzine có thể gặp phải một vài phản ứng phụ như đau nhức đầu, tình trạng buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, tiêu chảy, bị đau bụng, miệng khô hoặc các vấn đề hô hấp khác.
Trường hợp khi dùng thuốc bà con gặp phải dấu hiệu nặng hơn như hạ huyết áp, tim đập mạnh, run, co giật,… hãy thông báo ngay với bác sĩ để được cấp cứu, xử lý. Trường hợp quên liều không nên tự ý dùng gấp đôi mà chỉ dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên nếu thời gian sử dụng gần kề.
Thuốc trị mề đay Cetirizin
Cetirizin là thuốc được dùng trong điều trị mề đay, viêm mũi dị ứng và các vấn đề liên quan như dị ứng viêm mũi theo mùa, dị ứng viêm kết mạc. Đặc biệt, Cetirizin thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc mề đay mãn tính vô căn.
Thuốc được bào chế với dạng bao phim, bên trong chứa hoạt chất chính là Cetirizin hydroclorid. Ngoài ra, thuốc còn chứa nhiều tá dược khác, mang lại công dụng đẩy lùi triệu chứng mề đay. Khi nhắc đến thắc mắc mề đay uống thuốc gì, Cetirizin là câu trả lời được nhiều người đề cập đến.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng Cetirizin. Không dùng thuốc cho đối tượng bị dị ứng thành phần trong thuốc. Không dùng nếu bệnh nhân đang bị suy thận thời kỳ cuối. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp khác.
Liều dùng:
- Trẻ trên 6 tuổi và người trưởng thành dùng 10mg/lần, ngày dùng 1 lần.
- Những trường hợp khác sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Cetirizin có thể phát sinh các phản ứng phụ trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn như:
- Tình trạng ít gặp: Ảnh hưởng lên hệ thần kinh, gây kích động, dị cảm. Tác động lên hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy. Ảnh hưởng lên da và các rối loạn, suy nhược khác.
- Tình trạng hiếm gặp: Cơ thể xuất hiện phản ứng quá mẫn, lú lẫn, mất ngủ, co giật, đánh trống ngực, phù nề, tăng cân.
- Tình trạng hiếm gặp: Sốc phản vệ, chứng máy cơ, rối loạn vị giác, rối loạn trương lực, giảm tiểu cầu,…
Nếu bà con nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, kéo dài không thuyên giảm hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. Tùy tình trạng của bà con, bác sĩ sẽ hướng dẫn các điều chỉnh phù hợp, an toàn.
Dexamethasone trị mề đay nặng
Dexamethasone cũng là thuốc trị mề đay được sử dụng rộng rãi hiện nay. Thuốc có dạng viên nén, dung dịch uống, cồn ngọt hoặc dạng tiêm. Ngoài ra, còn nhiều dạng Dexamethasone khác như thuốc mỡ bôi ngoài da, thuốc tra mắt, thuốc phun,…
Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định loại thuốc tương ứng. Theo đó, Dexamethasone thường được chỉ định cho những trường hợp dị ứng nặng, bệnh nhân bị hen, phản ứng sau truyền máu, người bị viêm thanh quản rít,…
Trong đó, Dexamethasone được dùng cho bệnh nhân mề đay với các triệu chứng kéo dài. Đối tượng không dùng thuốc sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Nhất là chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn thành phần thuốc, bệnh nhân bị nhiễm nấm diện rộng, bị sốt rét não, nhiễm virus herper gây bệnh nhãn khoa,…
Liều dùng:
- Dùng đường uống mỗi ngày 0,75-9mg, sử dụng theo hướng dẫn.
- Đối với tình trạng dị ứng cấp tính hoặc mề đay mãn tính, liều dùng từ 4-8mg mỗi ngày, giảm dần theo ngày khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện cho đến khi kết thúc.
- Trường hợp sử dụng cho trẻ em cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Dùng Dexamethasone có thể gây ra các biểu hiện phụ như rối loạn điện giải, teo cơ, loét dạ dày, ban đỏ, bầm máu, rậm lông, hưng phấn, ngủ khó,… Ngoài ra còn có khả năng bùng phát biểu hiện nặng hơn như choáng, sốc phản vệ. Hãy liên hệ nếu bà con gặp phải tác dụng phụ dai dẳng và nặng nề.
Thuốc Phenergan bôi da
Phenergan là thuốc trị mề đay, mẩn ngứa dạng kem bôi ngoài da. Ngoài ra thuốc còn dùng cho các trường hợp khác như bị côn trùng đốt, trường hợp ngứa, bỏng bề mặt da, kích ứng,.. Thuốc giúp gây tê tại chỗ, kiểm soát histamin và có tác dụng an thần.
