Nổi Mề Đay Sưng Môi Do Đâu? Cùng Tuấn Tôi Truy Tìm Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Nổi mề đay sưng môi là bệnh lý khá phổ biến hiện nay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều bà con lo lắng liệu nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không? Và có cách nào điều trị, khắc phục căn bệnh đáng ghét này? Những thông tin Tuấn tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bà con giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Nguyên nhân và triệu chứng nổi mề đay sưng môi

Chia sẻ để bà con hiểu rõ hơn, nổi mề đay sưng môi là bệnh lý thường gặp của bệnh mề đay phù mạch. Giống như các dạng nổi mề đay mẩn ngứa khác, bệnh mề đay phù mạch khiến bà con có cảm giác ngứa ngáy, kèm theo đó là hiện tượng nóng rát, khó chịu và khó thở. Tuy nhiên, nốt mẩn ngứa không biểu hiện rõ trên bề mặt da mà nằm tận sâu trong da.

Triệu chứng nổi mề đay sưng môi thế nào? 

Những triệu chứng điển hình bà con hay gặp phải khi bị nổi mề đay sưng môi như sau:

  • Bị phù môi trên: Đây là triệu chứng điển hình ở đa số các trường hợp mắc bệnh. Da môi sẽ bị sưng phồng lên, gia tăng kích thước, nóng rát kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Bị nổi mẩn ngứa trên da: Sự tác động của các chất gây viêm ở tầng trung bì nông sẽ khiến da có những nốt ngứa với kích thước nhỏ, không đều nhau xuất hiện. Thường tay chân, lưng, bụng và cổ sẽ có những nốt ngứa này xuất hiện. Một số trường hợp đặc biệt nốt mề đay sẽ liên kết lại và tạo thành mảng lớn gây nổi mề đay toàn thân.
  • Bị đỏ nóng: Bà con sẽ có cảm giác đỏ nóng hoặc rát bề mặt da. Nốt mề đay xuất hiện có màu trắng hoặc hồng nhạt.
  • Bị ngứa ngáy khó chịu: Cảm giác này càng thể hiện rõ hơn khi về đêm hoặc có sự thay đổi của thời tiết. Khi tác động cào gãi sẽ có hiện tượng sẩn phù, tăng nguy cơ nhiễm trùng do có vết thương hở.
  • Bị sốt nhẹ: Trường hợp bà con bị nổi mề đay sẽ có thể bị sốt và mắc những bệnh lý khác như dị ứng hoặc bệnh về hô hấp.
  • Bỏ bú và quấy khóc: Đây là những triệu chứng thường thấy ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh.

Ngoài ra, nếu bà con có những biểu hiện dưới đây hãy chủ động di chuyển đến ngay cơ sở y tế:

  • Phù mí mắt, phù môi: Đây là triệu chứng thường thấy do bệnh đã được tiến triển một thời gian, có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Người bệnh có biểu hiện khó thở, thở hụt hơi hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Trên da của người bệnh sẽ có vết thương hở.
  • Tần suất tái phát của bệnh ngày càng diễn ra nhiều, lâu hơn với mức độ nghiêm trọng tăng dần.
  • Có cảm giác ngứa da nhiều về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe thần kinh.

Nguyên nhân nổi mề đay sưng môi

Những nguyên nhân gây mề đay sưng môi chủ yếu đó là:

  • Dị ứng với một số thực phẩm: Nhiều loại thực phẩm như hải sản có vỏ, đậu phộng, một số loại hạt, đậu nành, lúa mì, trứng, sữa có thể gây dị ứng và nổi mề đay sưng môi.
  • Chất gây dị ứng có trong không khí: Một số chất như phấn hoa, bụi bẩn, không khí bị ô nhiễm và các chất khác trong môi trường có thể gây dị ứng khi người bệnh hít vào. Tình trạng này có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ, ngứa, phù mạch và đi kèm với các triệu chứng đường hô hấp trên và dưới.
  • Tác động của môi trường: Ánh nắng mặt trời, không khí bị khô lạnh, tắm nước nóng, mặc quần áo chật, căng thẳng, côn trùng cắn, cơ địa nhiều mồ hôi cũng đều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mề đay sưng môi.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể bị nổi mề đay mẩn ngứa như Ibuprofen, Penicillin, Aspirin, Naproxen Natri và thuốc huyết áp.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Các bệnh lý phổ biến bao gồm viêm gan B (hoặc C), rối loạn hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng, nhiễm nấm, HIV, các bệnh tuyến giáp, bệnh Crohn (bệnh về đường ruột) và một số căn bệnh ung thư có thể gây nổi mề đay sưng môi.
  • Yếu tố di truyền: Tuy ít gặp nhưng nổi mề đay sưng môi và phù mạch là bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Nguyên nhân chính của tình trạng này xảy ra do có các bất thường về gen dẫn đến sự thiếu hụt lượng protein bình thường tồn tại trong máu.

Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hiện tượng nổi mề đay sưng môi là gì, bà con nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn về cách điều trị. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tinh thần.

Nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều từ bà con tới thăm khám. Nổi mề đay sưng môi không phải là căn bệnh da liễu nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như gan, phổi, thận. Mề đay sưng môi có thể tự khỏi trong vòng 24 giờ và không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp mề đay sưng môi có thể gây sưng lưỡi hoặc cổ họng, điều này có thể làm người bệnh khó thở, chóng mặt, phù nề lưỡi, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và làm việc.

