Mề Đay Cấp
Bà con nên lưu ý, mề đay cấp không chỉ gây ra các biểu hiện ngoài da mà còn xuất hiện triệu chứng đường hô hấp, đường ruột. Thậm chí một số trường hợp bệnh nặng nếu không được cấp cứu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất mạng. Do đó, lương y Đỗ Minh Tuấn tôi vẫn luôn khuyến cáo bà con thăm khám và điều trị bệnh sớm bằng phương pháp phù hợp.
Tôi chỉ rõ thế nào là mề đay cấp & các mức độ nguy hiểm
Như tôi luôn giải thích cho người bệnh hiểu, nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Triệu chứng bệnh lý là hệ quả của hệ miễn dịch phản ứng lại chất gây dị ứng. Từ đó giải phóng histamin vào da, niêm mạc và gây bùng phát các biểu hiện ngứa ngáy, nổi sẩn, nóng da,…
Thực tế, theo quan sát của tôi thì mề đay sẽ tự cải thiện sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các triệu chứng kéo dài dai dẳng, tác động tiêu cực đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ. Căn cứ vào đó, bệnh được chia thành mề đay cấp và mề đay mãn tính.
Nếu mề đay mãn tính kéo dài trên 6 tuần mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể cũng như không gây ra các biến chứng nặng nề thì mề đay cấp diễn biến nhanh chóng như ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Nếu không được kiểm soát sớm có thể dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Nhiều bệnh nhân của tôi khi đến khám bệnh đều có thắc mắc bệnh mề đay nói chung và mề đay cấp có nguy hiểm không và có thể điều trị dứt điểm không. Về bản chất, mề đay cấp tính có mức độ nguy hiểm hơn so với mề đay mãn tính bởi các triệu chứng phát triển nhanh và nặng hơn.
Dưới đây là một số biến chứng do mề đay cấp gây ra:
- Tiến triển thành mề đay mãn tính: Một trong những nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay mãn tính là không kiểm soát mề đay cấp tính. Bởi bệnh lý có thể tái đi tái lại khi gặp điều kiện thuận lợi (tác nhân gây dị ứng, kích ứng). Bệnh lý ở thể mãn tính sẽ đáp ứng kém các phương pháp điều trị và chăm sóc. Vì vậy, để chữa khỏi cần mất nhiều thời gian và cần phải kiên trì.
- Nhiễm trùng: Do có biểu hiện đặc trưng là ngứa ngáy nên nếu cào gãi, chà xát lên da sẽ gây chảy máu, lở loét. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus tấn công và gây nhiễm trùng, tăng nguy cơ phát sinh các bệnh ngoài da khác.
- Phù mạch: Có nhiều trường hợp bị mề đay phù mạch gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Nguyên do là histamin phóng thích sâu vào da dẫn đến sưng môi, mắt, lưỡi, bộ phận sinh dục. Biến chứng này cần được kiểm soát kịp thời để tránh tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.
- Viêm kết mạc: Trường hợp tổn thương do mề đay gây ra xuất hiện ở mắt sẽ gây sưng đỏ, chảy nước mắt, ngứa ngáy, Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thị lực giảm đi và dẫn đến mù lòa.
- Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là biến chứng nghiêm trọng do mề đay cấp gây ra, tình trạng sưng lưỡi, đường hô hấp sẽ dẫn đến ngạt thở, suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong.
- Chất lượng cuộc sống giảm: Một trong những ảnh hưởng trực tiếp do mề đay nói chung và mề đay cấp nói riêng là ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt tập, làm việc hàng ngày, suy giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến thẩm mỹ nếu tổn thương xuất hiện ở những vùng da hở.
Qua nhiều tài liệu mà tôi được học và nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân bị sốc phản vệ do mề đay cấp tính chiếm khoảng 5%. Với những trường hợp có cơ địa nhạy cảm hoặc đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai cần chủ động thăm khám và xử lý dứt điểm bệnh lý để tránh những ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng mề đay cấp dễ nhận thấy nhất
Nhìn chung, các biểu hiện của mề đay cấp giống như mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh còn gây ra nhiều biểu hiện toàn thân. Nguyên do là chất trung gian gây dị ứng phóng thích vào nhiều bộ khác trong cơ thể.
Dưới đây là một số biểu hiện do bệnh mề đay cấp mà các bệnh nhân của tôi thường gặp phải:
- Trên da xuất hiện các sẩn có màu hồng, đỏ kích thước lớn nhỏ khác nhau. Khi ấn vào sẽ chuyển sang màu trắng và sau đó trở về màu đỏ, hồng
- Khi quan sát sẽ thấy vùng da bị mề đay sẽ nhô cao hơn và có ranh giới so với vùng da bình thường
- Mề đay khiến vùng da bị ảnh hướng ngứa ngáy dữ dội, càng gãi cơn ngứa sẽ nặng hơn và cảm giác nóng da
- Những sẩn đỏ thường sẽ liên kết với nhau tạo thành mảng lớn và cứng, không có mụn nước, rỉ dịch, máu.