Thuốc chứa thành phần chính là Promethazin, cùng với các tá dược khác. Dùng bôi ngoài da, tùy vào từng trường hợp bác sĩ chỉ định liều dùng phù hợp. Đối tượng bị chàm, tổn thương hở, có dịch mủ, bệnh nhiễm trùng và các em bé nhỏ hơn 2 tuổi không được dùng Phenergan.
Liều dùng: Bôi mỗi ngày 3-4 lần, chỉ dùng một lớp mỏng không nên lạm dụng quá nhiều.
Tác dụng phụ: Bà con có thể gặp phải các phản ứng phụ khi dùng thuốc, tuy nhiên không quá đáng kể. Bởi Phenergan là dạng thuốc bôi da, các phản ứng mẫn cảm sau một thời gian sẽ chấm dứt. Da bôi thuốc thường mẫn cảm khi tiếp xúc với ánh sáng.
Thuốc trị mề đay Prednisolon
Prednisolon cũng là một loại thuốc trị mề đay được dùng phổ biến hiện nay. Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất cùng tên, tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch sản sinh histamin quá mức, điều trị trường hợp dị ứng.
Ngoài ra, Prednisolon còn được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề về da liễu, bệnh xương khớp hoặc hô hấp,… do dị ứng gây ra. Thuốc có dạng viên nén tiện dụng, dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Chống chỉ định dùng Prednisolon cho nhóm đối tượng có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn, lao màng não, tình trạng nhiễm virus, nấm dẫn đến nhiễm trùng da,…
Thận trong khi dùng Prednisolon cho bệnh nhân bị loãng xương, người bị rối loạn thần kinh, viêm loét dạ dày, bệnh đái tháo đường, suy tim,… Tốt nhất bà con chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng.
- Liều dùng: Người lớn uống mỗi ngày 5-60mg, chia thành 2-4 lần uống trong ngày. Trường hợp dùng cho trẻ em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc, bà con có thể gặp phải các phản ứng phụ như mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, rậm lông, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, mắc bệnh xương khớp, chảy máu cam,… cùng nhiều phản ứng ít gặp khác.
Thận trọng theo dõi diễn biến cơ thể sau khi sử dụng thuốc. Trường hợp bà con phát hiện tác dụng phụ kéo dài hãy thông báo bác sĩ để được hỗ trợ xử lý, điều chỉnh liều lượng hoặc các loại thuốc cho phù hợp.
Thuốc Diphenhydramine trị mề đay
Diphenhydramine là loại thuốc kháng histamin, với các dạng bào chế gồm viên nén, viên nang, dung dịch uống, thuốc dạng tiêm hoặc các loại kem bôi, gel bôi tại chỗ,… Thuốc được chỉ định cho đối tượng bị mề đay, mẫn ngứa hoặc các trường hợp dị ứng da khác.
Bên cạnh đó, Diphenhydramine còn được sử dụng cho nhóm đối tượng mất ngủ, giúp điều trị ho nhiễm lạnh, chống say tàu xe, và các phản ứng loạn trương lực. Tuy nhiên, Diphenhydramine sẽ không phù hợp dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em.
Liều dùng: Tùy từng tình trạng, bà con nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không lạm dụng để tránh rủi ro gặp tác dụng phụ. Liều dùng mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ riêng.
Tác dụng phụ: Khi dùng Diphenhydramine, bà con có thể gặp phải một số phản ứng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, bị đau bụng, khô môi miệng, ăn uống kém ngon, tăng cân không lý do, niêm mạc khô và nhiều biểu hiện ít gặp hơn.
Eumovate dạng bôi
Eumovate chứa thành phần chính là Clobetasone, dùng trong điều trị các vấn đề về da do viêm dị ứng, mề đay. Đây là một trong những loại thuốc trị mề đay dạng bôi được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Ngoài mề đay, Eumovate còn được sử dụng cho các trường hợp khác, chẳng hạn như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm tai ngoài, hăm da ở trẻ em do tã, sẩn cục ngứa hoặc do các vấn đề khi bị côn trùng cắn.
Không dùng Eumovate nếu bà con có tiền sử quá mẫn với thành phần trong thuốc. Không dùng nếu bà con bị nhiễm trùng da, bị trứng cá đỏ rosacea, mụn trứng cá, ngứa không kèm theo viêm.
