Trẻ Bị Sưng Mí Mắt Dưới Báo Hiệu Những Bệnh Gì? [ĐỪNG BỎ LỠ]
Trẻ bị sưng mí mắt dưới là 1 biểu hiện báo hiệu nhiều bệnh ở trẻ khiến bố mẹ lo lắng. Ở một số trường hợp, đây chỉ là dấu hiệu bình thường khi mắt trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài, tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về mắt hoặc các cơ quan khác, bố mẹ không nên chủ quan.
Sưng mí mắt dưới ở trẻ là những tổn thương tại vùng mí mắt dưới. Tổn thương này có thể bao gồm phù, mụn nước, mụn mủ thậm chí là u cục tại vùng mí mắt, các tổn thương này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Trẻ bị sưng mí mắt dưới do đâu?
Trẻ bị sưng mí mắt dưới có thể xuất hiện sau 1 nguyên nhân hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau tồn tại trong cơ thể bé. Các nguyên nhân này có thể bắt nguồn tại mắt hoặc cũng có thể bắt nguồn từ các cơ quan khác dẫn đến. Các nguyên nhân gây cho bọng mắt bé bị sưng dưới thường gặp như sau:
- Sưng mí mắt do trẻ quấy khóc
Trẻ sơ sinh thường khóc rất nhiều, đó là 1 nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng mí mắt dưới ở trẻ. Hiện tượng sưng xảy ra do ứ đọng nhiều nước mắt tại các vùng mi gây ra. Ngoài ra ở những trẻ ngủ nhiều cũng gây ra cho trẻ em bị sưng mí mắt dưới. Đây là những biểu hiện sưng mí mắt sinh lý ở trẻ, không cần phải điều trị gì và triệu chứng này sẽ tự hết.
- Bệnh viêm kết mạc
Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là bệnh thường gặp ở nước ta. Bệnh có tính chất dịch tễ xảy ra theo mùa đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa, theo từng vùng địa phương và xảy ra thành dịch hàng năm. Bệnh liên quan nhiều đến các yếu tố vi trùng, vi khuẩn hoặc dị ứng và có thể lây cho những người tiếp xúc gần qua đường dịch tiết giữa các bé.
Đau mắt đỏ khởi phát đột ngột với nhiều triệu chứng khác nhau ở trẻ như quấy khóc, bỏ bú, mắt đỏ, sưng mí mắt dưới, đau mắt,… Bệnh có diễn biến khoảng 2 tuần rồi có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị gì.
- Viêm các tế bào quanh mắt
Hiện tượng viêm này xảy ra thứ phát sau các viêm nhiễm ở các bộ phận xung quanh mắt, điển hình nhất là viêm xoang. Khi bị viêm xoang ở trẻ em, do sức đề kháng ở lứa tuổi này rất thấp nên vi khuẩn rất dễ bội nhiễm sang mắt gây ra viêm các tế bào, mô tại đây. Biểu hiện thường gặp nhất là chảy nước mắt, đau và sưng mí mắt.
Đây là nhiễm trùng thứ phát nên cần phải có những biện pháp điều trị dứt điểm nhanh chóng, tránh những biến chứng nặng hơn tại mắt hoặc các cơ quan khác gần đó.
- Bé bị sưng mí mắt dưới do chấn thương
Chấn thương gây sưng mí mắt dưới là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ bắt đầu biết đi. Khi đó, trẻ có thể gặp phải nhiều va đập trong quá trình tập đi của mình. Đối với trẻ nhỏ hơn, chấn thương có thể bị gây ra bởi chính những hoạt động khi chơi của bé.
Chấn thương gây đụng dập, tổn thương các cơ quan tại mắt trong đó có mi trên và gây ra hiện tượng sưng nề tại đây.
- Sưng mí mắt dưới do côn trùng đốt
Côn trùng đốt vào mí mắt thường gây đỏ, ngứa, sưng thậm chí là sốt cao nếu như gặp phải những loài có độc tố. Loại côn trùng phổ biến nhất gây hại cho mí mắt trẻ trong trường hợp này là muỗi.
- Em bé bị sưng mắt do chắp, lẹo
Chắp và lẹo cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra sưng mí mắt dưới ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra chắp lẹo thường là vi khuẩn, ngoài ra môi trường nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Những tổn thương gây bít tắc tuyến bã nhờn ở quanh mắt gọi là chắp, còn tình trạng lẹo là sự tắc trở ở tuyến nước mắt.
Chắp và lẹo thường gây ra ngứa, đỏ, đau, khó chịu nhiều cho mắt. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thì em bé thường dụi mắt và quấy khóc nhiều.
- Sưng mí mắt do nhiễm nấm
Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm nấm Candida do tiếp xúc với dịch viêm trong tử cung ở người mẹ. Những bà mẹ bị viêm nhiễm trước, trong quá trình mang thai không điều trị triệt để thì rất dễ lây sang cho con. Biểu hiện của nhiễm nấm thường gặp ở mắt hoặc lưỡi, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Bị sưng mí mắt dưới ở trẻ có gây nguy hiểm không?
Sưng mí mắt dưới ở trẻ do khóc hoặc ngủ quá nhiều sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, triệu chứng này lại báo trước những nguy hiểm, ảnh hưởng đến trẻ, cụ thể như sau:
- Trẻ bị sưng mí mắt dưới do nấm hoặc côn trùng đốt nếu để lâu không điều trị sẽ gây ra những ổ viêm nhiễm trong mắt làm trẻ đau đớn, quấy khóc và ảnh hưởng đến thị lực của trẻ sau này.
- Trường hợp trẻ bị viêm nhiễm thứ phát sau viêm xoang hay viêm tai giữa, nếu điều trị chậm trễ, vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào trong não gây ra viêm màng não. Đây là bệnh lý rất nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé.
- Ở những trường hợp đau mắt đỏ hay viêm kết mạc, những người thân xung quanh trẻ cần phải đề phòng với dịch tiết của bé vì đây là bệnh có thể lây nhiễm và tạo thành những ổ dịch. Hơn nữa, viêm kết mạc nếu không điều trị triệt để thì có thể tái đi tái lại hoặc viêm sang các cơ quan khác tại mắt.
- Chắp, lẹo là trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt gây ra sự khó chịu rất lớn, khiến trẻ quấy khóc, sốt cao và ảnh hưởng đến thị lực, thị trường của trẻ.
Mỗi 1 nguyên nhân đều gây ra những ảnh hưởng riêng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Khi bé bị sưng bọng mắt dưới, các bậc phụ huynh phải theo dõi kĩ tình trạng của bé, đề phòng những biến chứng không đáng có xảy ra.
Cách điều trị sưng mí mắt dưới ở trẻ
Đối với những trường hợp trẻ bị sưng mí mắt dưới, hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa được triệu chứng này.
- Thuốc nhỏ mắt: Các chế phẩm thuốc nhỏ mắt có chứa nước muối sinh lý hay kháng sinh đang là phương pháp điều trị thông dụng, hiệu quả và an toàn nhất đối với trẻ. Thuốc nhỏ mắt tác động nhanh qua niêm mạc, cải thiện thời gian điều trị, hơn nữa còn giảm sự kích ứng và tác dụng phụ cho bé.
- Thuốc kháng sinh đường uống: Đối với trẻ nhiễm khuẩn nặng hơn, ngoài sưng mí mắt dưới còn xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt cao, rêu lưỡi bẩn, hơi thở hôi,… thì lúc này kháng sinh đường uống cần được tính đến.
- Thuốc kháng viêm: Dùng để bổ trợ để điều trị các triệu chứng đau liên quan đến thần kinh mà bệnh gây ra.
- Thuốc hạ sốt: Dùng khi bé có triệu chứng sốt cao trên 38,5 độ. Trong trường hợp bé sốt dưới 38,5 độ thì các bậc phụ huynh nên chườm ấm cho trẻ vào các bộ phận như nách, bẹn,…
Đối với trường hợp trẻ bị chắp, lẹo có thể áp dụng phương pháp chích nặn máu để điều trị. Phương pháp này sử dụng kim châm chích nhẹ vào huyệt phế du bên đối diện mắt bị tổn thương, nặn lấy 1 giọt máu. Đây là mẹo trong dân gian lưu truyền lại, bản thân tôi cũng đã áp dụng với người thân trong gia đình và đã thành công. Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị gây đau cho trẻ, vì thế, mọi người nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Trẻ bị sưng mí mắt dưới luôn gây ra nhiều nỗi lo đến cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trước mọi vấn đề, mọi người nên bình tĩnh, đưa con đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu các bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ qua blog này, tôi sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích.
Dinh dưỡng
Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?
Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!