- Trường hợp nặng có thể đi kèm các biểu hiện như sưng mắt, môi, nghẹn cổ họng, ngạt thở,…
- Ngoài ra, mề đay cấp còn gây ra các biểu hiện toàn thân như ho, sổ mũi, hắt hơi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, cơ thể mệt mỏi,…
ĐỪNG BỎ QUA: Nổi Mề Đay Có Lây Không? Có Di Truyền Không? [Giải Đáp Chi Tiết]
Mề đay cấp là do đâu?
Theo y học hiện đại, nguyên nhân cụ thể của mề đay cấp tính vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch, cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ bùng phát các triệu chứng bệnh lý. Nhiều số liệu cho thấy, bệnh ảnh hưởng nhiều ở phụ nữ mang thai, sau sinh, trẻ em, người già.
Dưới đây là một số yếu tố, điều kiện thuận lợi gây bùng phát các biểu hiện bệnh lý:
- Tiếp xúc với hóa chất: Tiếp xúc với các thành phần hóa chất trong bột giặt, nước rửa chén, sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm,…. sẽ khiến vùng da bị kích ứng, dị ứng và nổi mẩn đỏ đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu.
- Côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn, virus: Nọc độc của côn trùng hoặc vi khuẩn, nấm, virus tấn công vào da cũng là một trong những yếu tố kích thích bùng phát các triệu chứng mề đay mẩn ngứa cũng như các bệnh ngoài da khác như viêm da tiếp xúc, nấm da, viêm da bội nhiễm,…
- Dị ứng phấn hoa, lông động vật: Đối với những người có tiền sử dị ứng phấn hoa, lông động vật hoặc cơ địa nhạy cảm. Khi tiếp xúc những tác nhân này sẽ khiến hệ miễn dịch phản ứng và sản xuất kháng nguyên IgE và phóng thích histamin vào da. Từ đó gây ra các biểu hiện đỏ da, nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu.
- Dị ứng thực phẩm: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay và mề đay cấp tính là dị ứng thực phẩm. Khi dung nạp các thực phẩm chứa chất gây dị ứng, cơ thể không chỉ gây ra các biểu hiện ngoài da mà còn xuất hiện các triệu chứng đường ruột, hô hấp, thậm chí là dẫn đến sốc phản vệ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc Tây như thuốc chống viêm, kháng sinh, vaccine,… có thể gây ra nổi mề đay mẩn ngứa. Tình trạng này sẽ được kiểm soát nếu được điều chỉnh, thay đổi thuốc phù hợp hoặc ngưng dùng thuốc.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Làn da tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ gây mất cân bằng độ ẩm, rối loạn và khiến da khô ráp, nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là những trường hợp có làn da nhạy cảm.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, mề đay cấp tính còn xảy ra bởi một số tác nhân như rối loạn nội tiết, suy giảm chức năng gan, thận, căng thẳng, áp lực, nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên,…
Điều trị mề đay cấp an toàn và hiệu quả
Mặc dù có mức độ nguy hiểm cao nhưng mề đay cấp đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, nguyên nhân khởi phát và kết quả chẩn đoán. Tôi luôn khuyến cáo bệnh nhân cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp được áp dụng trong điều trị mề đay cấp, bao gồm:
Áp dụng một số mẹo dân gian trị mề đay cấp tại nhà
Mẹo vặt chữa mề đay cấp tính tại nhà có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy dữ dội, sưng đỏ và nóng da. Cách chữa này được đánh giá có độ an toàn cao, nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giảm và có thể áp dụng trong trường hợp nổi mề đay sau sinh, trẻ bị nổi mề đay.
Tuy nhiên, những cách chữa tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp mề đay ở mức độ nhẹ, xuất hiện các biểu hiện ngoài da. Bên cạnh đó, bà con có thể kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu để rút ngắn thời gian điều trị, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
TÌM HIỂU NGAY: 9 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC [BÀ CON LƯU LẠI NGAY]
Làm mát da:
Tác động nhiệt lạnh lên vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp làm dịu cơn ngứa ngáy, nóng rát, sưng và khó chịu ở vùng da bị tổn thương. Theo cơ chế, nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến vùng ngứa ngáy, tín hiệu ngứa giảm truyền đến trung ương thần kinh nên các biểu hiện sẽ thuyên giảm.
- Chuẩn bị vài viên đá cho vào túi nilon và dùng khăn mỏng sạch bọc lại
- Sau đó chườm lên vùng da bị ngứa, nổi sẩn đỏ
- Mỗi lần chườm khoảng 10 – 15 phút
- Thực hiện mỗi khi cơn ngứa bùng phát để cải thiện tốt nhất
Nha đam:
Với hàm lượng cùng các acid amin, khoáng chất dồi dào, nha đam mang lại nhiều công dụng và lợi ích, trong đó có chữa mề đay mẩn ngứa. Mẹo chữa này phù hợp với những trường hợp nổi mề đay gây khô ráp, bong tróc da và mất cân bằng độ ẩm.