Liều dùng: Sử dụng bôi ngoài da mỗi lần một lớp mỏng, không lạm dụng. Trường hợp dùng cho trẻ em và người cao tuổi tốt hơn hết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác dụng phụ: Tương tự như các trường hợp dùng thuốc trị mề đay kể trên, bà con khi sử dụng Eumovate cũng có nguy cơ kích ứng da nếu không phù hợp với hoạt chất có trong thuốc. Những trường hợp nặng hơn gặp phải hiện tượng quá mẫn, rối loạn da,…
Bà con nên tuân thủ liều dùng, không bôi quá nhiều lần hoặc kết hợp với các thuốc khác gây tương tác thuốc. Nếu trong thời gian dùng thuốc gặp phải các phản ứng không mong muốn, bà con nên thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Thuốc Clorpheniramin chống dị ứng
Clorpheniramin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1, chỉ định cho các trường hợp dị ứng nổi mề đay. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm kết mạc,…
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng cho các trường hợp quá mẫn với thành phần có trong thuốc. Ngoài ra, Clorpheniramin cũng không phù hợp với nhiều trường hợp khác.
Chống chỉ định cho nhóm đối tượng bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, bị loét dạ dày chít, tắc môn vị, không dùng cho người đang bị hen cấp, trẻ sơ sinh, phụ nữ đang cho con bú. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Liều dùng:
- Đối với trẻ 12 tuổi trở lên và người lớn: Dùng mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 1 viên. Không uống hơn 6 viên trong ngày.
- Trẻ em 6-12 tuổi: Uống mỗi lần nửa viên, mỗi ngày uống 3-4 lần.
Trẻ nhỏ hơn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Mỗi đối tượng sẽ có chỉ định điều trị riêng. Bà con không nên lạm dụng thuốc để tránh phát sinh các rủi ro làm ảnh hưởng sức khỏe.
Tác dụng phụ: Do thuốc tác động lên hệ thần kinh nên khi dùng thuốc sẽ khiến bà con buồn ngủ, ngủ gà, miệng khô. Ngoài ra, một số trường hợp khác hiếm gặp hơn khiến bà con bị buồn nôn, chóng mặt, ngủ sâu.
Fexofenadine – Thuốc trị mề đay
Fexofenadine là thuốc trị mề đay thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2, cơ chế đối kháng với thụ thể H1. Hiện tại thuốc có các dạng bào chế như dạng viên nang, viên nén, viên nén phân tán và hỗn dịch uống.
Thuốc có công dụng ức chế hệ miễn dịch, chỉ định cho người đang bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt là đối tượng bị mề đay mạn tính vô căn. Dùng được cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, thuốc Fexofenadine không dùng cho người quá mẫn với các hoạt chất có trong thuốc như Fexofenadine hoặc Terfenadine cũng như bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Thông báo với bác sĩ nếu bà con đang mắc các bệnh lý khác.
Liều dùng: Sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 60mg đối với người lớn. Liều dùng trẻ em giảm 1 nửa so với người trưởng thành, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Tác dụng phụ: Một số phản ứng có thể xảy ra khi bà con dùng thuốc kể đến như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, khó tiêu. Ngoài ra, bà con còn gặp phải nhiều vấn đề khác như các tác động tâm lý, rối loạn giấc ngủ,…
Trị mề đay với Loratadine
Loratadine là thuốc trị mề đay được chỉ định cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong viêm mũi do dị ứng, các vấn đề về kết mạc mắt, da liễu do cơ thể phản ứng dị ứng thái quá.
Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất cùng tên. Công dụng chữa trị các triệu chứng liên quan đến mề đay như mẩn ngứa, sần đỏ da. Đồng thời giúp giảm tình trạng chảy nước mũi, dị ứng hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mạc dị ứng,…
Loratadine không dùng cho đối tượng dị ứng với thành phần có trong thuốc. Trường hợp bà con gặp vấn đề về gan, người có tuổi cao, sức yếu cần thông báo với bác sĩ các bệnh lý nền để được điều chỉnh, cân nhắc sử dụng thuốc.
Liều dùng: Người trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi uống mỗi ngày 1 viên. Trẻ em nhỏ hơn dùng với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Loratadine có thể gây ra các phản ứng không mong muốn. Trong đó thường gặp nhất là hiện tượng đau đầu, khô miệng. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ ít gặp hơn cũng được đề cập kể đến như chóng mặt, rối loạn nhịp tim, trầm cảm, đánh trống ngực,…
Dexclorpheniramin thuốc uống
Dexclorpheniramin thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1. Thuốc có các dạng chính là dung dịch uống và viên nén. Thuốc được dùng cho các đối tượng viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, dị ứng nhẹ,… trong đó có hiện tượng mề đay, mẫn ngứa.
