Dấu Hiệu Có Thai Tim Đập Nhanh Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết
Tim đập nhanh khi mang thai là một hiện tượng thường gặp. Cơ chế này sẽ giúp cung cấp máu cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên nếu tim đập nhanh quá mức sẽ gây ra hiện tượng đánh trống ngực, hồi hộp. Vậy dấu hiệu có thai tim đập nhanh có gây nguy hiểm gì không? Cách khắc phục như thế nào? Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay trong bài viết sau của Dominhtuan.com.
Dấu hiệu có thai tim đập nhanh là hiện tượng gì?
Phụ nữ mang thai thường có những dấu hiệu như: Tim đập nhanh, ốm nghén, nhiệt độ cơ thể thay đổi, đau lưng, ra máu báo thai, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu. Vì vậy có thể thấy hiện tượng tim đập nhanh khi mang là hoàn toàn bình thường. Thậm chí, việc tim đập nhanh còn được xem là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh bên trong cơ thể người mẹ.
Thông thường, ở những người phụ nữ khỏe mạnh, nhịp tim sẽ dao động khoảng 70 nhịp/phút. Còn đối với phụ nữ mang thai ở tuần thứ 10 trở đi, nhịp tim của thai phụ có thể tăng lên từ 80-100 nhịp/phút. Khi thai càng lớn, lượng máu mà cơ thể cần sẽ cao hơn. Khi đó, nhịp tim của người mẹ sẽ tăng thêm khoảng 10-20 nhịp/phút trong suốt thai kỳ và đạt mức tối đa ở tam cá nguyệt thứ ba.
Ước tính từ tuần thứ 25 trở đi, lượng máu qua tim có thể tăng từ 30-50%. Trung bình mỗi ngày trái tim cần lọc thêm khoảng 2100 – 3600 lít máu. Khi trái tim hoạt động nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tim đập nhanh.
Tim đập nhanh khi mang thai do nguyên nhân gì?
Dưới đây là những yếu tố khiến phụ nữ mang thai bị tim đập nhanh:
Thay đổi lưu lượng máu ở tim
Khi thai nhi phát triển, tử cung của người mẹ cần nhiều máu hơn khoảng 30-50% so với mức bình thường để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Vì vậy nhịp tim của thai phụ sẽ tăng thêm khoảng 15-20 nhịp mỗi phút trong thai kỳ là chuyện hết sức bình thường.
Do căng thẳng lo lắng
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có rất nhiều điều lo lắng về sức khỏe cũng như sự an toàn của thai nhi. Chính sự lo lắng này đã khiến nhịp tim của thai phụ tăng cao hơn so với bình thường.
Thay đổi kích thước tử cung
Tử cung cần phải tăng kích thước để có thể chứa được thai nhi. Vì vậy cơ thể mẹ bầu cần nhiều máu hơn. Điều này khiến cho tim phải đập nhanh hơn bình thường để bơm thêm máu đến tử cung.
Thay đổi của ngực
Khi phụ nữ mang thai, tuyến vú bắt đầu hoạt động để hình thành sữa cho em bé bú. Khi kích thước của ngực tăng lên, lượng máu đến đây cũng sẽ cao hơn. Điều này khiến cho tim đập nhanh hơn để bơm máu nhiều hơn bình thường.
Dấu hiệu có thai tim đập nhanh do bệnh lý
Phụ nữ mang thai bị các bệnh như rối loạn tuyến giáp, thiếu máu, tiền sản giật, bệnh mạch vành, tăng huyết áp phổi… cũng sẽ có dấu hiệu tim đập nhanh.
Những ảnh hưởng khác
Tăng cân, thay đổi nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, dùng quá nhiều caffein cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhịp tim tăng.
Tim đập nhanh ở thai phụ có nguy hiểm không?
Dấu hiệu có thai tim đập nhanh là hiện tượng sinh lý phổ biến. Nó cho thấy cơ thể mẹ bầu đang hoạt động tốt, hoàn toàn có thể đáp ứng được với nhu cầu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng cần thiết đến tử cung để nuôi thai nhi. Do đó khi thấy có tình trạng tim đập nhanh, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
Dấu hiệu có thai tim đập nhanh đa phần là không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh đi kèm nhiều triệu chứng khác thì thai phụ nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám kịp thời.
Cụ thể, phụ nữ mang thai nên đi khám nếu nhận thấy có những dấu hiệu như sau:
- Tim đập nhanh với tần suất thường xuyên và liên tục, tăng dần theo từng ngày.
- Kèm theo hiện tượng ho nhiều, ho ra máu.
- Cảm thấy khó ăn, khó thở do hiện tượng rối loạn nhịp tim.
- Mạch đập không ổn định.
- Thường xuyên ra nhiều mồ hôi, có cảm giác nóng bức.
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi ngay cả khi ngồi hoặc nằm.
Nếu có những dấu hiệu trên thì thai phụ nên tìm đến các bác sĩ uy tín để được thăm khám và tư vấn.
Cải thiện tình trạng tim đập nhanh khi mang thai
Mặc dù dấu hiệu có thai tim đập nhanh là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên thai phụ cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh, để giúp bản thân và thai nhi được khỏe mạnh.
- Giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh, không căng thẳng stress.
- Ngủ đủ giấc vào ban đêm, không thức khuya, đảm bảo giấc ngủ không bị xáo trộn.
- Tập thể dục mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Tránh dùng những loại đồ uống gây hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas.
- Uống đủ nước để tăng cường khả năng tuần hoàn của cơ thể.
Như vậy có thể thấy, dấu hiệu có thai tim đập nhanh không là hiện tượng sinh lý bình thường và không có gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan về điều này. Tốt nhất bạn nên đi khám thai định kỳ để kiểm soát tốt sức khỏe của mình cũng như của thai nhi.
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!