- Chuẩn bị 1 nhánh nham đam tươi
- Gọt sạch bỏ và phần màu trắng ở gốc và rửa sạch với nước
- Cạo lấy phần gel và thoa đều lên vùng da bị mề đay sau khi đã vệ sinh sạch
- Sau 10- 15 phút thì rửa sạch lại với nước ấm
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất
Lá chè xanh:
Tôi thấy rằng các thành phần, hoạt chất có trong lá chè xanh như quercetin, EGCG, catechin,… có tác dụng tốt trong cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, làm sạch da, đồng thời phục hồi vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm. Người bị mề đay cấp có thể dùng lá chè xanh nấu nước tắm để cải thiện bệnh lý.
- Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi
- Ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
- Sau đó xả lại với nước sạch và để ráo
- Đun sôi 1.5 – 2 lít nước rồi cho lá chè xanh vào đun thêm 7 phút nữa rồi tắt bếp
- Cho thêm 1 ít muối vào khuấy đều
- Pha với nước mát để có độ ấm phù hợp và tiến hành vệ sinh da, tắm
- Kiên trì áp dụng từ 3 – 4 lần/ tuần để đạt được hiệu quả
Tăng cường độ ẩm cho da:
Những biểu hiện sưng đỏ, nóng rát và ngứa ngáy dữ dội do mề đay mẩn ngứa gây ra có thể được cải thiện tốt nếu được cung cấp độ ẩm cần thiết. Việc sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có chiết xuất tự nhiên sẽ làm dịu vùng da bị tổn thương và các biểu hiện đi kèm.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ các thành phần để tránh tình trạng kích ứng, dị ứng trở nên nặng nề hơn. Tôi khuyến khích bệnh nhân nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần lành tính như lô hội, Niacinamide, Glycerin, yến mạch,…
Sử dụng thuốc tây trị mề đay cấp tính
Thuốc Tây được sử dụng khi các biểu hiện mề đay cấp không thuyên giảm sau khi thực hiện các cách chữa tại nhà. Bên cạnh đó, với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng đường hô hấp, đường ruột nghiêm trọng, dấu hiệu sốc phản vệ cần được cấp cứu kịp thời để kiểm soát.
Tùy vào biểu hiện, mức độ bệnh lý và đối tượng mắc bệnh sẽ được chỉ định các loại tân dược với thời gian sử dụng phù hợp. Để tránh phát sinh tác dụng phụ và rủi ro, bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.
Một số loại thuốc Tây thường được dùng trong chữa bệnh lý, bao gồm:
- Thuốc anti histamin (loratadin, desloratadine, fexofenadine…) được dùng để ức chế chất trung gian gây dị ứng. Nhờ đó, các biểu hiện ngoài da, niêm mạc và đường ruột, hô hấp được cải thiện, giảm mức độ phát triển gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Epinephrine được chỉ định trong trường hợp mề đay cấp đi kèm với các biểu hiện khó thở, sưng lưỡi, mí mắt, môi, co thắt phế quản và có biểu hiện sốc phản vệ. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân sẽ dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc ở dạng dung khí.
- Một số loại kem bôi giảm ngứa, nóng da như cetaphil, vaseline,… được dùng cho mề đay ở phạm vi nhỏ, đáp ứng tốt với thuốc điều trị tại chỗ.
- Các loại thuốc corticoid được dùng trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, thời gian dùng thuốc không quá dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
- Ngoài những loại thuốc trên thì bà con bị mề đay cấp đi kèm có các biểu hiện toàn thân như sốt, sổ mũi, đau bụng, nôn mửa cũng được chỉ định các loại thuốc tương ứng để kiểm soát triệu chứng.
Trị mề đay cấp bằng y học cổ truyền
Trị mề đay cấp bằng y học cổ truyền là phương pháp có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều trường hợp, hạn chế phát sinh tác dụng phụ như tân dược. Bên cạnh đó, cách chữa này tác động đến căn nguyên gây bệnh nên giúp mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài.
Theo Y học cổ truyền, mề đay cấp tính xảy ra do những tác nhân ngoại tà (phong hàn, phong nhiệt) xâm nhập. Kết hợp với tạng phủ suy yếu do độc tố ứ trệ, không thể bài tiết ra ngoài. Lâu ngày gây ngứa ngáy, sưng da, đau rát và nổi sẩn đỏ trên da. Ngoài ra, căn bệnh này được chia thành nhiều thể khác nhau.
Vì vậy, hiện nay có rất nhiều bà con lựa chọn chữa bệnh theo phương pháp YHCT là sử dụng các bài thuốc nam lành tính. Hơn nữa, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng, các lương y sẽ gia giảm, phối ngũ phù hợp.
Mề đay cấp tính là bệnh ngoài da có mức độ nặng, cần được thăm khám và điều trị sớm. Bệnh đáp ứng tốt các phương pháp chữa trị và chăm sóc tại nhà. Do đó, tôi luôn khuyến khích bà con nên chủ động kiểm soát bệnh ngay khi mới khởi phát.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp
Nhóm bệnh liên quan
Kiến thức bệnh
Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn
Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt
Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả
Các Cách Chữa Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Hiệu Quả Nhất Có Thể Bà Con Chưa Biết
Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Có Sao Không? Câu Trả Lời Chính Xác Nhất Từ Tuấn Tôi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!