Tuy nhiên nhóm thuốc này không thích hợp dùng cho đối tượng dị ứng với thành phần có trong Dexclorpheniramin. Trường hợp trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc người bị hen suyễn không được chỉ định dùng loại thuốc này.
Liều dùng:
- Người lớn dùng mỗi lần 2mg, dùng cách 4-6 tiếng một lần.
- Trẻ em 2-6 tuổi dùng 0,5mg, trẻ trên 6 tuổi dùng 1mg, những trẻ lớn hơn dùng với liều lượng như người trưởng thành.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ sau khi dùng. Trường hợp bà con nhận thấy triệu chứng bất thường nặng nề hãy thông báo ngay với bác sĩ. Tác dụng phụ thường gặp như tức ngực, gặp vấn đề tiêu hóa, mất ngủ, hồi hộp, dị cảm, bồn chồn, chóng mặt, chảy mồ hôi,…
Thuốc Acrivastine chống mề đay
Acrivastine là thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho nhóm đối tượng bệnh nhân gặp vấn đề dị ứng, mề đay khi tiếp xúc với phấn hoa, nước hoa, ăn phải thực phẩm không phù hợp, do bị côn trùng cắn,…
Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất cùng tên Acrivastine ngoài ra còn có nhiều tá dược vừa đủ khác. Chỉ định cho bệnh nhân nhiễm khuẩn histamin, bệnh chàm, phản ứng khi bị côn trùng cắn, viêm mũi dị ứng,…
Acrivastine không dùng cho những trường hợp bị bệnh thận nặng, bị động kinh, tối loạn chức năng thận nặng, trẻ em dưới 12 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Trường hợp bà con đang mắc bệnh nền hãy thông báo để bác sĩ có những điều chỉnh phù hợp.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống mỗi lần 8mg (1 viên thuốc). Uống mỗi ngày 3 viên, uống trực tiếp với nước không nhai, không ngậm.
- Trẻ em dưới 12 tuổi, người lớn tuổi không dùng thuốc.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, khó ngủ, phát ban da, khó tiểu tiện,… Ngoài ra bà con còn gặp phải các triệu chứng hiếm gặp hơn như rối loạn nhịp tim, khó thở, khô miệng, đau ngực,… Hãy thông báo cho bác sĩ để bà con được hỗ trợ.
Trên đây là các thuốc trị mề đay dạng uống, bôi được sử dụng phổ biến hiện nay. Bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng hiệu quả, an toàn nhất, tránh rủi ro gây ra các phản ứng không mong muốn ảnh hưởng kết quả điều trị.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mề đay đảm bảo an toàn
Sử dụng thuốc trị mề đay có tác dụng nhanh nhờ các dược tính hoạt động mạnh. Tuy nhiên, khả năng tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bà con nếu chúng không được kiểm soát.
Bà con nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý các vấn đề như sau:
- Tuân thủ liều dùng, dùng đúng loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Bà con không nên tự ý dùng thuốc, kết hợp thuốc khi chưa được hướng dẫn có thể gây tương tác thuốc nguy hiểm.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu các tác dụng phụ xuất hiện ngày càng nặng và kéo dài, bà con nên thông báo với bác sĩ để có những điều chỉnh cho phù hợp.
- Mua thuốc chất lượng, kiểm tra hạn dùng của thuốc, không dùng nếu bà con nhận thấy thuốc có dấu hiệu hư hỏng.
- Dùng đúng liều, không tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng biến mất. Nên dùng đúng liều theo liệu trình để chữa bệnh một cách dứt điểm nhất.
- Dùng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Không nên dung nạp quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, dầu mỡ, nên kiêng bia rượu, thuốc lá để sớm trị dứt điểm mề đay.
- Ngoài ra, bà con nên giữ vệ sinh cơ thể, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan để bệnh cải thiện theo chiều hướng tích cực. Chăm sóc bảo vệ da, tránh đi ra nắng gắt, môi trường ô nhiễm bụi bẩn,…
- Tái khám theo lịch hẹn, trường hợp dùng thuốc một thời gian hiện tượng mề đay không thuyên giảm, bà con nên thăm khám lại để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Tuấn tôi vừa đề cập đến các thuốc trị mề đay được chỉ định trong các đơn thuốc hiện nay. Bác sĩ sẽ khám và dựa vào chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bà con nên đến địa chỉ y tế uy tín để được khám chữa an toàn, hiệu quả nhất.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!