Vì vậy, khi thấy nổi mề đay đi kèm triệu chứng sưng môi, lưỡi, khó thở, chóng mặt, bà con cần ngay lập tức đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế. Sốc phản vệ có thể gây hạ huyết áp đột ngột, suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Các cách điều trị mề đay sưng môi phổ biến 

Để chữa dứt điểm được căn bệnh này, ngay khi có các triệu chứng kể trên, bà con nên đến những cơ sở uy tín để thăm khám và được chỉ định những giải pháp điều trị kịp thời. Tuấn tôi khuyến cáo bà con nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với cơ địa và thể bệnh của mình hoặc tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia để có phác đồ điều trị chuẩn nhất. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp loại bỏ hoàn toàn bệnh mề đay, nhưng nếu áp dụng đúng thời điểm, đúng phương pháp, các biểu hiện có thể được đẩy lùi và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay sưng môi

Sản phẩm thuốc Tây thường được chia thành thuốc uống và thuốc bôi. Bà con có thể sử dụng đồng thời hoặc áp dụng một trong hai cách. Đối với thuốc bôi chủ yếu có tác dụng giảm ngứa ngáy, thúc đẩy tăng sinh tế bào mới, ngăn ngừa sẹo xấu nhưng lại không phù hợp điều trị nổi mề đay toàn thân. Trong khi đó, các dạng viên uống hoặc tiêm truyền (đối với bà con có dấu hiệu biến chứng) lại tác dụng sâu, có thể dùng cho nổi mề đay cấp và mãn tính.

Bà con cũng cần phải lưu ý rằng, thuốc tây mặc dù có ưu điểm là tiện lợi, dễ sử dụng nhưng chúng chỉ tác động làm giảm triệu chứng tạm thời chứ không điều trị chuyên sâu, nên sau 1 thời gian ngưng sử dụng bệnh sẽ quay trở lại. Hơn nữa, dùng thuốc tây kéo dài thường gây nhờn thuốc và dễ để lại nhiều biến chứng. Nên đây không phải là giải pháp tối ưu trong điều trị mề đay.

Mẹo dân gian chữa nổi mề đay sưng môi tại nhà

Các bài chữa mề đay sử dụng mẹo dân gian phù hợp với bà con nào e ngại tác dụng phụ của thuốc Tây và đang trong giai đoạn mới khởi phát. Bà con có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến như tắm lá khế, lá trà xanh, dùng lá tía tô, cây nha đam giảm ngứa…Tuy nhiên, quá trình áp dụng cần chú trọng bước làm sạch nguyên liệu, tuân thủ đúng liều lượng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Hơn thế nữa, các biện pháp tại nhà nêu trên chỉ mang tính chất tạm thời, phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và chưa có dấu hiệu bất thường. Bởi sử dụng đơn lẻ từ 1 – 2 loại thảo dược, công thức điều chế thuốc đều “truyền miệng” nên hiệu quả bài thuốc không ổn định. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp tự điều chế thuốc theo bài thuốc dân gian truyền miệng khiến bệnh mề đay nặng thêm.

Điều trị nổi mề đay sưng môi bằng thuốc nam

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh mề đay bằng YHCT, Tuấn tôi nhận thấy, bệnh mề đay còn được gọi là chứng Phong chẩn khối hoặc Tẩm ma chẩn, xuất hiện do yếu tố phong hàn (không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể). Khi cơ thể nhiễm phong hàn quá  lâu sẽ khiến can thận bị ảnh hưởng, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đây độc tố tích tụ và bùng phát qua da, gây ra các biểu hiện bệnh.

Dựa trên căn nguyên đó, YHCT điều trị bệnh mề đay từ gốc tới ngọn, tác động sâu vào căn nguyên sinh ra bệnh. Đồng thời, phương pháp chữa bệnh bằng YHCT chú trọng đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng ngũ tạng, cải thiện hệ miễn dịch, làm tốt nhiệm vụ “vừa chữa vừa phòng bệnh”. Chính bởi vậy, cách chữa bệnh mề đay bằng bài thuốc YHCT đang là xu hướng được nhiều bà con lựa chọn nhất hiện nay.

Vậy nếu bà con đang mong mỏi tìm kiếm một phương pháp toàn diện nhất, giúp đánh bay hoàn toàn bệnh, không lo tái phát mỗi khi trái gió trở trời thì đây chính là giải pháp dành cho bà con.

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học

Review

Thuốc Trị Nổi Mề Đay

Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu

Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em

Thuốc Trị Mề Đay Mãn Tính

TOP 7 Loại Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Mề Đay Cho Bé

Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay

Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Uống Rượu Nổi Mề Đay Nguy Hiểm Không? Đâu Là Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất [BÀ CON THAM KHẢO NGAY]

Uống Rượu Nổi Mề Đay Nguy Hiểm Không? Đâu Là Cách Khắc Phục Hiệu Quả...

Mề đay cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Mề Đay Cấp Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất Giúp Bé Khỏe, Cha Mẹ An Tâm

Mề Đay Cấp Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất...

Phát Ban Đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Những Thông Tin Quan Trọng Bà Con Cần Biết

Phát Ban Đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Những Thông Tin Quan Trọng Bà Con...

Uống thuốc giải độc gan bị ngứa, nổi mề đay và cách xử lý

Uống thuốc giải độc gan bị ngứa, nổi mề đay và cách xử lý

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua