Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Hạt trắng hay đốm trắng trên môi không chỉ khiến bạn trở nên mất tự tin trong giao tiếp mà đó còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vậy nổi đốm trắng trên môi là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng Lương Y Đỗ Minh Tuấn tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Nổi đốm trắng trên môi nguyên nhân do đâu?
Đốm trắng nổi li ti trên môi còn được gọi là hạt Fordyce, hạt bã nhờn hay mụn hạt. Người mắc bệnh này sẽ thấy xuất hiện những hạt nhỏ li ti có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, nhìn trông giống mụn. Thông thường các hạt này có kích thước nhỏ bằng đầu kim, có đường kính từ 1-3mm, kết thành từng mảng lớn quanh viền môi hoặc giữa môi. Khi quan sát kỹ sẽ thấy môi bị nổi cộm, gây mất thẩm mỹ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến môi bị nổi đốm trắng trên môi, cụ thể như:
Nổi đốm trắng trên môi do mụn rộp sinh dục
Khi quan hệ tình dục bằng đường miệng bạn có thể bị lây nhiễm virus Herpes gây ra mụn rộp sinh dục. Các mụn này chứa đầy bã nhờn bên trong, chúng khiến môi xuất hiện các vết loét hoặc các đốm nhỏ màu trắng. Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến môi bị phồng rộp, các chất bã nhờn cũng theo đó mà bị đẩy ra ngoài.
Mụn thịt
Thông thường mụn thịt sẽ mọc ở các bộ phận khác trên cơ thể hoặc trên mặt, tuy nhiên trong một số trường hợp chúng có thể mọc ở trên môi. Loại mụn này không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc phải. Nó thực chất là các tế bào chết đọng lại ở trên da. Tuy nhiên, so với các nguyên nhân khác thì mụn thịt không nguy hiểm như các loại mụn hạt trắng khác.
Ung thư miệng
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi đốm trên môi đó là bị ung thư miệng. Ban đầu các đốm trắng sẽ có đặc điểm là phẳng, không nổi cộm, không gây đau đớn nên người bệnh khó nhận ra. Tuy nhiên dần dần nó sẽ rỉ máu và khiến tình trạng viêm loét lan rộng.
Nguyên nhân ung thư miệng chủ yếu do:
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ.
- Uống nhiều rượu, hút thuốc lá.
- Nhiễm virus lây qua đường tình dục HPV.
Nấm miệng
Nấm men Candida albicans là nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng nổi đốm trắng trên môi. Loại nấm này gây ra các vết loét màu trắng ở trên amidan, miệng hoặc môi, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe cũng như thói quan sinh hoạt của người bệnh.
Các cách khắc phục khi bị nổi đốm trắng trên môi
Trong một số trường hợp, môi có đốm trắng có thể tự mất đi theo thời gian. Ngoài ra, nếu người bệnh muốn cải thiện tình trạng này một cách nhanh nhất, bạn cũng có thể áp dụng các cách dưới đây:
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc bôi ngoài da do các bác sĩ có chuyên môn kê đơn.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước mỗi ngày, vừa hạn chế khô môi vừa cải thiện được tình trạng nổi mụn trắng li ti trên môi.
- Sử dụng nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn: Thoa dầu dừa, lô hội, nghệ, giấm táo,… lên vùng da bị bệnh. Bởi những nguyên liệu này vừa có tính kháng viêm, diệt khuẩn, vừa giúp chữa lành vết thương hiệu quả.
- Dùng tỏi: Tỏi mang lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe vì vậy người bị nổi mụn trên môi nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Ăn nhiều hải sản: Thường xuyên sử dụng các loại hải sản như cua, cá thu, cá ngừ, vẹm, sò, cá hồi,… để tăng cường protein, vitamin, omega 3 và những khoáng chất thiết yếu khác.
- Chất béo lành mạnh: Các loại thực phẩm như gan bò, sữa không béo, trứng ngỗng, pho mát… cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mụn trắng trên môi
- Bổ sung vitamin A: Tăng cường vitamin A thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm như cải xoăn, ớt đỏ Đà Lạt, cà rốt, rau diếp, khoai lang, xoài,…
- Bổ sung vitamin C: Bổ sung vitamin C bằng việc sử dụng các loại rau củ quả như kiwi, dâu tây, dứa, đu đủ, xoài, súp lơ,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung vitamin D: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, nấm, cá hồi, đậu phụ, bơ, trứng cá muối… sẽ giúp bạn tăng cường vitamin D cho cơ thể.
- Bổ sung vitamin E: Hàm lượng vitamin E dồi dào trong hạnh nhân, củ cải, hạt phỉ, trái bơ, củ cải xanh, cải xoăn, rau mùi tây… để cải thiện tình trạng bị nổi mụn trắng trên môi.
- Bổ sung vitamin K: Măng tây, đậu, húng quế khô, cải xoăn, hành lá, dưa chuột hoặc đậu nành cung cấp nguồn vitamin K phong phú giúp hỗ trợ cho tình trạng này.
Xem thêm: Ăn Gì Nhiều Vitamin A? Top 20+ Loại Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe
Những lưu ý khi bị nổi mụn trắng trên môi
Khi bị nổi đốm trắng trên môi ngoài các cách khắc phục tại nhà như trên, bạn cũng cần lưu ý tới các vấn đề như sau:
- Không tự ý nặn mụn, bóp mụn trên môi sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không tự ý đi mua thuốc về bôi hoặc uống mà chưa có sự thăm khám từ bác sĩ.
- Thường xuyên tẩy da chết cho môi và vệ sinh môi sạch sẽ nhất là sau khi ăn uống xong.
- Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề nổi đốm trắng trên môi. Hy vọng qua nội dung bài viết trên bạn đã có được những kiến thức bổ ích để cải thiện tình trạng bệnh cho bản thân hoặc những người xung quanh. Từ đó có được một sức khỏe tốt nhất.
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!